8. Kết cấu của đề tài
3.1.2. Mục tiêu và định hướng hoàn thiện kiểm soát chi NSNN qua
Vĩnh Thạnh
3.1.2.1. Mục tiêu hoàn thiện kiểm soát chi NSNN qua KBNN Vĩnh Thạnh
Trong giai đoạn hiện nay, nền kinh tế nước ta đang trong thời kỳ thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển nền kinh tế nhiều thành phần theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, cơ chế quản lý và kiểm soát chi NSNN hiện nay còn chưa hoàn thiện, làm giảm kết quả hoạt động của NSNN và tạo ra tình trạng lỏng lẻo, phá vở kỷ luật, kỷ cương tài chính. Do đó công tác kiểm soát chi NSNN cần phải được hoàn thiện, nâng cao chất lượng để phù hợp với tình hình mới. Thực hiện công tác kiểm soát chi NSNN có ý nghĩa rất quan trọng trong việc thực hành tiết kiệm, tập trung nguồn lực tài chính để phát triển kinh tế - xã hội, ổn định và lành mạnh nền tài chính quốc gia, chống các hiện tượng tiêu cực, lãng phí, góp phần ổn định tiền tệ, chống lạm phát. Việc hoàn thiện, nâng cao chất lượng kiểm soát chi NSNN trong
thời gian tới phải đạt được mục tiêu cơ bản sau:
- Phải đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội đồng thời, phải đảm bảo tính bao quát về phạm vi, đối tượng và mức độ kiểm soát chi theo đúng tinh thần của Luật NSNN, đảm bảo tất cả các khoản chi của NSNN đều được kiểm tra, kiểm soát trước, trong, sau khi chi và phù hợp với các phương thức cấp phát NSNN.
- Đảm bảo sử dụng tiết kiệm và có hiệu quả tiền của Nhà nước. Hiện nay, cơ chế cấp phát và kiểm soát chi NSNN vẫn còn một số tồn tại, nơi cần đầu tư chưa được đầu tư thích đáng, trong khi đó có nơi sử dụng tiền NSNN rất lãng phí không hiệu quả. Vì vậy, cơ chế cấp phát và kiểm soát chi NSNN phải đạt được mục tiêu cấp đúng, cấp đủ, kiểm soát chặt chẽ việc sử dụng để góp phần loại bỏ tiêu cực, chống tham ô, tham nhũng, chống phiền hà, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Từ chỗ chi đúng, chi đủ, chi có hiệu quả tạo ra những tiền đề phát triển kinh tế - xã hội, tăng tích lũy trong nền kinh tế, thực hiện tốt quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
- Phân định rõ thẩm quyền, trách nhiệm và quyền hạn giữa các cơ quan, các cấp ngân sách trong việc quản lý, điều hành, quyết định và kiểm soát chi NSNN. Cần làm cho các cơ quan, ĐVSDNS NN thấy được quyền và nghĩa vụ trong việc quản lý, sử dụng kinh phí ngân sách cấp đúng mục đích, đúng luật pháp và có hiệu quả. Đặc biệt là phân biệt rõ trách nhiệm, quyền hạn của người chuẩn chi và KBNN.
- Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan trong ngành tài chính nhằm tập trung đầy đủ, kịp thời các khoản thu vào NSNN, chấp hành nghiêm túc kỹ luật, kỹ cương quản lý tài chính, kiểm soát chi NSNN gắn với thực hiện Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, Luật phòng chống tham nhũng.
thời, chính xác phục vụ cho công tác kiểm soát chi. Điều hành ngân quỹ NSNN chặt chẽ, sát sao đảm bảo khả năng thanh toán của NSNN tại KBNN.
- Quy trình, thủ tục kiểm soát chi NSNN phải đảm bảo tính khoa học, đơn giản, rõ ràng, công khai và minh bạch, thuận lợi cho người kiểm soát, người được kiểm soát.
3.1.2.2. Định hướng hoàn thiện KSC NSNN qua KBNN Vĩnh Thạnh
Để đạt được những mục tiêu trên, công tác kiểm soát chi NSNN qua KBNN Vĩnh Thạnh trong thời gian tới cần được hoàn thiện theo những định hướng cơ bản sau:
- Hoàn thiện phương thức cấp phát NSNN theo dự toán từ KBNN theo Luật NSNN. Việc thực hiện phương thức cấp phát này dựa trên cơ sở coi dự toán chi NSNN sau khi đã được HĐND huyện phê chuẩn là một đạo luật buộc địa phương phải có trách nhiệm tuân thủ nghiêm ngặt, đảm bảo mọi khoản chi phải có trong dự toán và theo định mức, tiêu chuẩn, chế độ đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Dự toán chi NSNN là giới hạn tối đa mà các đơn vị được chi kể cả tổng mức chi và cơ cấu chi. Nguyên tắc này đòi hỏi một sự tuân thủ tuyệt đối quy định về mục lục NSNN trong cả chu trình ngân sách từ khâu lập, chấp hành và kế toán quyết toán NSNN. Đồng thời là căn cứ để hoàn thiện các phương thức cấp phát ngân sách hiện hành. Việc kiểm soát chi theo dự toán đòi hỏi KBNN phải kiểm tra, kiểm soát một cách chặt chẽ các khoản chi của đơn vị và kiên quyết từ chối thanh toán những khoản chi không có trong dự toán được duyệt hoặc không đúng định mức, tiêu chuẩn, chế độ qui định. Thực hiện phương thức cấp phát NSNN theo dự toán sẽ khắc phục phần lớn những hạn chế của các phương thức cấp phát NSNN hiện nay.
Tuy nhiên, điều này cũng đòi hỏi sự cải tiến về nội dụng, quy trình lập, duyệt và phân bổ dự toán NSNN, đảm bảo tính chính xác, chi tiết, đầy đủ, kịp
thời. Tức là, trên cơ sở các yếu tố, luận cứ để các đơn vị phải xây dựng một cách chi tiết, khoa học, phù hợp với tình hình thực tế và đảm bảo sự thống nhất giữa các cơ quan quản lý ngân sách với các đơn vị dự toán. Dự toán NSNN đã được phê duyệt phải là căn cứ quan trọng để KBNN tiến hành kiểm tra, kiểm soát quá trình chấp hành quyết toán NSNN của các đơn vị thụ hưởng. Có như vậy mới hạn chế những tiêu cực hay sử dụng công quỹ lãng phí ngay từ khi bắt đầu chu trình ngân sách và nâng cao chất lượng kiểm soát chi NSNN do KBNN thực hiện.
Song song với việc nghiên cứu và áp dụng phương thức cấp phát, kiểm soát chi NSNN theo dự toán, cần tăng cường mở rộng phạm vi và đối tượng áp dụng phương thức quản lý và kiểm soát chi NSNN đối với đơn vị thực hiện khoán biên chế và chi phí quản lý chi phí hành chính, đơn vị hành chính sự nghiệp có thu, quản lý cấp phát NSNN theo kết quả đầu ra của công việc,... Sự kết hợp giữa cấp phát, kiểm soát chi theo dự toán và khoán chi sẽ ngày càng nhuần nhuyễn hơn, tạo cơ chế quản lý NSNN theo kết quả đầu ra, thay vì quản lý theo kết quả đầu vào.
- Cải tiến quy trình cấp phát, thanh toán của NSNN, đảm bảo nguyên tắc mọi khoản chi của NSNN đều phải cấp phát trực tiếp từ KBNN. Tức là, KBNN là cơ quan đầu mối duy nhất được Nhà nước giao nhiệm vụ quản lý quỹ NSNN. Do vậy, KBNN có nhiệm vụ trực tiếp thanh toán mọi khoản chi của NSNN, đồng thời kiểm soát mọi khoản chi trước khi xuất quỹ NSNN và có quyền từ chối thanh toán đối với các khoản chi sai chế độ cũng như phải chịu trách nhiệm về quyết định của mình. Bên cạnh đó, cần xác định rõ phương thức thanh toán, chi trả áp dụng đối với từng khoản chi NSNN theo hướng: mở rộng phương thức xuất quỹ NSNN, KBNN thay đơn vị thụ hưởng thanh toán trực tiếp cho đơn vị cung cấp hàng hóa, lao vụ bằng chuyển khoản qua hệ thống ngân hàng. Hạn chế việc xuất quỹ NSNN để cấp tạm ứng qua
khâu trung gian, phương thức thanh toán này thực chất là một phần trong nguyên tắc chi trực tiếp qua KBNN. Nhưng trong điều kiện hiện nay ở Việt Nam tình trạng chi qua khâu trung gian vẫn còn khá phổ biến như chi lương, chi quản lý hành chính,... gây tác động tiêu cực đến công tác quản lý tiền mặt và tạo cơ hội cho những hành vi biển thủ công quỹ và gian lận. Do vậy, cần đổi mới mạnh mẽ các phương thức thanh toán không dùng tiền mặt, thanh toán liên Kho bạc điện tử, thanh toán bù trừ điện tử, có quy định chặt chẽ và hạn chế thanh toán bằng tiền mặt.
- KBNN phải làm nhiệm vụ quản lý và hạch toán toàn bộ tài sản, ngân quỹ quốc gia và lập báo cáo quyết toán. GDV tại đơn vị chịu sự chỉ đạo nghiệp vụ trực tiếp của lãnh đạo, thực hiện kiểm tra, kiểm soát các nghiệp vụ thu, chi NSNN một cách khách quan, độc lập với người chuẩn chi. Đồng thời, hoàn thiện hệ thống kế toán NSNN, làm cho GDV thực sự là một phương tiện để kiểm tra tính hợp lệ, hợp pháp của việc sử dụng công quỹ. Điều này đòi hỏi phải xác định rõ đối tượng kế toán KBNN. KBNN không chỉ hạch toán số thực nhập, thực xuất quỹ NSNN mà còn hạch toán cả số dự thu, số ghi thu, số dự chi, số ghi chi theo mục lục NSNN. Toàn bộ số quyết toán nhập, xuất quỹ NSNN do KBNN thực hiện được so sánh, đối chiếu với số ghi thu, chi NSNN. Từ đó, đảm bảo cung cấp đầy đủ, kịp thời những thông tin cho công tác quản lý quỹ NSNN của Chính phủ và các cấp chính quyền địa phương. Công tác hạch toán kế toán quỹ NSNN được tập trung vào một đầu mối và do KBNN đảm nhiệm. Điều 61, Luật NSNN quy định: “Kho bạc Nhà nước tổ chức thực hiện hạch toán kế toán ngân sách Nhà nước,định kỳ báo cáo việc thực hiện dự toán thu, chi ngân sách Nhà nước cho cơ quan tài chính cùng cấp và cơ quan Nhà nước hữu quan”.