8. Kết cấu của đề tài
3.3.3. Kiến nghị đối với các ban ngành hữu quan
Phòng tài chính – kế hoạch huyện và các ban ngành liên quan phối hợp chặt chẽ với KBNN thực hiện kiểm soát chi NSNN theo đúng chỉ đạo của Bộ tài chính. Cùng với KBNN thường xuyên tổ chức tuyên truyền các chủ trương, chính sách mới của Đảng và Nhà nước. Tích cực thực hiện tiết kiệm, chống lãng phí trong quá trình sử dụng NSNN.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Từ thực trạng kiểm soát chi NSNN qua KBNN Vĩnh Thạnh đã đề cập tại chương 2, trong chương 3 luận văn đã nêu mục tiêu, định hướng phát triển KBNN Vĩnh Thạnh và đề xuất những giải pháp hoàn thiện kiểm soát chi NSNN qua KBNN Vĩnh Thạnh. Để nâng cao hiệu quả kiểm soát chi NSNN qua KBNN Vĩnh Thạnh đòi hỏi phải thực hiện các giải pháp một cách đồng bộ, trong quá trình thực hiện cần tiếp tục nghiên cứu để không ngừng hoàn thiện, bổ sung để kiểm soát chi NSNN qua KBNN đạt hiệu quả nhất.
KẾT LUẬN
Hoàn thiện kiểm soát chi NSNN qua KBNN nói chung và KBNN Vĩnh Thạnh nói riêng rất cần thiết và quan trọng, góp phần sử dụng hiệu quả, đúng chế độ, tiêu chuẩn và định mức chi NSNN.
Đề tài “Hoàn thiện kiểm soát chi NSNN qua KBNN Vĩnh Thạnh” đã giải quyết được một cách cơ bản những yêu cầu đặt ra, thể hiện thông qua những nội dung chủ yếu sau:
- Khái quát và làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về công tác kiểm soát chi ngân sách Nhà nước qua Kho bạc Nhà nước.
- Luận văn đã phân tích, đánh giá thực trạng công tác kiểm soát chi ngân sách Nhà nước qua Kho bạc Nhà nước Vĩnh Thạnh.
- Cuối cùng luận văn đã đưa ra những giải pháp hoàn thiện công tác kiểm soát chi ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước Vĩnh Thạnh
Tác giả mong muốn các cán bộ trong công tác kiểm soát chi NSNN nên chủ động nghiên cứu văn bản, chế độ quản lý ngân sách để kiểm soát chi ngân sách chặt chẽ, tránh lãng phí, thất thoát, các ĐVSDNS tập trung sử dụng vốn theo quy định hiện hành.
Mặc dù luận văn đã nghiên cứu và đưa ra các đề xuất nhằm hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua KBNN, nâng cao hiệu quả sử dụng NSNN, hạn chế thất thoát lãng phí NSNN. Song lĩnh vực chi KSC NSNN là một lĩnh vực phức tạp có liên quan đến nhiều ngành, nhiều cấp; cùng với hạn chế về thời gian, điều kiện nghiên cứu và khả năng nhận thức, nên luận văn khó tránh khỏi những hạn chế. Với tinh thần cầu thị, rất mong được sự chỉ dẫn và tham gia ý kiến của các thầy, cô giáo để đề tài nghiên cứu được hoàn thiện hơn.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Bộ Tài chính (2012), Thông tư 161/2012/TT-BTC quy định chế độ kiểm
soát, thanh toán các khoản chi NSNN qua KBNN, ngày 02/10/2012,
Hà Nội.
[2] Bộ Tài chính (2016), Thông tư 39/2016/TT-BTC sửa đổi, bổ sung một số điều Thông tư 161/2012/TT-BTC ngày 02/10/2012 quy định chế độ
kiểm soát, thanh toán các khoản chi NSNN qua KBNN, ngày
15/04/2016, Hà Nội.
[3] Bộ Tài chính (2017), Thông tư 77/2017/TT-BTC hướng dẫn chế độ kế
toán NSNN và hoạt động nghiệp vụ KBNN, ngày 28/7/2017, Hà Nội.
[4] Chính phủ (2016), Nghị định 163/2016/NĐ-CP quy định chi tiết thi
hành một số điều của Luật Ngân sách nhà nước, ngày 21/12/2016,
Hà Nội.
[5] Đặng Văn Du và Bùi Tiến Hanh (2010), Giáo trình Quản lý chi ngân sách
nhà nước, Nhà xuất bản tài chính, Hà Nội.
[6] Nguyễn Công Điều (2013), “Đổi mới phương thức kiểm soát chi và vị thế, vai trò của KBNN”, Tạp chí Quản lý Ngân quỹ Quốc gia, số 135, tr. 14-17.
[7] Phạm Văn Đông (2018), Kiểm soát chi ngân sách nhà nước tại Kho bạc
Nhà nước Bình Định, Luận văn Thạc sĩ Kế toán, Đại học Quy Nhơn,
Bình Định.
[8] Lê Thị Hồng Hạnh (2015), Hoàn thiện kiểm soát chi thường xuyên Ngân
sách Nhà nước qua Kho bạc Nhà nước Vĩnh Thạnh, Luận văn Thạc sĩ
Kế toán, Đại học Quy Nhơn, Bình Định.
[9] Kho bạc Nhà nước (2008), Chiến lược phát triển KBNN đến năm 2020,
[10] Kho bạc Nhà nước (2017), Công văn số 4696/KBNN-KTNN của KBNN về việc hướng dẫn thực hiện Chế độ kế toán NSNN và hoạt động nghiệp
vụ KBNN, ban hành ngày 29/9/2017, Hà Nội.
[11] Quốc Hội (2015), Luật Ngân sách Nhà nước số 83/2015, ngày
25/06/2015, Hà Nội.
[12] Thủ tướng (2007), Quyết định 138/2007/QĐ-TTg về việc phê duyệt