Quy trình kiểm soát chi NSNN qua KBNN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác kiểm soát chi ngân sách nhà nước qua kho bạc nhà nước vĩnh thạnh (Trang 34)

8. Kết cấu của đề tài

1.2.7. Quy trình kiểm soát chi NSNN qua KBNN

1.2.7.1. Kiểm soát chi thường xuyên NSNN

- Tiếp nhận hồ sơ, chứng từ: Khi có nhu cầu chi, ĐVSDNS NN gửi KBNN các hồ sơ, chứng từ.

- Kiểm tra hồ sơ, chứng từ:

+ Tính hợp pháp, hợp lệ của hồ sơ, chứng từ.

+ Tính hợp lệ về con dấu và chữ kí của thủ trưởng và kế toán của ĐVSDNS NN.

+ Đối với các khoản chi thường xuyên, chi chương trình mục tiêu quốc gia và một số chương trình khác gắn với nhiệm vụ quản lý của các Bộ, ngành, địa phương đã được cơ quan chủ quản giao trong dự toán NS của ĐVSDNS, các khoản chi cho hoạt động của các tổ chức chính trị xã hội, chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp. KBNN thực hiện kiểm soát những nội dụng sau:

Kiểm soát đối chiếu các khoản chi so với dự toán NSNN, đảm bảo các khoản chi phải có trong dự toán NSNN được cấp có thẩm quyền giao, số dư

tài khoản dự toán của đơn vị còn đủ để chi.

Kiểm tra, kiểm soát các khoản chi, bảo đảm đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi NSNN do cơ quan Nhà nước có thẩm quy định. Đối với các khoản chi chưa có chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi NSNN, KBNN căn cứ vào dự toán NSNN đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền giao để kiểm soát.

+ Đối với các khoản kinh phí ủy quyền:

Trường hợp cơ quan nhận ủy quyền thực hiện rút dự toán để chi cho nhiệm vụ được giao thì KBNN tiến hành kiểm soát việc chi trả và thanh toán theo dự toán theo quy định(Khoản 12 mục 4 Thông tư 59-2003/TT-BTC).

Trường hợp các khoản ủy quyền có lượng vốn nhỏ, nội dụng chi rõ thì cơ quan tài chính nhận ủy quyền có thể dùng ủy nhiệm chi để chi trực tiếp cho đơn vị sử dụng kinh phí ủy quyền. Cơ quan tài chính nhận ủy quyền chịu trách nhiệm kiểm tra, kiểm soát các khoản chi theo đúng điều kiện chi ngân sách theo quy định của Luật NSNN.

+ Đối với các khoản trả nợ vay của NSNN

Trả nợ nước ngoài: Trên cơ sở dự toán chi trả nợ và yêu cầu thanh toán, cơ quan tài chính lập lệnh chi tiền chuyển đến KBNN để thanh toán chi trả. Căn cứ lệnh chi tiền của cơ quan tài chính, KBNN làm thủ tục xuất quỹ ngân sách để thanh toán trả nợ nước ngoài.

Trả nợ trong nước: Thực hiện theo các văn bản hưởng dẫn hiện hành của Bộ tài chính.

+ Đối với các khoản chi ngoại tệ: Thực hiện theo các văn bản hướng dẫn hiện hành của Bộ tài chính.

+ Đối với các khoản chi bằng hiện vật và ngày công lao động: căn cứ lệnh ghi thu, lệnh ghi chi NSNN của cơ quan tài chính, KBNN hạch toán ghi thu, ghi chi NSNN.

chi theo quy định thì chuyển sang cho Kế toán trưởng (hoặc người được ủy quyền ký) và trình lên Giám đốc (hoặc người được ủy quyền) ký.

- Thực hiện thanh toán:

+ Trường hợp đảm bảo đầy đủ các điều kiện chi theo quy định, KBNN làm thủ tục thanh toán trực tiếp cho ĐVSDNS theo quy định về thanh toán trực tiếp.

+ Trường hợp chưa đủ điều kiện thanh toán nhưng thuộc đối tượng được tạm ứng, KBNN làm thủ tục tạm ứng cho đơn vị sử dụng ngân sách.

+ Trường hợp không đủ điều kiện chi, KBNN từ chối thanh toán theo quy định.

1.2.7.2. Kiểm soát chi đầu tư phát triển

- Kiểm tra tài liệu ban đầu của dự án: Khi nhận được tài liệu của dự án, KBNN kiểm tra sự đầy đủ, tính hợp pháp, hợp lệ của tài liệu, nếu tài liệu còn thiếu hoặc chưa hợp pháp, hợp lệ thì yêu cầu bổ sung, điều chỉnh.

- Tiến hành các thủ tục tạm ứng vốn đầu tư: Kiểm tra tài liệu tạm ứng vốn, căn cứ hồ sơ đề nghị tạm ứng của chủ đầu tư, cán bộ thanh toán kiểm tra, đối chiếu và tiến hành làm thủ tục tạm ứng.

- Thanh toán khối lượng hoàn thành: Quy trình thanh toán được thực hiện theo quy định đối với từng loại dự án cụ thể.

1.3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KIỂM SOÁT CHI NSNN QUA KBNN

- Tổ chức bộ máy và thủ tục KSC: Bộ máy KSC phải được tổ chức gọn nhẹ, tránh trùng lắp chức năng, phù hợp quy mô và khối lượng các khoản chi phải qua kiểm soát. Thủ tục KSC thường xuyên phải rõ ràng, đơn giản nhưng đảm bảo tính chặt chẽ trong trong quản lý chi tiêu NSNN, không tạo khe hở cho kẻ xấu lợi dụng gây thất thoát, lãng phí NSNN.

- Dự toán: Đây là một trong những căn cứ quan trọng để KBNN thực hiện kiểm soát chi NSNN, chất lượng dự toán chi ảnh hưởng trực tiếp đến

chất lượng KSC thường xuyên. Vì vậy để nâng cao chất lượng KSC thường xuyên qua KBNN thì dự toán chi NSNN phải đảm bảo tính kịp thời, chính xác, đầy đủ và chi tiết để làm căn cứ cho KBNN kiểm tra, kiểm soát quá trình chi tiêu của đơn vị.

- Chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi NSNN: Hệ thống chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi NSNN là căn cứ quan trọng để xây dựng dự toán và là cơ sở không thể thiếu để KBNN kiểm soát các khoản chi tiêu từ NSNN. Để công tác KSC có chất lượng cao thì hệ thống chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi phải đảm bảo tính chất sau: tính đầy đủ, nghĩa là nó phải bao quát hết tất cả các nội dung chi phát sinh trong thực tế thuộc tất cả các cấp, các ngành, các lĩnh vực; tính chính xác, nghĩa là phải phù hợp với thực tế; tính thống nhất, nghĩa là phải thống nhất giữa các ngành, các địa phương và các ĐVSDNS.

- Mục lục NSNN: Mục lục NSNN là bảng phân loại các nội dung thu, chi thuộc giao dịch thường niên của NSNN theo những tiêu thức và phương pháp nhất định nhằm phục vụ cho việc quản lý điều hành cũng như việc kiểm soát và phân tích các hoạt động của NSNN một cách có hiệu quả và tiện lợi. Mục lục NSNN có vai trò quan trọng trong công tác quản lý, điều hành và kiểm soát thu, chi NSNN.

- Ý thức chấp hành của các đơn vị thụ hưởng NSNN cấp: KSC NSNN là trách nhiệm của các ngành, các cấp có liên quan đến quản lý quỹ NSNN chứ không phải là công việc riêng của ngành tài chính, Kho bạc. Vì vậy, cần nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành Luật NSNN của các đơn vị sử dụng kinh phí do NSNN cấp. Nếu thủ trưởng các ĐVSDNS NN có tính tự giác cao trong việc chấp hành chế độ chi tiêu NSNN thì các khoản chi đảm bảo đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức, đảm bảo có đầy đủ hồ sơ, chứng từ hợp pháp, hợp lệ... từ đó giúp cho việc KSC của KBNN được thuận lợi, nhanh chóng, tránh tình trạng phải trả lại hồ sơ, chứng từ, thông báo từ chối cấp phát... gây lãng phí

thời giờ và công sức. Do vậy, cần làm cho ĐVSDNS NN thấy được trách nhiệm của mình trong tất cả các khâu của quy trình ngân sách.

- Chức năng nhiệm vụ của KBNN: KBNN có vai trò rất quan trọng trong công tác KSC NSNN. Vì vậy, việc quy định rõ chức năng, nhiệm vụ của KBNN một cách rõ ràng, cụ thể sẽ tăng cường được vị trí, vai trò của KBNN, đồng thời cũng nâng cao hiệu quả công tác KSC NSNN qua KBNN.

- Chất lượng đội ngũ cán bộ KSC của KBNN: Vì đây là lực lượng trực tiếp thực hiện nhiệm vụ KSC NSNN nên đòi hỏi cần phải có trách nhiệm đối với công việc để công tác KSC NSNN qua KBNN được thực hiện một cách chặt chẽ, hiệu quả. Trình độ và năng lực cán bộ KSC là nhân tố quyết định chất lượng KSC. Vì vậy, cán bộ KSC phải có trình độ chuyên sâu về quản lý tài chính, am hiểu về các lĩnh vực chuyên ngành mình quản lý, có khả năng phân tích, xử lý thông tin được cung cấp và giám sát đối chiếu với các quy định hiện hành của Nhà nước, có phẩm chất đạo đức tốt để có thể vừa làm tốt công tác KSC vừa đảm bảo tính trung thực, khách quan, không lợi dụng quyền hạn, trách nhiệm được giao để vụ lợi hay có thái độ hách dịch, sách nhiễu đối với đơn vị trong quá trình KSC.

- Công tác kiểm tra, đối chiếu số liệu: Để hạn chế được rủi ro, sai sót trong quá trình kiểm soát, thanh toán vốn NSNN thì công tác đối chiếu số liệu giữa các bộ phận trong đơn vị KBNN, giữa KBNN với cơ quan Tài chính - kế hoạch cũng hết sức quan trọng đảm bảo cấp phát, thanh toán cho các dự án đúng nguồn vốn, đúng dự toán được giao. Ngoài ra, công tác tự kiểm tra của đơn vị cấp phát thanh toán vốn NSNN cũng phải được thực hiện thường xuyên để hoàn thiện hồ sơ pháp lý lưu giữ tại KBNN đảm bảo lưu trữ đầy đủ, đúng quy trình và đảm bảo tính pháp lý.

- Ngoài ra, cơ sở vật chất kỹ thuật cũng rất quan trọng trong công tác KSC NSNN.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Tóm lại trong Chương 1 tác giả đã trình bày tổng quan lý luận về kiểm soát chi NSNN qua KBNN như: Khái niệm, đặc điểm, vai trò, khái niệm, phân loại chi NSNN, vai trò, mục tiêu, nguyên tắc của công tác Kiểm soát chi NSNN qua KBNN và quy trình kiểm soát chi NSNN qua KBNN, các nhân tố ảnh hưởng đến công tác kiểm soát chi NSNN qua KBNN. Vì vậy đây cũng là nội dung của luận văn mà tác giả muốn phân tích nguyên nhân, thực trạng về chi NSNN và đưa ra những giải pháp cơ bản nhằm hoàn thiện một số cơ chế, chính sách đối với chi NSNN qua KBNN Vĩnh Thạnh.

Trên cơ sở tổng quan lý luận về kiểm soát chi NSNN qua KBNN, tác giả làm cơ sở, thước đo để đánh giá thực trạng công tác kiểm soát chi NSNN của KBNN Vĩnh Thạnh, làm cơ sở cho việc nghiên cứu và đánh giá thực trạng kiểm soát chi NSNN qua KBNN Vĩnh Thạnh ở chương 2.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KIỂM SOÁT CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC QUA KHO BẠC NHÀ NƯỚC VĨNH THẠNH 2.1. ĐẶC ĐIỂM TỔ CHỨC BỘ MÁY KHO BẠC NHÀ NƯỚC VĨNH THẠNH

2.1.1. Mô hình tổ chức bộ máy Kho bạc Nhà nước Vĩnh Thạnh

2.1.1.1. Tổ chức bộ máy Kho bạc Nhà nước Vĩnh Thạnh

KBNN Vĩnh Thạnh là một KBNN cấp huyện trực thuộc KBNN Bình Định được thành lập ngày 01 tháng 04 năm 1990 theo Quyết định 186/QĐ- TCCB ngày 21/3/1990 của Bộ tài chính về việc thành lập hệ thống KBNN trực thuộc Bộ tài chính.

KBNN Vĩnh Thạnh là đơn vị hành chính sự nghiệp thụ hưởng ngân sách trung ương, chịu sự quản lý và chỉ đạo nghiệp vụ của KBNN cấp tỉnh, được KBNN cấp tỉnh phân bổ kinh phí hoạt động. Đồng thời chịu sự chỉ đạo, kiểm tra và giám sát của HĐND huyện và UBND huyện về việc chấp hành luật pháp và quản lý hành chính trên địa bàn huyện Vĩnh Thạnh.

Ngày 15 tháng 6 năm 2018, KBNN đã ban hành quyết định số 2899/QĐ- KBNN về việc ban hành quy trình nghiệp vụ thống nhất đầu mối kiểm soát các khoản chi ngân sách nhà nước tại KBNN cấp huyện không có tổ chức phòng, ngoài việc tạo điều kiện thuận lợi cho ĐVSDNS thì tổ chức bộ máy của KBNN cấp huyện cũng được tinh gọn. Theo đó, tính đến thời điểm hiện nay, trong toàn hệ thống KBNN đã giảm được 1.288 cấp tổ, nên không còn cấp tổ trong cơ cấu tổ chức của KBNN cấp huyện.

Bộ

Sơ đồ 2.1. Tổ chức bộ máy Kho bạc Nhà nước Vĩnh Thạnh

Bộ máy hoạt động gồm có: Phó Giám đốc phụ trách, Kế toán trưởng, Các giao dịch viên, Thủ quỹ, Bảo vệ.

- Phó Giám đốc phụ trách: Chịu trách nhiệm toàn diện trước Giám đốc KBNN cấp tỉnh và trước pháp luật về: thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn; quản lý tiền, tài sản, hồ sơ, tài liệu, công chức, lao động của đơn vị.

- Kế toán trưởng: chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Giám đốc KBNN Vĩnh Thạnh, có trách nhiệm:

+ Kiểm tra, giám sát và thực hiện việc xuất nhập tiền ấn chỉ, giấy tờ có giá, mở đóng kho theo quy định, kiểm quỹ tiền mặt cuối ngày.

+ Kiểm tra, kiểm soát chứng từ nội bộ.

+ Kiểm tra hồ sơ và đăng ký tài khoản của đơn vị giao dịch tại KBNN, tài khoản của KBNN mở tại ngân hàng thương mại.

+ Kiểm soát hồ sơ, chứng từ và kiểm soát hạch toán kế toán, ký tất cả các loại chứng từ phát sinh trên giấy và phê duyệt trên các chương trình ứng

Phó Giám đốc phụ trách Kế toán trưởng Các giao dịch viên Thủ quỹ Bảo vệ

dụng theo quy định.

+ Quản trị mạng vi tính

+ Tham mưu cho lãnh đạo phần công việc được phân công - Các GDV:

+ Tập trung các khoản thu NSNN trên địa bàn, điều tiết các khoản thu cho các cấp ngân sách.

+ Kiểm soát các khoản chi của NSNN theo quy định, bao gồm cả chi thường xuyên và chi đầu tư XDCB.

+ Thực hiện công tác hạch toán kế toán về thu, chi ngân sách nhà nước, lập báo cáo, tổng hợp, đối chiếu tình hình thu, chi ngân sách nhà nước và các hoạt động nghiệp vụ phát sinh tại KBNN cho cơ quan tài chính cùng cấp và cơ quan nhà nước có liên quan theo quy định của pháp luật.

+ Kiểm soát tài khoản và thực hiện thanh toán bằng tiền mặt, chuyển khoản đối với các tổ chức, cá nhân có quan hệ giao dịch với KBNN.

+ Mở tài khoản, kiểm soát tài khoản của KBNN tại ngân hàng thương mại trên cùng địa bàn để thực hiện các nghiệp vụ thu, chi, thanh toán theo chế độ quy định.

+ Thực hiện thanh toán, đối chiếu, quyết toán thanh toán liên kho bạc theo quy định.

+ Thực hiện công tác thống kê tổng hợp, phân tích số liệu về thu, chi ngân sách nhà nước phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành ngân sách nhà nước của cấp có thẩm quyền; thực hiện chế độ báo cáo hoạt động nghiệp vụ kho bạc nhà nước theo quy định..

+ Thực hiện phát hành và thanh toán trái phiếu Chính phủ tại KBNN theo quy định.

- Thủ quỹ:

+ Quản lý kho, quỹ

+ Thực hiện việc tiếp nhận đăng ký nhu cầu rút tiền mặt của đơn vị, đăng ký tiền mặt tại ngân hàng và mở sổ theo dõi theo quy định

+ Bảo quản an toàn tiền mặt, ấn chỉ có giá, ấn chỉ đặc biệt do Kho bạc Nhà nước cấp huyện quản lý, các tài sản tạm thu, tạm giữ, tạm gửi và tịch thu theo quyết định của cấp có thẩm quyền

- Bảo vệ:

+ Bảo vệ cơ quan theo quy định

+ Trực tiếp nhận công văn đến của cơ quan, vào sổ và chuyển lãnh đạo + Quản lý công cụ hỗ trợ, dụng cụ phòng cháy chữa cháy

+ Làm công tác quản lý kho lưu trữ tài liệu, chứng từ của cơ quan + Tham mưu cho lãnh đạo lĩnh vực được phân công

2.1.1.2. Đội ngũ cán bộ Kho bạc Nhà nước Vĩnh Thạnh

Năm 2018 biên chế của KBNN Vĩnh Thạnh đã được ổn định, đến tháng 3 năm 2018 một công chức tập sự được KBNN Bình Định quyết định tuyển dụng và bổ nhiệm vào ngạch công chức. Đến tháng 11 năm 2018 một công chức nghỉ hưu. Hiện nay đơn vị có 12 người, trong đó 6 nữ, 6 nam, khi hợp nhất vào một đầu mối, số lượng giao dịch viên tăng lên so với số lượng công chức làm công tác KSC trước đây, trong đó đội ngũ cán bộ trực tiếp thực hiện KSC NSNN được 08 người, gồm 01 Kế toán trưởng và 07 GDV. Trình độ thạc sỹ 2 người, đại học 8 người và chuyên viên 6 người. Ngoại ngữ Anh trình độ A 2 người, trình độ B 7 người, trình độ C 1 người, tin học trình độ A 2 người, trình độ B 8 người. Toàn thể cán bộ công chức KBNN Vĩnh Thạnh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác kiểm soát chi ngân sách nhà nước qua kho bạc nhà nước vĩnh thạnh (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)