Phân tích hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện phân tích báo cáo tài chính tại công ty cổ phần bibica (Trang 40)

7. BỐ CỤC CỦA ĐỀ TÀI

1.4.4 Phân tích hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

Phân tích hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là việc đi sâu nghiên cứu theo yêu cầu của hoạt động quản lý kinh doanh căn cứ vào tài liệu hạch toán và các thông tin kinh tế bằng phương pháp phân tích thích hợp, so sánh số liệu và phân giải mối liên hệ nhằm làm rõ chất lượng hoạt động kinh doanh và các nguồn tiềm năng cần được khai thác, trên cơ sở đó đề ra phương án và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh.

Phân tích hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh là công cụ nhận thức để cải thiện các hoạt động trong kinh doanh một cách tự giác và có ý thức phù hợp với điều kiện cụ thể và yêu cầu của các quy luật khách quan, đem lại hiệu quả kinh doanh cao hơn.

Đánh giá khái quát hiệu quả kinh doanh thông qua Báo cáo kết quả kinh doanh

Báo cáo kết quả kinh doanh là báo cáo tài chính tổng hợp phản ánh tình hình doanh thu, chi phí và kết quả của hoạt động kinh doanh sau một kỳ hoạt động.

tích, đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch, tăng giảm giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí tài chính, thu nhập khác và kết quả kinh doanh sau một kỳ hoạt động, đánh giá xu hướng phát triển của doanh nghiệp qua các kỳ khác nhau.

Phân tích Báo cáo kết quả kinh doanh cần phân tích theo nội dung sau: phân tích sự biến động của từng chỉ tiêu giữa kỳ này với kỳ trước hoặc thực hiện với kỳ kế hoạch cả về số tuyệt đối và số tương đối. Khi đó cho biết được sự tác động của các chỉ tiêu và nguyên nhân ảnh hưởng tới lợi nhuận phân tích về mặt định lượng. Đồng thời so sánh độ tăng, giảm của các chỉ tiêu trên Báo cáo kết quả kinh doanh để biết được mức tiết kiệm của các khoản chi phí, sự tăng của các khoản doanh thu, nhằm khai thác các điểm mạnh, khắc phục các điểm yếu trong hoạt động kinh doanh. Mặt khác, việc phân tích còn xác định các nhân tố định tính để thấy được sự ảnh hưởng của các nguyên nhân khách quan và chủ quan tới kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.

Đánh giá khái quát hiệu quả kinh doanh thông qua hệ thống chỉ tiêu

Khả năng sinh lời của tài sản (Return on assets - ROA):

Khả năng sinh lời của tài sản phản ánh hiệu quả sử dụng tài sản ở doanh nghiệp, thể hiện trình độ quản lý và sử dụng tài sản. Chỉ tiêu này cho biết bình quân một đơn vị tài sản sử dụng trong quá trình kinh doanh tạo ra được bao nhiêu đông lợi nhuận trước thuế. Trị số của chỉ tiêu càng cao, hiệu quả sử dụng tài sản càng lớn và ngược lại.

Khả năng sinh lời của tài sản = Tổng Lợi nhuận kế toán trước thuế và lãi vay Tổng tài sản bình quân

Lợi nhuận trước thuế phản ánh ở chỉ tiêu "Lợi nhuận trước thuế " trên Báo cáo kết quả kinh doanh; còn "Tổng tài sản bình quân” được tính như sau:

Tổng tài sản bình quân = Tổng tài sản đầu năm + Tổng tài sản cuối năm 2

Trong đó, tổng tài sản đầu năm và cuối năm lấy số liệu trên Bảng cân đối kế toán (cột "Số đầu năm" và cột "Số cuối năm"). Mẫu số của ROA là “Tổng tài sản bình quân” vì tử số là kết quả của một năm kinh doanh nên mẫu số không thể lấy trị số của tài sản tại một thời điểm được mà phải sử dụng trị giá bình quân của năm.

Khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu (Return on equity - ROE):

“Khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu” là chỉ tiêu phản ánh khái quát nhất hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp.Khi xem xét ROE, các nhà quản lý biết được một đơn vị vốn chủ sở hữu đầu tư vào kinh doanh đem lại mấy đơn vị lợi nhuận sau thuế. Trị số của ROE càng cao, hiệu quả sử dụng vốn càng cao và ngược lại.

Khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu = Lợi nhuận sau thuế Vốn chủ sở hữu bình quân

Lợi nhuận sau thuế phản ánh ở chỉ tiêu "Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp" trên Báo cáo kết quả kinh doanh; còn chỉ tiêu "Vốn chủ sở hữu bình quân" được tính như sau:

Trong đó, số vốn góp bình quân của chủ sở hữu được xác định như sau: Vốn chủ sở hữu bình quân=Vốn chủ sở hữu đầu kỳ + Vốn chủ sở hữu cuối kỳ

2

Trong đó, vốn chủ sở hữu đầu năm và cuối năm lấy ở chỉ tiêu "Vốn chủ sở hữu" (Mã số 400) trên Bảng cân đối kế toán (cột "Số đầu năm" và cột "Số cuối năm"). Mẫu số của ROE là “Vốn chủ sở hữu bình quân” vì tử số là kết quả của một năm kinh doanh nên mẫu số không thể lấy trị số của vốn chủ sở hữu tại một thời điểm được mà phải sử dụng trị giá bình quân của năm. Đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, chỉ tiêu "Lợi nhuận sau thuế" được phản ánh ở chỉ tiêu "Lợi nhuận sau thuế" trên Báo cáo kết quả kinh doanh.

Tỷ suất lợi nhuận so với chi phí :

Khả năng tạo lợi nhuận của chi phí là một chỉ tiêu kinh tế tổng hợp phản ánh hiệu quả số tiền chi ra trong kỳ của doanh nghiệp, thể hiện trình độ tổ chức, sử dụng các yếu tố của quá trình sản xuất, chỉ tiêu này được xác định:

Tỷ suất lợi nhuận so ớ chi phí = Tổng Lợi nhuận kế toán trước thuế

Tổng chi phí trong kỳ x 100 Chỉ tiêu này cho biết trong kỳ phân tích, doanh nghiệp đầu tư 100 đồng chi phí thì thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận, chỉ tiêu này càng cao hiệu quả sử dụng các yếu tố sản xuất của doanh nghiệp tốt, góp phần nâng cao mức lợi nhuận trong kỳ.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 1

Các đối tượng bên trong và bên ngoài doanh nghiệp quan tâm đến thông tin báo cáo tài chính, bởi nó cung cấp thông tin về tình hình tài chính, hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp,… phục vụ cho việc ra quyết định của từng nhóm đối tượng. Vì vậy, phân tích báo cáo tài chính rất quan trọng và cần thiết, không chỉ đối với các đối tượng quan tâm đến tình hình tài chính Công ty.

Trong Chương 1, tác giả đã trình bày một cách khái quát cơ sở lý luận về phân tích báo cáo tài chính trong các doanh nghiệp như: báo cáo tài chính và ý nghĩa của báo cáo tài chính trong các doanh nghiệp, các phương pháp phân tích báo cáo tài chính, nội dung phân tích báo cáo tài chính và tổ chức phân tích báo cáo tài chính.

Trên cơ sở lý luận của Chương 1 để trong Chương 2 tiến hành thu thập số liệu và đánh giá thực trạng công tác phân tích báo cáo tài chính tại Công ty Cổ phần Bibica.

CHƢƠNG 2

THỰC TRẠNG PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN BIBICA

2.1 QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN CỦA NGÀNH BÁNH KẸO VIỆT NAM

Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển của nền kinh tế và sự gia tăng trong quy mô dân số với cơ cấu trẻ, bánh kẹo là một trong những ngành có tốc độ tăng trưởng cao và ổn định tại Việt Nam,với sản lượng hàng năm trên 150 ngàn tấn, doanh thu năm 2014 đạt 27 ngàn tỷ đồng. Mức tăng trưởng doanh thu hàng năm toàn ngành bình quân trong giai đoạn 2010 – 2014 đạt 10%, trong khi con số này trong giai đoạn 2006 – 2010 là 35%, dự báo từ 2015 – 2019 mức tăng trưởng khoảng 8 – 9%. Vai trò ngành sản xuất bánh kẹo ngày càng được khẳng định khi giữ tỷ trọng lớn trong ngành kỹ nghệ thực phẩm (tăng từ 20% lên 40% trong gần 10 năm trở lại đây).

Biểu đồ 2.1: Phát triển ngành bánh kẹo Việt Nam

(Nguồn: Vũ Ánh Nguyệt, Báo cáo ngành VietinbankSc, Ngành Bánh kẹo Việt Nam)

Nhóm sản phẩm bánh kẹo từ năm 2010 đến nay tăng đều về sản lượng lẫn giá trị, năm 2015 sản lượng đạt 257 ngàn tấn với 19,8 ngàn tỷ đồng, nhưng mức tăng trưởng giảm dần.

Biểu đồ 2.2: Phát triển sản lƣợng và giá trị thị trƣờng nhóm sản phẩm bánh kẹo

(Nguồn: Agrofood Research Report, EU- VietNam Business Network; Euromonitor International, VPBS research)

Thị trường tiêu thụ chủ yếu vẫn là thị trường nội địa với khoảng 70% sản lượng sản xuất được cung cấp cho nhu cầu trong nước. Song, theo xu thế hội nhập phát triển chung, các doanh nghiệp trong ngành đã không ngừng nâng cao chất lượng, mở rộng thị trường, góp phần nâng cao kim ngạch xuất khẩu ngành hàng bánh kẹo qua các năm. Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, kim ngạch xuất khẩu bánh kẹo và các sản phẩm ngũ cốc năm 2014 đạt 451,2 triệu USD, tăng 9,85% so với năm 2013, thị trường xuất khẩu chính là Campuchia và Trung Quốc.

Trong 3 năm trở lại đây, ngành bánh kẹo Việt Nam đã tăng trưởng với một tốc độ chậm hơn do bản chất nhóm hàng không thiết yếu trong bối cảnh sức mua suy giảm. Theo báo cáo mới nhất của BMI (Quý 3/2015), tăng trưởng của ngành bánh kẹo năm 2014 là 8,92%, được dự báo tiếp tục giảm trong năm 2015. Mặc dù vậy, thị trường bánh kẹo Việt Nam được đánh giá là hấp dẫn khi vượt xa mức tăng trưởng trung bình 3% của khu vực Đông Nam Á và 1,5% của thế giới.

Trong dài hạn, ngành bánh kẹo tiếp tục được nhận định có tiềm năng phát triển mạnh nhờ các yếu tố như cơ cấu dân số trẻ, nhận thức về sức khỏe ngày càng nâng cao, cùng với dòng vốn đầu tư vào ngành đang gia tăng. BMI dự báo rằng, trong năm 2015, ngành bánh kẹo sẽ đạt tốc độ tăng trưởng là 7,5%, CARG đến năm 2019 là 9,1%. Bất chấp các biến động trên thị trường, tiềm năng phát triển ngành bánh kẹo Việt Nam rất lớn. Theo Quy hoạch phát triển ngành kỹ nghệ thực phẩm Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 tại Quyết định số 202/QĐ-BCT của Bộ Công Thương, cơ cấu các nhóm sản phẩm kỹ nghệ thực phẩm theo hướng tăng tỷ trọng các nhóm sản phẩm bánh kẹo. Cụ thể, đến năm 2020, ngành sản xuất bánh kẹo phấn đấu đạt sản lượng 2.200 ngàn tấn; xem xét đầu tư mới các nhà máy sản xuất bánh, kẹo

cao cấp tại khu vực phía Bắc (Quảng Ninh, Hải Phòng), khu vực miền Trung (Quy Nhơn, Bình Định), khu vực phía Nam (Đồng Nai, Cần Thơ và Thành phố Hồ Chí Minh).

Ngành bánh kẹo Việt Nam có các đặc điểm sau

Thứ nhất: Nguyên vật liệu đầu vào chính của ngành bánh kẹo bao gồm bột mì, đường, còn lại là sữa, trứng và các nguyên vật liệu khác. Trong đó, nguyên vật liệu phải nhập khẩu là bột mì (gần như toàn bộ), và đường (nhập một phần), hương liệu và một số chất phụ gia, chiếm tỷ trọng khá lớn trong giá thành. Chính vì vậy sự biến động của giá bột mì, đường trên thị trường thế giới sẽ có những tác động nhất định đến giá thành của bánh kẹo.

Thứ hai: Thị trường bánh kẹo Việt Nam có tính chất mùa vụ khá rõ nét. Sản lượng tiêu thụ thường tăng mạnh vào thời điểm từ tháng 8 Âm lịch (Tết Trung thu) đến Tết Nguyên Đán với các mặt hàng chủ lực mang hương vị truyền thống Việt Nam như bánh trung thu, kẹo cứng, mềm, bánh qui cao cấp, các loại mứt, hạt. Trong khi đó, sản lượng tiêu thu bánh kẹo khá chậm vào thời điểm sau Tết Nguyên đán và mùa hè do khí hậu nắng nóng.

Thứ ba: Dây chuyền công nghệ sản xuất bánh kẹo của các doanh nghiệp khá hiện đại và đồng đều, đều được nhập khẩu từ các quốc gia nổi tiếng về sản xuất bánh kẹo như công nghệ cho bánh phủ socola (Hàn quốc), công nghệ bánh quy (Đan mạch, Anh, Nhật)…

Thứ tư: Việt Nam là một thị trường tiềm năng với tốc độ tăng trưởng cao (10 – 12%) so với mức trung bình trong khu vực (3%) và trung bình của thế giới (1 – 1,5%). Nguyên nhân là do, mức tiêu thụ bánh kẹo bình quân của Việt Nam hiện nay vẫn khá thấp (1,8 kg/người/năm) so với trung bình của thế giới là 2,8 kg/người/năm.

2.2 TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN BIBICA Tên Công ty: CÔNG TY CỔ PHẦN BIBICA Tên Công ty: CÔNG TY CỔ PHẦN BIBICA

Tên tiếng Anh: BIBICA CORPORATION Tên viết tắt: BIBICA - Mã cổ phiếu: BBC

Trụ sở chính: 443 Lý Thường Kiệt, Phường 8, Quận Tân Bình, TP.Hồ Chí Minh

Điện thoại: 083.9717920 - 083.9717921 - Fax: 083.9717922

Email: banhang@bibica.com.vn - Website: www.bibica.com.vn Chi nhánh của Công ty Bibica:

- Nhà máy Bibica Biên Hòa

Địa chỉ: Khu Công Nghiệp Biên Hoà 1, phường An Bình, TP.Biên Hoà, tỉnh Đồng Nai.

- Công ty TNHH MTV Bibica Miền Đông

Địa chỉ: Lô J1 - CN, đường D1, Khu Công Nghiệp Mỹ Phước, phường Mỹ Phước, thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương.

- Nhà máy Bibica Hà Nội – Chi nhánh Công ty Cổ phần Bibica Địa chỉ: B18, đường Công Nghiệp 6, Khu Công Nghiệp Sài Đồng B, phường Sài Đồng, quận Long Biên, Hà Nội.

2.2.1 Quá trình hình thành và phát triển

Vào năm 1993, Công ty bắt đầu sản xuất bánh kẹo với ba dây chuyền sản xuất: dây chuyền kẹo được nhập khẩu từ Châu Âu, dây chuyền bánh Biscuits theo công nghệ APV của Anh, dây chuyền mạch nha với thiết bị đồng bộ dùng công nghệ thủy phân bằng Enzyme và trao đổi ion lần đầu tiên có ở Việt Nam được nhập khẩu từ Đài Loan. Sản phẩm bánh kẹo của Công ty nhanh chóng được phân phối đến tất cả các tỉnh thành trong cả nước và đã được người tiêu dùng đánh giá cao về chất lượng. Năm 1996, Công ty tiếp tục đầu tư dây chuyền sản xuất bánh cookies với thiết bị và công nghệ của Hoa

Kỳ để đa dạng hóa sản phẩm và kịp thời đáp ứng nhu cầu tăng nhanh của sản phẩm bánh ngọt trong nước. Năm 1998, Công ty tiếp tục đầu tư thiết bị sản xuất kẹo dẻo được nhập khẩu từ Úc.

Năm 1999, Công ty đầu tư dây chuyền sản xuất thùng carton và khay nhựa để phục vụ sản xuất. Đồng thời dây chuyền sản xuất kẹo mềm cũng được đầu tư mở rộng và nâng công suất lên đến 11 tấn/ngày. Ngày 16/01/1999, Công ty Cổ phần Bánh Kẹo Biên Hòa với thương hiệu Bibica được thành lập từ việc cổ phần hóa ba phân xưởng: bánh, kẹo và mạch nha của Công ty Đường Biên Hoà. Ngành nghề chính của Công ty là sản xuất và kinh doanh các sản phẩm: bánh kẹo, nha, rượu và vốn điều lệ Công ty vào thời điểm ban đầu là 25 tỷ đồng.

Bắt đầu từ năm 2000, Công ty phát triển hệ thống phân phối theo mô hình mới. Các chi nhánh tại Hà Nội, Đà Nẵng, thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ lần lượt được thành lập để kịp thời đáp ứng nhu cầu tiêu thụ sản phẩm của khách hàng trong cả nước. Đồng thời, Công ty đã đầu tư dây chuyền sản xuất snack với công suất 2 tấn/ngày bằng thiết bị được nhập từ Indonesia. Tháng 2 năm 2000, Công ty vinh dự là Công ty đầu tiên trong ngành hàng bánh kẹo Việt Nam được cấp giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn ISO 9002 của tổ chức BVQI Anh Quốc.

Tháng 3 năm 2001, Đại Hội cổ đông nhất trí tăng vốn điều lệ từ 25 tỷ đồng lên 35 tỷ đồng từ nguồn vốn tích lũy có được sau 2 năm hoạt động dưới pháp nhân Công ty Cổ phần. Tháng 7 năm 2001, Công ty kêu gọi thêm vốn cổ đông, nâng vốn điều lệ lên 56 tỷ đồng. Tháng 9 năm 2001, Công ty đầu tư dây chuyền sản xuất bánh trung thu và cookies nhân với công suất 2 tấn/ngày và tổng mức đầu tư 5 tỷ đồng. Ngày 16/11/2001, Công ty được Ủy Ban Chứng Khoán nhà nước cấp phép niêm yết trên thị trường chứng khoán và chính thức giao dịch tại trung tâm giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh từ đầu

tháng 12/2001. Cuối năm 2001, Công ty lắp đặt dây chuyền sản xuất bánh Bông Lan kem cao cấp với công suất 1.500 tấn/năm với tổng mức đầu tư lên đến 19,7 tỷ đồng. Bánh bông lan kem Hura của Bibica có những ưu điểm tuyệt vời trong dòng bánh tươi : thơm ngon, bao bì đẹp và đặc biệt là hạn sử dụng đến 12 tháng. Sản phẩm đã nhanh chóng chiếm lĩnh thị trường trong nước và được người tiêu dùng sử dụng như sản phẩm biếu tặng hay dùng để

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện phân tích báo cáo tài chính tại công ty cổ phần bibica (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)