Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện phân tích báo cáo tài chính tại công ty cổ phần bibica (Trang 63)

7. BỐ CỤC CỦA ĐỀ TÀI

2.2.4 Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán

Kỳ kế toán và đơn vị tiền tệ sử dụng

- Kỳ kế toán bắt đầu 01/01 và kết thúc ngày 31/12 hàng năm.

- Đơn vị tiền tệ sử dụng trong ghi chép sổ sách kế toán là đồng Việt Nam (VNĐ).

Chuẩn mực và chế độ kế toán áp dụng

- Áp dụng chế độ kế toán doanh nghiệp ban hành theo Thông tư 200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014 của Bộ trưởng Bộ Tài Chính.

- Áp dụng các chuẩn mực Kế toán Việt Nam và các văn bản hướng dẫn Chuẩn mực do nhà nước ban hành. Các báo cáo tài chính được lập và trình bày theo đúng quy định của từng chuẩn mực, thông tư hướng dẫn thực hiện chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành đang áp dụng: phương pháp xác định giá trị hàng tồn – kê khai thường xuyên; phương pháp khấu hao – theo phương pháp đường thẳng (Quyết định 203/2009/QĐ-BTC của Bộ Tài Chính từ năm 2010).

- Hình thức sổ kế toán áp dụng: Nhật ký chung cho các năm 2008, 2009; kế toán trên máy vi tính bắt đầu từ năm 2010.

Sơ đồ 2.5: Tổ chức bộ máy kế toán

Trưởng phòng Tài chính – Kế toán

Kế toán thanh toán Kế toán tổng hợp

Thủ quỹ

Kế toán kho và tài sản cố định

Kế toán công nợ và tiền gửi ngân hàng Kế toán giá thành

Kế toán nguyên vật liệu

Kế toán phụ liệu, công cụ dụng cụ

2.2.5 Thị trƣờng và chiến lƣợc kinh doanh

Thị trường: Cũng giống như các ngành công nghiệp chế biến thực phẩm, nước giải khát,… ngành công nghiệp chế biến bánh kẹo Việt Nam đã có một quá trình phát triển lâu dài. Từ việc sản xuất các sản phẩm bánh kẹo truyền thống bằng thủ công, đến nay cả nước đã có khoảng 30 đơn vị sản xuất bánh kẹo công nghiệp có quy mô lớn, được trang bị công nghệ hiện đại có thể sản xuất được các sản phẩm có chất lượng cao tương đương với các sản phẩm bánh, kẹo của các nước trong khu vực. Tổng giá trị thị trường bánh kẹo Việt Nam hiện nay khoảng 3.800 tỷ đồng, trong đó các đơn vị trong nước chiếm 70% thị phần, 30% thị phần còn lại là nhập khẩu từ Trung Quốc, Thái Lan, Indonesia, Hồng Kông và Malaysia… Công ty Cổ phần Bibica hiện chiếm khoảng 7% - 8% thị phần bánh kẹo cả nước. Tốc độ tăng trưởng của ngành trung bình từ 7% - 8% năm.

Chiến lược kinh doanh: Mục tiêu kinh doanh của Công ty là tiếp tục

phấn đấu và duy trì là Công ty hàng đầu trong lĩnh vực bánh, kẹo và nha tại Việt Nam. Để đạt được mục tiêu này Công ty chủ trương:

- Duy trì và tăng nhanh doanh thu của Công ty.

- Đặt khách hàng là trọng tâm cho mọi hoạt động của Công ty.

- Quan tâm đến an toàn thực phẩm hơn sau những sự kiện Fomosa, chất hóa học trong thực phẩm, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật.

- Nâng cao năng suất lao động và hiệu quả kinh doanh.

- Công ty dự kiến đưa dây chuyển sản xuất kẹo Hi - fat vào tháng 05/2017.

2.3 THỰC TRẠNG PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN BIBICA TY CỔ PHẦN BIBICA

2.3.1 Tổ chức phân tích báo cáo tài chính

Việc thực hiện phân tích báo cáo tài chính tại Công ty Cổ phần Bibica hiện nay chủ yếu sử dụng thông tin nội bộ của doanh nghiệp, được

Phòng Tài chính – Kế toán của Công ty thực hiện và được Ban kiểm soát thông qua. Nguồn số liệu chủ yếu dùng để phân tích một số nội dung cơ bản phản ánh khái quát tình hình tài chính, hiệu quả kinh doanh của Công ty. Báo cáo tài chính hợp nhất đã phản ánh trung thực và hợp lý trên các khía cạnh trọng yếu tình hình tài chính của Công ty Cổ phần Bibica kết thúc ngày 31/12 hàng năm, phù hợp với chuẩn mực và chế độ kế toán Việt Nam hiện hành, các quy định pháp lý có liên quan và các thuyết minh báo cáo tài chính kèm theo. Các báo cáo tài chính này đã được Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát lựa chọn công ty kiểm toán độc lập AASC thực hiện kiểm toán.

Thông tin sử dụng trong phân tích báo cáo tài chính do các báo cáo tài chính mang lại. Dựa vào các báo cáo tài chính năm để tiến hành công tác phân tích. Hệ thống báo cáo Công ty Cổ phần Bibica gồm: Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả kinh doanh, Thuyết minh báo cáo tài chính.

2.3.2 Phƣơng pháp sử dụng phân tích báo cáo tài chính

Trong quá trình thực hiện phân tích báo cáo tài chính tại Công ty, phương pháp so sánh là phương pháp được sử dụng phổ biến. Đây là phương pháp cơ bản mà hầu hết các nhà phân tích hay sử dụng. Phương pháp so sánh được sử dụng phổ biến ở đây là so sánh ngang và so sánh dọc, chủ yếu là so sánh bằng số tuyệt đối và so sánh bằng số tương đối. Khi sử dụng phương pháp so sánh, các nhà phân tích ở Công ty chọn gốc phân tích chủ yếu là chỉ tiêu của năm nay với chỉ tiêu năm trước để thấy được mức độ biến động của từng chỉ tiêu.

2.3.3 Nội dung phân tích báo cáo tài chính

2.3.3.1 Phân tích khái quát tình hình tài chính của Công ty

Đánh giá khái quát tình hình tài chính công ty thông qua Bảng cân đối kế toán.

Dựa vào số liệu trên báo cáo tài chính của 3 năm (từ năm 2014 đến năm 2016), hiện tại công ty thực hiện phân tích trên một số chỉ tiêu như sau:

Bảng 2.1:Bảng chỉ tiêu đánh giá khái quát tình hình tài chính

Chỉ tiêu Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016

1. Hệ số khả năng thanh toán

tổng quát 3,54 3,34 3,61

2. Hệ số khả năng thanh toán

nợ ngắn hạn 2,38 2,56 2,95

3. Hệ số khả năng thanh toán

nhanh 2,02 2,27 2,57

4. Khả năng sinh lời của tài

sản 0,09 0,11 0,09

5. Khả năng sinh lời của vốn

chủ sở hữu 0,09 0,13 0,11

(Nguồn: Phòng Tài chính – Kế toán của Công ty)

Công ty đã phân tích và đánh giá như sau:

Qua Bảng 2.1, hệ số thanh toán tổng quát 3 năm liên tiếp từ năm 2014 đến năm 2016 cùng lớn hơn 1, điều này chứng tỏ Công ty có đủ khả năng, đủ tiềm lực tài chính để trang trải toàn bộ công nợ, luôn đảm bảo khả năng thanh toán.

Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn 3 năm 2014 đến năm 2016 cùng lớn hơn 1 và tăng dần qua các năm, cụ thể năm 2014 là 2,38 đến năm 2015 hệ số này tăng lên 2,56 và năm 2016 tăng lên 2,95. Điều này cho thấy khả năng đáp ứng các khoản nợ ngắn hạn mà Công ty phải thanh toán trong vòng một năm tài chính là rất cao, tình tình tài chính của Công ty Cổ phần Bibica là khả quan.

Hệ số khả năng thanh toán nhanh 3 năm từ 2014 đến 2016 cùng lớn hơn 1 và tăng dần qua các năm, cụ thể năm 2014 là 2,02 đến năm 2015 hệ số này tăng lên 2,27 và năm 2016 tăng lên 2,57. Công ty Cổ phần Bibica luôn dồi dào về tiền và các khoản tương đương tiền để sẵn sàng chi trả cho các

khoản nợ đến hạn trả, song điều đó làm hạn chế về mặt sử dụng vốn của họ, khiến đồng vốn quay vòng cho sản xuất kinh doanh kém hiệu quả dẫn đến hiệu quả kinh doanh giảm.

Khả năng sinh lời của tài sản năm 2014 là 0,09 (1 đơn vị tài sản năm 2014 tạo ra 0,09 đồng lợi nhuận trước thuế); Khả năng sinh lời của tài sản năm 2015 là 0,11 (1 đơn vị tài sản năm 2015 tạo ra 0,11 đồng lợi nhuận trước thuế); Khả năng sinh lời của tài sản năm 2016 là 0,09 (1 đơn vị tài sản năm 2016 tạo ra 0,09 đồng lợi nhuận trước thuế). Khả năng sinh lời của của vốn chủ sở hữu năm 2014 là 0,09 (1 đơn vị vốn chủ sở hữu được đầu tư thì sinh ra 0,09 đồng lợi nhuận sau thuế); Khả năng sinh lời của của vốn chủ sở hữu năm 2015 là 0,13 (1 đơn vị vốn chủ sở hữu được đầu tư thì sinh ra 0,13 đồng lợi nhuận sau thuế); Khả năng sinh lời của của vốn chủ sở hữu năm 2016 là 0,09 (1 đơn vị vốn chủ sở hữu được đầu tư thì sinh ra 0,09 đồng lợi nhuận sau thuế).

Để đánh giá tình hình tài chính của một doanh nghiệp thì cần phải đưa ra một hệ thống các chỉ tiêu (như đánh giá tình hình huy động vốn của doanh nghiệp, đánh giá mức độ độc lập tài chính, đánh giá khả năng thanh toán, đánh giá khả năng sinh lời...) thì mới có thể đánh giá chính xác về tình hình tài chính của một doanh nghiệp. Song hiện tại Công ty Cổ phần Bibica phân tích được một số chỉ tiêu về khả năng thanh toán và khả năng sinh lời của mình.

Dựa vào một số chỉ tiêu đã phân tích thì tình hình tài chính của Công ty thì tình hình tài chính của Công ty Cổ phần Bibica là khả quan.

2.3.3.2 Phân tích cấu trúc tài chính

Phân tích cơ cấu và sự biến động của tài sản và nguồn vốn

Dựa vào Bảng cân đối kế toán, Công ty Cổ phần Bibica đã thực hiện phân tích cơ cấu tài sản và nguồn vốn Bảng 2.2, Bảng 2.3.

Bảng 2.2: Bảng cơ cấu tài sản và nguồn vốn STT Chỉ tiêu BBC 31/12/2014 BBC 31/12/2015 BBC 31/12/2016 Giá trị trọng Tỷ (%) Giá trị trọng Tỷ (%) Giá trị trọng Tỷ (%) I TÀI SẢN A Tài sản ngắn hạn 572.945.242.017 64,15 723.052.839.579 71,81 789.309.796.393 75,81 1 Tiền 252.205.941.806 28,24 299.793.647.514 29,77 368.688.250.041 35,41

2 Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn 37.288.658.632 4,18 131.270.322.430 13,04 216.529.535.252 20,80 3 Các khoản phải thu 193.229.435.408 21,64 203.668.938.971 20,23 97.490.045.760 9,36 4 Hàng tồn kho 86.737.124.976 9,71 83.488.669.382 8,29 100.903.638.657 9,69 5 TSLĐ khác 3.544.081.195 0,40 4.831.261.282 0,48 5.698.326.683 0,55 B Tài sản dài hạn 320.181.921.825 35,85 283.849.511.886 28,19 251.838.264.523 24,19 1 Tài sản cố định 277.750.522.035 31,10 239.940.885.006 23,83 206.533.187.489 19,84 2 Tài sản dài hạn khác 41.155.333.003 4,61 41.804.150.960 4,15 42.261.371.660 4,06 TỔNG CỘNG TÀI SẢN 893.127.163.842 100,00 1.006.902.351.465 100,00 1.041.148.060.916 100,00 II NGUỒN VỐN A Nợ phải trả 251.949.790.138 28,21 301.304.231.873 29,92 288.291.233.439 27,69 1 Nợ ngắn hạn 240.574.058.431 26,94 281.964.321.466 28,00 267.550.910.686 25,70 2 Nợ dài hạn 11.375.731.707 1,27 19.339.910.407 1,92 20.740.322.753 1,99 B Nguồn vốn chủ sở hữu 641.177.373.704 71,79 705.598.119.592 70,08 752.856.827.477 72,31 1 Vốn chủ sở hữu 641.177.373.704 71,79 705.598.119.592 70,08 752.856.827.477 72,31 TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN 893.127.163.842 100,00 1.006.902.351.465 100,00 1.041.148.060.916 100,00

Bảng 2.3: Phân tích cơ cấu và sự biến động của tài sản

Chỉ tiêu tài sản

BBC 31/12/2014 BBC 31/12/2015 BBC 31/12/2016 Tăng giảm 2015-2014 Tăng giảm 2016-2015

Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ lệ (%) Tỷ trọn g (%) Giá trị Tỷ lệ (%) Tỷ trọng (%) Tài sản ngắn hạn 572.945.242.017 64,15 723.052.839.579 71,81 789.309.796.393 75,81 150.707.597.562 26,2 7,66 66.256.956.814 9,16 4,00 Tiền 252.205.941.806 28,24 299.793.647.514 29,77 368.688.250.041 35,41 47.587.705.705 18,87 1,54 68.894.602.527 22,98 5,64

Các khoản đầu tư

tài chính ngắn hạn 37.288.658.632 4,18 131.270.322.430 13,04 216.529.535.252 20,80 93.981.663.798 252,04 8,86 85.259.212.822 64,95 7,76 Các khoản phải thu 193.229.435.408 21,64 203.668.938.971 20,23 97.490.045.760 9,36 10.439.503.563 5,40 -1,41 -106.178.893.211 -52,13 -10,86 Hàng tồn kho 86.737.124.976 9,71 83.488.669.382 8,29 100.903.638.657 9,69 -3.248.455.594 -3,75 -1,42 17.414.969.275 20,86 1,40 Tài sản khác 3.544.081.195 0,40 4.831.261.282 0,48 5.698.326.683 0,55 1.287.180.087 36,32 0,08 867.065.401 17,95 0,07 Tài sản dài hạn 320.181.921.825 35,85 283.849.511.886 28,19 251.838.264.523 24,19 -36.332.409.939 -11,35 -7,66 -32.011.247.363 -11,28 -4,00 Tài sản cố định 277.750.522.035 31,10 239.940.885.006 23,83 206.533.187.489 19,84 -37.809.637.029 -13,61 -7.27 -33.407.697.517 -13,92 -3,99 Tài sản dài hạn khác 41.155.333.003 4,61 41.804.150.960 4,15 42.261.371.660 4,06 648.817.957 1,58 -0.46 457.220.700 1,09 -0,09 TỔNG CỘNG

Công ty đã phân tích và đánh giá như sau:

Năm 2015 Tổng tài sản của Công ty đang quản lý và sử dụng 1.006.902.351.465 đồng, trong đó tài sản ngắn hạn là 723.052.839.579 đồng chiếm 71,81%, tài sản dài hạn 283.849.511.886 đồng chiếm 28,19%. So với tổng tài sản năm 2014 tăng lên 113.775.187.623 đồng với tỷ lệ tăng 12,74% (tài sản ngắn hạn tăng 150.707.597.562 đồng, tài sản dài hạn giảm 36.332.409.939 đồng). Điều đó cho thấy quy mô về vốn của Công ty tăng lên. Khả năng về cuối kỳ quy mô sản xuất kinh doanh của Công ty được mở rộng. Đi vào xem xét từng loại tài sản ta thấy:

- Tài sản dài hạn: Tài sản cố định của Công ty năm 2015 so với năm 2014 giảm 37.809.637.029 đồng với tỷ lệ giảm -13,61%.

Tỷ trọng của tài sản dài hạn trong tổng tài sản giảm 13,61% (tỷ trọng tài sản dài hạn năm 2014 là 35,85%, năm 2015 là 28,19%) cho thấy Công ty không đầu tư thêm để tăng năng lực sản sản xuất.

- Tài sản ngắn hạn: Trong khi tài sản cố định của Công ty năm 2015 giảm so với năm 2014 thì tài sản ngắn hạn năm 2015 tăng 150.707.597.562 đồng so với năm 2014, với tỷ lệ tăng 26,2%. Phân tích cơ cấu tài sản cho thấy tăng tài sản ngắn hạn chủ yếu do:

Tăng các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn (năm 2015 tăng so với năm 2014 là: 93.981.663.798 đồng, chiếm tỷ lệ 252,04%. Năm 2015, Công ty đầu tư ngắn hạn vào gửi tiền có kỳ hạn, trái phiếu 131.270.322.430 đồng. Khi đó Công ty có điều kiện thực hiện các giao dịch cần thiết).

Các khoản phải thu năm 2015 so với năm 2014 tăng nhưng không nhiều 10.439.503.563 đồng, với tỷ lệ tăng 5,4%, tỷ trọng các khoản phải thu năm 2014 là 21,64% trong tổng tài sản ngắn hạn, năm 2015 là 20,23% giảm 1,41%. Thể hiện Công ty chưa tích cực thu hồi các khoản nợ phải thu, dẫn đến Công ty ứ đọng vốn, bị khách hàng chiếm dụng vốn tăng lên.

Hàng tồn kho năm 2015 so với năm 2014 giảm 3.248.455.594 đồng với tỷ lệ giảm 3,75%, chứng tỏ Công ty đã chú trọng đến báng hàng, thu hồi vốn.

tăng là 47.587.705.705 đồng với tỷ lệ tăng 18,87 %. Trong đó chủ yếu tăng là do Công ty đầu tư vào tiền gửi có kỳ hạn.

Năm 2016, tổng tài sản của Công ty là 1.041.148.060.916 đồng, trong đó tài sản ngắn hạn là 789.309.796.393 đồng chiếm 75,81%, tài sản dài hạn 251.838.264.523 đồng, chiếm 24,19%. So với tổng tài sản năm 2015 tăng lên 34.245.709.451 đồng, với tỷ lệ tăng 3,4% (tài sản ngắn hạn tăng 66.256.956.814 đồng, tài sản dài hạn giảm 32.011.247.363 đồng). Cho thấy quy mô về vốn của Công ty tăng lên. Khả năng về cuối kỳ quy mô sản xuất kinh doanh của Công ty được mở rộng. Xem xét từng loại tài sản ta thấy:

- Tài sản dài hạn: Tài sản cố định của Công ty năm 2016 so với năm 2015 giảm 33.407.697.517 đồng với tỷ lệ tăng 13,92%.

Tỷ trọng của tài sản dài hạn trong tổng tài sản giảm 4,0% (tỷ trọng tài sản dài hạn năm 2015 là 28,19%, năm 2016 là 24,19%) cho thấy Công ty vẫn chưa quan tâm nhiều đến đầu tư thêm để tăng năng lực sản sản xuất.

- Tài sản ngắn hạn: Trong khi tài sản cố định của Công ty năm 2016 giảm so với năm 2015 thì tài sản ngắn hạn năm 2016 tiếp tục tăng 66.256.956.814 đồng so với năm 2015, với tỷ lệ tăng 9,16%. Phân tích cơ cấu tài sản cho thấy số tăng chủ yếu do tăng các khoản tiền và tương đương tiền (năm 2016 tăng so với năm 2015 là: 68.894.602.527 đồng, chiếm tỷ lệ 22,98%) và các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn (năm 2016 tăng so với năm 2015 là: 85.259.212.822 đồng, chiếm tỷ lệ 64,95%).

Các khoản phải thu năm 2016 so với năm 2015 giảm nhiều 106.178.893.211 đổng, với tỷ lệ tăng 52,13%, tỷ trọng các khoản phải thu năm 2015 là 20,23% trong tổng tài sản ngắn hạn, năm 2016 là 9,36% giảm 10,86%. Điều này thể hiện Công ty đã rất tích cực trong việc thu hồi các khoản phải thu, giảm bớt hiện tượng ứ đọng vốn trong khâu thanh toán, hạn chế việc để chiếm dụng vốn.

Hàng tồn kho năm 2016 so với năm 2015 tăng 17.414.969.275 đồng với tỷ lệ tăng 20,86%, Công ty trong năm 2016 còn tồn đọng nhiều hàng trong kho, chính sách bán hàng của Công ty chưa phù hợp, dẫn đến ứ đọng vốn.

Phân tích cơ cấu và sự biến động của nguồn vốn

Bảng 2.4: Phân tích cơ cấu và sự biến động của nguồn vốn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện phân tích báo cáo tài chính tại công ty cổ phần bibica (Trang 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)