Khái niệm về kiểm soát chi Ngân sách Nhà nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác kiểm soát chi ngân sách nhà nước qua kho bạc nhà nước vĩnh thạnh (Trang 27 - 29)

8. Kết cấu của đề tài

1.2.1. Khái niệm về kiểm soát chi Ngân sách Nhà nước

Kiểm soát chi NSNN qua KBNN là việc KBNN thực hiện kiểm tra, kiểm soát các khoản chi NSNN theo các chính sách, chế độ, tiêu chuẩn và định mức chi tiêu do NN quy định theo những nguyên tắc, hình thức và phương pháp quản lý tài chính trong quá trình cấp phát, thanh toán và chi trả các khoản chi của NSNN.

Ngày 15 tháng 9 năm 2017 Tổng Giám đốc Kho bạc Nhà nước ban hành Quyết định số 4377/QĐ-KBNN, Quy trình Nghiệp vụ thống nhất đầu mối kiểm soát các khoản chi ngân sách nhà nước qua KBNN, trong đó Quy trình này hướng dẫn thực hiện nghiệp vụ thống nhất đầu mối kiểm soát chi qua hệ thống KBNN; quy trình luân chuyển chứng từ và lưu hồ sơ, chứng từ thanh toán trong nội bộ hệ thống KBNN, gồm:

- Chi đầu tư phát triển (bao gồm cả dự toán và cam kết chi) - Chi thường xuyên (bao gồm cả dự toán và cam kết chi)

Điểm mới trong quy trình thống nhất đầu mối kiểm soát chi là đảm bảo nguyên tắc toàn bộ các khoản chi của một đơn vị (bao gồm cả chi ĐTPT và chi thường xuyên) đều do một cán bộ thực hiện kiểm soát. Việc phân công công chức KSC đã đảm bảo nguyên tắc “một cửa một giao dịch viên”, một người thực hiện cả KSC thường xuyên và KSC đầu tư theo nội dung của đề án. Theo đó, tại KBNN cấp huyện không còn cấp tổ trong cơ cấu tổ chức, các công chức làm nhiệm vụ KSC và kế toán, giao dịch trực tiếp với khách hàng được gọi chung là giao dịch viên.

1.2.2. Vai trò và sự cần thiết phải thực hiện kiểm soát chi ngân sách nhà nước qua KBNN

hiện đại hóa đất nước thì chi NSNN có vai trò rất quan trọng, nó có tác dụng điều chỉnh vĩ mô nền kinh tế - xã hội của đất nước, thúc đẩy sự phát triển cân đối vững chắc của nền kinh tế - xã hội. Vai trò của chi NSNN được thể hiện cụ thể trên các lĩnh vực sau:

- Về kinh tế:

Chi NSNN là công cụ quan trọng thực hiện vai trò kinh tế của Nhà nước, tạo nên môi trường kinh doanh thuận lợi cho các doanh nghiệp, đảm bảo cho nền kinh tế cạnh tranh lành mạnh, phát triển phong phú, đa dạng, tránh tình trạng độc quyền của một số đơn vị kinh tế.

Chi NSNN góp phần điều chỉnh cơ cấu của nền kinh tế phát triển theo đúng định hướng của NN, thông qua các khoản chi, đặc biệt là chi xây dựng phát triển cơ sở hạ tầng góp phần tích cực cho sự phát triển nền kinh tế nhiều thành phần trong nước và thu hút vốn đầu tư nước ngoài.

Chi NSNN thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng và phát triển trên tất cả các lĩnh vực, chi NSNN là một yêu cầu không thể thiếu trong quá trình phát triển kinh tế của mỗi quốc gia.

- Về xã hội:

Chi NSNN tạo điều kiện cho các hoạt động phát triển một cách đồng bộ, từng bước nâng cao đời sống nhân dân và đảm bảo được sự công bằng xã hội ngày càng tốt hơn. Thông qua chi NSNN sẽ góp phần thúc đẩy sự phát triển của các hoạt động văn hóa, giáo dục, đào tạo, y tế,...

Chi NSNN còn đảm bảo tình hình chính trị, quốc phòng, an ninh của đất nước.

- Về tài chính:

Quá trình chi NSNN có vai trò quan trọng đối với việc thực hiện chính sách ổn định giá của thị trường, chống lạm phát. Chi NSNN nhằm mục đích kích thích sản xuất phát triển, tránh tình trạng bao cấp, lãng phí. Mỗi khi

nguồn chi được sử dụng chặt chẽ có hiệu quả thì sẽ đem lại tác dụng tích cực, trái lại nếu nguồn chi không đem lại hiệu quả thì nó gây ra những bất ổn và nó tác dụng tiêu cực trên thị trường.

Tóm lại, chi NSNN có ý nghĩa rất lớn trong việc phân phối và sử dụng có hiệu quả nguồn lực tài chính của đất nước, tạo điều kiện giải quyết các vấn đề kinh tế - xã hội, thúc đẩy kinh tế phát triển, nâng cao niềm tin của người dân vào vai trò quản lý, điều hành của đất nước.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác kiểm soát chi ngân sách nhà nước qua kho bạc nhà nước vĩnh thạnh (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)