MỘT SỐ KIẾN NGHỊ ĐỐI VỚI CƠ QUAN QUẢN LÝ NHÀ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện kiểm soát nội bộ hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh quy nhơn (Trang 109 - 160)

7. Kết cấu của đề tài

3.3 MỘT SỐ KIẾN NGHỊ ĐỐI VỚI CƠ QUAN QUẢN LÝ NHÀ

CƠ QUAN GIÁM SÁT NGÂN HÀNG NHẰM HOÀN THIỆN KIỂM SOÁT NỘI BỘ HOẠT ĐỘNG KDNT

Để ngân hàng tự tăng cường khả năng giám sát, quản lý rủi ro có hiệu quả thì điều cần thiết phải có sự hỗ trợ tích cực từ các cơ quan quản lý Nhà nước mà đại diện là NHNN để hệ thống KSNB ngân hàng hoạt động hiệu quả,

an toàn, giúp ngân hàng phát triển vững mạnh và tăng cường khả năng cạnh tranh trên trường quốc tế.

Ngoài những biện pháp hữu hiệu của NHNN đã và đang thực hiện trong thời gian qua như: điều tiết bình ổn tỷ giá và lãi suất, thực hiện lộ trình tăng vốn điều lệ hoạt động, cơ cấu sáp nhập các ngân hàng yếu kém, . . . thì tác giả có đưa ra một số kiến nghị đối với NHNN như sau:

 NHNN cần hoàn thiện môi trường pháp lý của hệ thống ngân hàng,

tiếp tục chỉnh sửa Luật NHNN, Luật các TCTD để đáp ứng yêu cầu nâng cao vị thế và năng lực điều hành chính sách tiền tệ của NHNN. NHNN cần rà soát, kịp thời bổ sung, sửa đổi các văn bản pháp lý liên quan vấn đề kiểm soát để tạo hành lang pháp lý rõ ràng, thuận lợi nhằm hoàn thiện HTKSNB của các NHTM. Tạo điều kiện cho các NHTM xây dựng HTKSNB phù hơp đáp ứng yêu cầu trong sự phát triển của ngành ngân hàng.

NHNN cần tăng cường các quan hệ hợp tác quốc tế với các tổ chức tài chính quốc tế, các ngân hàng trên thế giới nhằm tiếp cận HTKSNB. Từ đó các NHTM trong nước có thể học hỏi kinh nghiêm quản lý kiểm soát chặt chẽ lĩnh vực ngân hàng.

 NHNN cần là đầu mối trung gian, nghiên cứu xây dựng định hướng chiến lược phát triển công nghệ thông tin để đảm bảo việc kết nối hệ thống ngân hàng được chính xác, an toàn, tiện lợi và hiệu quả.

 NHNN phải thể hiện được vai trò to lớn của mình đối với toàn hệ

thống, là người dẫn dắt định hướng cho sự phát triển của toàn ngành. Do vậy, kiến nghị với NHNN cần có những biện pháp và cách làm cụ thể định hướng cho hoạt động của ngành ngân hàng trong thời gian tới. Đặc biệt trong điều kiện hiện nay, các NHTM đang nỗ lực để nâng cao công tác kiểm soát để ngăn chặn rủi ro, sai sót để tồn tại và phát triển trong hội nhập kinh tế quốc tế.

tới điều tiết thị trường ngoại hối theo quy luật cung cầu đảm bảo một môi trường pháp lý ổn định, bền vững, theo đó các NHTM có thể chủ động với các phương án kinh doanh và biện pháp phòng ngừa rủi ro của mình.

NHNN cần hoàn thiện và mở rộng các nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ.

NHNN cần quy định về quản lý rủi ro cụ thể, chi tiết hơn nhằm nâng cao năng lực đánh giá, nhận dạng, đo lường rủi ro của các ngân hàng.

NHNN cần tăng cường việc giám sát của các ngân hàng thực hiện quy chế về kiểm tra,kiểm soát nội bộ, cụ thể:

- Bổ sung nhân sự và thực hiện tăng cường thanh tra, giám sát rủi ro bằng các hình thức như: tăng số lần thanh tra, kiểm tra đột xuất về quy mô (toàn diện hệ thống ngân hàng hoặc từng đơn vị riêng lẻ trong ngân hàng) cùng với việc ban hành các quy định xử phạt với mức cao trong vi phạm để tạo tính răng đe, ngăn ngừa phát sinh và giảm thiểu rủi ro.

-Thực hiện báo cáo bắt buộc và công khai định kỳ các hoạt động kinh doanh của ngân hàng nhằm tăng tính giám sát của cổ đông và khách hàng, ngược lại nâng cao tính tuân thủ quy định, trách nhiệm của chính Ngân hàng.

- NHNN phải thường xuyên tổ chức định kỳ các lớp bồi dưỡng, cập nhật kiến thức quản lý rủi ro có tính bắt buộc, có tham gia của các phòng ban nghiệp vụ liên quan đại diện cho ngân hàng để nâng cao khả năng ứng phó, phòng ngừa rủi ro.

- Tăng cường tổ chức các buổi hội thảo quốc tế về hệ thống KSNB của ngân hàng với sự tham dự của nhiều quốc gia để cùng nhau trao đổi, học tập kinh nghiệm nhằm khắc phục những yếu kém và xây dựng hệ thống KSNB cho các ngân hàng Việt Nam hiệu quả hơn.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

KSNB hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại BIDV Quy Nhơn hiện còn nhiều thiếu sót và hạn chế. Sau quá trình nghiên cứu, phân tích tác giả đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện KSNB hoạt động kinh doanh ngoại tệ như sau:

 Về phía BIDV, BIDV Quy Nhơn: Tập trung giải pháp hoàn thiện các nội dung của hệ thống KSNB hoạt động kinh doanh ngoại tệ theo các nguyên tắc của ủy ban Basel.

 Kiến nghị đối với cơ quan giám sát ngân hàng (chính phủ, NHNN) - NHNN cần đưa ra văn bản quy định cụ thể, chi tiết về quản lý rủi ro nhằm nâng cao năng lực nhận dạng, đánh giá, đo lường rủi ro.

- NHNN cần tăng cường việc giám sát các ngân hàng thực hiện quy chế về kiểm tra, kiểm soát nộibộ

 Điểm mới:

- Giải pháp đã đưa ra được các nguyên tắc kiểm soát nội bộ theo tiêu chuẩn quốc tế do ủy ban Basel đề ra.

- NHNN tăng cường việc giám sát các ngân hàng thực hiện quy chế về kiểm tra, kiểm soát nội bộ. NHNN đưa ra văn bản quy định cụ thể, chi tiết về quản lý rủi ro như công cụ nhận dạng đo lường, phương pháp đánh giá, thiết lập giới hạn rủi ro, hạn mức rủi ro, giải pháp xử lý khi vượt hạn mức rủi ro.

Với những giải pháp và kiến nghị tác giả đưa ra trong luận văn có những đóng góp nhất định trong việc củng cố, hoàn thiện KSNB hoạt động kinh doanh ngoại tệ đáp ứng kịp thời, nhanh chóng các yêu cầu tiêu chuẩn của quốc tế để tồn tại và phát triển vững mạnh.

KIẾN NGHỊ

Hệ thống kiểm soát nội bộ là một cấu phần quan trọng trong quản trị ngân hàng và là nền tảng hoạt động an toàn, lành mạnh của NHTM. Theo thông lệ tốt quốc tế thì kiểm soát nội bộ trong kiểm soát nội bộ hoạt động kinh doanh ngoại tệ của ngân hàng dựa trên các nguyên tắc của Basel II cũng chính là các yếu tố cốt lõi cấu thành nên hệ thống kiểm soát nội bộ, đó là các nguyên tắc: giám sát điều hành và văn hóa kiểm soát, nhận diện rủi ro và đánh giá, hoạt động kiểm soát và phân công nhiệm vụ, thông tin và truyền thông, hoạt động giám sát và hiệu chỉnh sai sót. Ngoài ra, Basel II còn đề ra nguyên tắc đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ của cơ quan giám sát ngân hàng. Nguyên tắc này đánh giá được mô hình tổ chức, năng lực quản lý của lãnh đạo cấp cao.

Điểm mạnh của công tác kiểm soát nội bộ trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại BIDV Quy Nhơn là có nền tảng từ BIDV. Các văn bản quy định, quy trình quản lý và hệ thống phân cấp ủy quyền của BIDV hướng dẫn khá cụ thể và rõ ràng. Tuy nhiên, điểm bất cập lớn nhất là chưa xây dựng được quy trình KSNB riêng trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại chi nhánh nhằm tăng cường tính kiểm soát và tính nhạy bén với diễn biến thị trường. Ngoài ra, điểm bất cập tiếp theo là hạn chế về số lượng và trình độ chuyên môn của cán bộ làm công tác kinh doanh ngoại tệ trực tiếp và công tác KSNB hoạt động này.

Ngoài những giải pháp về tuân thủ quy trình, quy định, công nghệ, máy móc thiết bị hỗ trợ thì yếu tố con người là giải pháp đáng quan tâm nhất. Công tác đào tạo cán bộ về chuyên môn nghiệp vụ cần phải được chú trọng nhằm nâng cao trình độ phân tích đánh giá nhận diện rủi ro, chủ động đưa ra các đề xuất kịp thời mang lại hiệu quả kinh doanh và đảm bảo an toàn cho ngân hàng. Gắn liền với các giải pháp là một số kiến nghị đã được tác giả trình bày cụ thể trong Chương 3.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] BIDV (2007), Quy tắc ứng xử và Bộ quy chuẩn đạo đức nghề nghiệp số 333/QĐ-HĐQT ngày 07/08/2007. Hà Nội.

[2] BIDV (2012), Quy chế KSNB, Quy chế tổ chức và hoạt động của Ban kiểm soát, Quy chế tổ chức và hoạt động của Ban Kiểm tra và giám sát. Hà Nội.

[3] BIDV (2013, 2014, 2015), Quy chế, Quy định về mô hình tổ chức cán bộ và quản trị nhân sự tại BIDV. Hà Nội.

[4] BIDV (2015), Quy định về phong cách và không gian làm việc tại BIDV số 4255/QĐ-BIDV ngày 18/06/2015.

[5] BIDV (2016), Quy định nghiệp vụ mua bán ngoại tệ tại chi nhánh số 4958/QĐ-BIDV ngày 30/06/2016 (đính kèm Cẩm nang mua bán ngoại tệ).

[6] BIDV (2016), Hướng dẫn theo dõi và quản lý trạng thái ngoại tệ số 8640/BIDV-KDV&TT ngày 10/07/2016.

[7] BIDV (2016), Cẩm nang tham khảo về Basel và thông lệ tốt trong quản lý rủi ro phiên bản 1.0 (Tài liệu lưu hành nội bộ). Hà Nội

[8] BIDV (2017), Báo cáo đánh giá thực trạng rủi ro hoạt động các ngân hàng thương mại tại Việt Nam và thế giới kỳ I năm 2017. Hà Nội [9] BIDV (2017), Quy chế luân chuyển, điều động, biệt phái cán bộ số

360/QĐ-BIDV ngày 15/03/2017

[10] BIDV (2017), Quy chế xử lý trách nhiệm đối với cá nhân, tập thể trong tác nghiệp số 444/QĐ-HĐQT ngày 27/03/2017.

[11] BIDV Quy Nhơn (2019), Quyết định giao hạn mức mua bán ngoại tệ tại chi nhánh số 23/QĐ-BIDV.QNH-QLNB ngày 02/01/2019.

[12] BIDV Quy Nhơn (2018), Quyết định v/v thành lập lại mô hình tổ chức của Chi nhánh và ban hành quy định về chức năng, nhiệm vụ chính của các Phòng/Tổ, Phòng giao dịch trực thuộc BIDV Quy Nhơn số 473/QĐ-BIDV.QNH-QLNB ngày 18/05/2018.

[13] BIDV Quy Nhơn (2019), Quyết định v/v phân công và ủy quyền điều hành cho các Phó giám đốc chi nhánh số 74/QĐ-BIDV.QNH- QLNB ngày 17/01/2019.

[14] Chính phủ (2014), Nghị định của chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của pháp lệnh ngoại hối số 70/2014/NĐ-CP ngày 17/07/2014.

[15] Phạm Quỳnh Anh (2016) với đề tài “Hoàn thiện hệ thống KSNB tại NHTMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam theo hướng đối phó với rủi ro hoạt động” luận văn thạc sĩ trường Đại học kinh tế TP. HCM [16] Nguyễn Thanh Bình (2018) với nghiên cứu “Giải pháp hoàn thiện hệ

thống KSNB trong hoạt động kinh doanh của các NHTMCP trên địa bàn TP. HCM” luận văn thạc sĩ trường Đại học Kinh tế TP. HCM.

[17] Trương Quốc Cường (2012), Đảm bảo an toàn hoạt động ngân hàng Việt Nam nhìn từ tiêu chuẩn Basel.

http://www.sbv.gov.vn/portal/...pdf[truy cập ngày 20/2/2017] [18] Vũ Hữu Đức (2012), Giới thiệu báo cáo COSO 2004:

http://accounting-forum.blogspot.com/2012/10/gioi-thieu-bao-cao- coso-2004-ve-quan_604.html. [truy cập ngày 25/02/2017]

[19] Nguyễn Thị Thu Hiền (2016), “Hoàn thiện kiểm soát nội bộ tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Hà Tĩnh”, luận văn thạc sĩ trường Đại học Thương mại Hà Nội

[20] Trần Huy Hoàng (2011), “Quản trị ngân hàng thương mại”, Nhà xuất bản lao động và xã hội.

tại NHTMCP Bản Việt theo hướng kiểm soát rủi ro” luận văn thạc sĩ trường Đại học kinh tế TP.HCM.

[22] Nguyễn Thị Hương Ly (2017) với nghiên cứu “KSNB hoạt động tín dụng tại NHTMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam” luận văn thạc sĩ trường Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội.

[23] Ngô Thái Phương và Lê Thị Thanh Ngân (2015), “Khuôn khổ hệ thống kiểm soát nội bộ theo tiêu chuẩn Basel”, Tạp chí Ngân hàng số 5 (422).

[24] Đỗ Thị Bích Phượng (2017) với công trình “Hoàn thiện hệ thống kiểm tra, kiểm soát nội bộ tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam” luận văn thạc sĩ trường Đại học kinh tế thành phố Hồ Chí Minh

[25] Trần Anh Thiết (2011), Quản lý rủi ro thị trường – những vấn đề lý luận và thực tiễn đặt ra đối với các ngân hàng thương mại Việt Nam. Nghiên cứu kinh tế số 393, tháng 02/2011 (trang 21 đến 30). http://www.Irc.tnu.edu.vn [truy cập ngày 25/02/2017

[26] Hoàng Thị Thanh Thủy (2017) với nghiên cứu “Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại Tổng công ty Tài chính cổ phần dầu khí Việt Nam (PVFC)” luận văn thạc sĩ trường Đại học Đà Nẵng.

[27] Lê Thanh Thủy (2018) với nghiên cứu “Hoàn thiện công tác kiểm soát nội bộ trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ liên ngân hàng tại NHTMCP Đầu Tư và Phát triển Việt Nam” luận văn thạc sĩ trường Đại học Ngoại Thương Hà Nội .

[28] Bùi Đức Trung (2014), “Hoàn thiện KSNB trong nghiệp vụ cho vay đầu tư của Nhà nước tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Bình Định”, Luận văn thạc sĩ kinh tế, Trường Đại học Quy Nhơn [29] Hiệp hội ngân hàng Việt Nam (2011), Hiệp ước vốn Basel (I&II):

cle&id=1594:hip-c-vn- basel-basel-i-va-ii&catid=43:ao- to&Itemid=90. [truy cập ngày22/02/2017].

[30] NHNN (2012), Thông tư 07/2012/TT-NHNN ngày 20/03/2012 quy định về trạng thái ngoại tệ của các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

[31] NHNN (2012), Thông tư 03/2012/TT- NHNN ngày 08/03/2012 quy định cho vay bằng ngoại tệ của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng vay là người cư trú.

[32] NHNN (2012), Thông tư 02/2012/TT- NHNN ngày 27/02/2012 hướng dẫn giao dịch hối đoái giữa NHNN Việt Nam và các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

[33] NHNN (2014), Thông tư 36/2014/TT-NHNN ban hành ngày 20/11/2014 quy định về các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

[34] NHNN (2015), Thông tư 15/2015/TT/NHNN ngày 10/02/2015 về

hướng dẫn giao dịch ngoại tệ trên thị trường ngoại tệ của các TCTD được phép hoạt động ngoại hối.

[35] Tạp chí quản lý (2012), Kiểm soát nội bộ - Nhà quản trị cần biết. [36] Tạp chí ngân hàng số 24, tháng 12/2016. Ngày đăng 10/02/2017.

[37] Đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ của ngân hàng thương mại Việt Nam và một số khuyến nghị. Tạp chí ngân hàng số 24, tháng 12/2016. Ngày đăng 10/02/2017.http://tapchinganhang.com.vn/danh-gia-he- thong-kiem-soat-noi-bo-cua-ngan-hang-thuong-mai-viet-nam-va- mot-so-khuyen-nghi.htm

[38] Ủy ban Basel về giám sát ngân hàng (2003), Tài liệu tư vấn- Hiệp ước Basel về vốn mới: http://ub.com.vn/threads/8079-Basel-II-full- copy.html. [truy cập ngày 22/02/2017]

[39] Văn phòng Quốc hội (2005), Pháp lệnh ngoại hối số 28/2005/PL-

tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

[40] Basel Committee on Banking Supervision (1998), Framework for the evaluation of Internal control systems. http://www.bis.org/publ/bcbs33.pdf [truy cập ngày 22/02/2017]

[41] Basel Committee on Banking Supervision (1998), Framework for Internal control systems in banking organisations. http://www.bis.org/publ/bcbs40.htm[truycập ngày 22/02/2017]

[42] KPMG (2013), COSO Internal Control-Integrated Framework. http://www.home.kpmg.com[truycập ngày 22/02/2017]

PHỤ LỤC

PHỤ LỤC 1: CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐO LƯỜNG RỦI RO 1. Rủi ro tín dụng

a. Phương pháp chuẩn

Ủy ban cho phép các ngân hàng có thể lựa chọn một trong hai cách tính nhu cầu vốn để phòng ngừa rủi ro tín dụng:

Cách thứ nhất là đo lường rủi ro tín dụng bằng cách sử dụng đánh giá của những tổ chức xếp hạng tín nhiệm độc lập.

Cách thứ hai là các ngân hàng sử dụng đánh giá xếp hạng tín nhiệm nội bộ của mình để tính hệ số rủi ro, và trong trường hợp này các ngân hàng muốn sử dụng thì cần có sự chấp thuận của cơ quan giám sát ngân hàng.

Tài sản có rủi ro:

RWA (Risk Weighted Assets) = Tài sản * Hệ số rủi ro

Điểm xếp hạng theo ECA

(Export Credit Agencies) 0 - 1 2 3 4 - 6 7

Hệ số rủi ro 0% 20% 50% 100% 150%

b. Phương pháp dựa trên hệ thống đánh giá nội bộ cơ bản (IRB-Internal Ratings Based)

Phương pháp này cho phép tự bản thân các ngân hàng quyết định và ước tính những thành tố trong công thức tính toán nhu cầu vốn của họ. Từ đó hệ số rủi ro hay phần tỉ lệ vốn sẽ quyết định thông qua sự kết hợp của các yếu tố đầu vào định lượng do ngân hàng và cơ quan giám sát đưa ra cũng như các hàm số được chỉ định bởi cơ quan giám sát.

Phương pháp này căn cứ vào ước tính của ngân hàng về các thành tố rủi ro bao gồm:

ra rủi ro tín dụng tương ứng trong một khoảng thời gian, thường là một năm.

Thiệt hại do vỡ nợ (LGD- loss given default): Những thiệt hại trên cơ

sở việc vỡ nợ của khách hàng, thông thường là được mô tả bằng một tỷ lệ phần trăm trên giá trị danh nghĩa nguyên thủy của khoản nợ. Các ngân hàng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện kiểm soát nội bộ hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh quy nhơn (Trang 109 - 160)