Kiến nghị với Nhà nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác kiểm soát chi ngân sách nhà nước qua kho bạc nhà nước vĩnh thạnh (Trang 95 - 98)

8. Kết cấu của đề tài

3.3.1. Kiến nghị với Nhà nước

* Xác định đúng đắn vai trò của các cơ quan Nhà nước trong đổi mới cơ chế cấp phát về kiểm soát chi NSNN

Quá trình cấp phát, chi NSNN hiện nay được thực hiện khá hoàn chỉnh từ Quốc hội là cơ quan quyền lực cao nhất đến các đơn vị thụ hưởng, qua các khâu lập dự toán, phê duyệt dự toán cho tới việc thực hiện chi trả và quyết toán NSNN.

Trong những năm gần đây, quy mô, phương thức cấp phát NSNN đã coi trọng tới công việc kiểm soát chi NSNN bằng các văn bản, chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài chính và các cơ quan chức năng. Tuy vậy, tổ chức quản lý, cấp phát chi từ NSNN vẫn còn chưa đồng bộ, sự phân công, phân nhiệm giữa các cơ quan chức năng chưa rõ ràng, còn tồn tại hiên tượng chồng chéo, lồng ghép, không có cơ quan nào kiểm tra, kiểm soát việc thực hiện cấp phát, chi NSNN có đúng mục đích, đối tượng hay không, dẫn đến tình trạng cấp phát chi NSNN chưa thật sự hiệu quả, còn tồn tại lãng phí. Cơ chế cấp phát NSNN còn bị phân tán, ngắt quãng.

Luật NSNN được ban hành cùng với các văn bản liên quan đã quy định chi tiết về việc lập, quản lý chấp hành và quyết toán NSNN, quy định chế độ quản lý, cấp phát, thanh toán các khoản chi NSNN qua KBNN đang được bổ sung, hoàn thiện, và sửa đổi cho phù hợp với điều kiện thực tế hiện nay.

Khi dự toán chi NSNN đã được Quốc hội phê chuẩn thì việc tổ chức thực hiện cấp phát chi NSNN thuộc về cơ quan Tài chính. Vấn đề quan trọng được đặt ra là mối quan hệ, vai trò, trách nhiệm của từng cơ quan Nhà nước

sau khi nhận được phân bổ NSNN và thực hiện cấp phát chi NSNN đến các đơn vị thụ hưởng theo hướng:

- Cơ quan tài chính trên cơ sở kế hoạch chi NSNN hàng năm được Quốc hội phê chuẩn sẽ lập kế hoạch cấp phát, chi NSNN. Sau đó thực hiện phân bổ ngân sách cho các Bộ, ngành, sở, địa phương và chịu trách nhiệm theo dõi, điều hành và quyết toán NSNN trước Chính phủ và Quốc hội.

- Các ban, ngành, sở chủ quản trên cơ sở kế hoạch cấp phát NSNN đã được nhận, thực hiện cấp phát cho các đơn vị cấp dưới trực thuộc và quyết định chi tiết việc sử dụng kinh phí NSNN được cấp theo kế hoạch và chế độ tài chính, định mức chi của Nhà nước. Các cơ quan này chịu trách nhiệm quản lý, kiểm tra, tổng hợp và quyết toán việc sử dụng kinh phí của các đơn vị trực thuộc theo phân cấp, phân quyền về quản lý và kiểm soát chi NSNN.

- Các đơn vị thụ hưởng NSNN trên cơ sở kế hoạch chi NSNN được phân bổ với các định mức chi cụ thể, thực hiện việc chuẩn chi NSNN theo đúng chế độ, tiêu chuẩn của Nhà nước quy định. Tất cả các cơ quan, đơn vị, chủ dự án,... sử dụng kinh phí NSNN phải mở tài khoản tại KBNN, chịu sự kiểm tra, kiểm soát của cơ quan tài chính, KBNN trong quá trình lập dự toán, phân bổ hạn mức, cấp phát, thanh toán, hạch toán kế toán và quyết toán NSNN.

- KBNN thực hiện chi trả trực tiếp các khoản chi NSNN theo kế hoạch chi đã được thông báo, căn cứ theo lệnh chuẩn chi của các đơn vị thụ hưởng NSNN cho các đơn vị, tổ chức kinh tế, cá nhân có liên quan. Đồng thời, KBNN chịu trách nhiệm tổng hợp, báo cáo, quyết toán chi NSNN gửi cho cơ quan tài chính. KBNN có trách nhiệm kiểm soát các hồ sơ, chứng từ, điều kiện chi và thực hiện cấp phát, thanh toán kịp thời các khoản chi NSNN theo đúng với quy định hiện hành. KBNN cùng với các cơ quan tài chính, cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền trong việc kiểm tra tình hình sử dụng NSNN và xác nhận số thực chi NSNN qua KBNN của các đơn vị.

Xác định rõ vai trò quản lý Nhà nước của các cơ quan tài chính, bộ, sở, ngành chủ quản, vai trò chuẩn chi của các đơn vị thụ hưởng NSNN và vai trò của KBNN trong cơ chế quản lý, kiểm soát chi NSNN.

Xác định trách nhiệm, quyền hạn, vai trò của các cơ quan Nhà nước trong công tác kế toán, quyết toán, kiểm tra và thanh tra trong quá trình đổi mới cấp phát, và kiểm soát chi NSNN là một đòi hỏi cấp thiết, nhất là trong giai đoạn hiện nay còn tồn tại nhiều sơ hở, thất thoát chi tiêu từ nguồn vốn NSNN.

*Hoàn thiện môi trường pháp lý và các điều kiện đổi mới cơ chế cấp phát và kiểm soát chi NSNN

Trong giai đoạn nước ta đang thực hiện quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa thì việc đổi mới và hoàn thiện cơ chế cấp phát, kiểm soát chi NSNN là một yêu cầu cần thiết và cấp bách, đem lại những tác động tích cực tới quá trình đổi mới của Đảng và Nhà nước, đảm bảo nhu cầu chi cho các mục tiêu chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa, phù hợp với từng giai đoạn, từng thời kỳ, có kế hoạch và định mức hợp lý.

Nguồn vốn cấp phát từ NSNN có trọng điểm cần được quản lý đầy đủ và tập trung thống nhất trên cơ sở nắm vững nguồn thu, nhiệm vụ chi, có chính sách cấp phát sao cho phù hợp, đảm bảo cân đối, chú trọng đến các nhu cầu cấp thiết trong quá trình thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước theo từng giai đoạn khác nhau.

Cùng với việc đổi mới các chính sách cấp phát NSNN cần phải tiến hành đồng bộ, nhất quán việc đổi mới các chính sách kinh tế tài chính khác như thuế, phí, lệ phí, chính sách tiết kiệm, chính sách tài chính và chính sách kinh tế - xã hội khác.

Việc hoạch định và thực hiện đổi mới cơ chế cấp phát, chi NSNN trong nền kinh tế thị trường cũng đòi hỏi một sự kết hợp đồng bộ những đổi mới về

chính sách và thể chế, thông qua một hệ thống pháp lý cơ bản từ Hiến pháp, Luật pháp tới các chính sách, chế độ. Quy định về quản lý tài chính, quản lý cấp phát và kiểm soát chi NSNN cần đảm bảo có sự quản lý, kiểm tra, kiểm soát của các cơ quan chức năng một cách đầy đủ, chi tiết và hiệu quả.

Để đáp ứng các yêu cầu của việc đổi mới các chính sách về tài chính và các chính sách liên quan đến cấp phát, chi NSNN nhằm phục vụ cho mục đích kinh tế - xã hội trong điều kiện và hoàn cảnh mới thì hệ thống pháp lý cần đổi mới cho phù hợp với tốc độ phát triển của đất nước hiện nay.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác kiểm soát chi ngân sách nhà nước qua kho bạc nhà nước vĩnh thạnh (Trang 95 - 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)