Hoàn thiện nội dung phân tíchbáo cáo tài chính

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện phân tích báo cáo tài chính tại công ty cổ phần bibica (Trang 96 - 112)

7. BỐ CỤC CỦA ĐỀ TÀI

3.1.3 Hoàn thiện nội dung phân tíchbáo cáo tài chính

Thông tin sử dụng trong phân tích báo cáo tài chính của doanh nghiệp đóng vai trò rất quan trọng, thông tin trong phân tích báo cáo tài chính của công ty là hệ thống báo cáo tài chính. Để có cách nhìn tổng thể về tình

hình tài chính hoạt động của doanh nghiệp. Tại Công ty Cổ phần Bibica đã sử dụng 3 báo cáo tài chính là: Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả kinh doanh, Thuyết minh báo cáo tài chính. Còn Báo cáo lưu chuyển tiền tệ chưa được công ty sử dụng trong phân tích. Do vậy, để kết quả phân tích các báo cáo tài chính đạt hiệu quả cao, phục vụ cho việc ra quyết định của ban lãnh đạo công ty có hiệu quả, trong quá trình phân tích báo cáo, người phân tích phải sử dụng thêm Báo cáo lưu chuyển tiền tệ, vì thông tin Báo cáo lưu chuyển tiền tệ, các nhà quản lý cũng như các chủ nợ có thể đánh giá được tình hình luân chuyển tiên trong công ty.

Nội dung phân tích trên báo cáo tại Công ty Cổ phần Bibica chủ yếu sử dụng các chỉ tiêu cơ bản để đánh giá hiệu quả tài chính, các chỉ tiêu này mới chỉ cho thấy được kết quả hoạt động tài chính cụ thể: kết quả lợi nhuận, khả năng thanh toán… nhưng chưa thấy được mối liên hệ giữa các chỉ tiêu mà các công ty sử dụng chỉ dừng lại ở mức phân tích tĩnh. Do vậy, kết quả phân tích chưa thu được và chưa đủ cơ sở để đánh giá chính xác hiệu quả tài chính.

Khi phân tích khái quát tình hình tài chính của Công ty, Công ty mới chỉ dừng lại ở việc đưa ra một số chỉ tiêu cơ bản của từng năm dựa vào phân tích Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả kinh doanh mà chưa đưa ra dược một hệ thống chỉ tiêu đầy đủ; Thực hiện phân tích cấu trúc tài chính trong đó đã phân tích cơ cấu và sự biến động của tài sản, nguồn vốn, mối quan hệ giữa tài sản và nguồn vốn, đánh giá được tình hình huy động vốn của doanh nghiệp. Song các chỉ tiêu phân tích phản ánh mức độ độc lập, phụ thuộc về tài chính chưa được phân tích.

Khi phân tích tình hình và khả năng thanh toán của công ty, Công ty mới chỉ dừng lại ở việc phân tích tình trạng nợ và khả năng thanh toán tổng quát, khả năng thanh toán nợ ngắn hạn, khả năng thanh toán nhanh mà chưa phân tích tình hình các khoản phải thu, nợ phải trả của doanh nghiệp, khả

năng tạo tiền của Công ty, khả năng thanh toán nợ dài hạn và khả năng thanh toán lãi vay.

Khi phân tích hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp Công ty thực hiện phân tích trên Báo cáo kết quả kinh doanh và một số chỉ tiêu của hệ số hoạt động, hệ sinh lời, chưa phân tích được việc sử dụng tài sản, nguồn vốn, chi phí có thực sự hiệu quả hay không, bởi vì khi tài sản, nguồn vốn, chi phí được sử dụng hợp lý thì hiệu quả sử dụng mới được hiệu quả. Do vậy, Công ty nên đưa thêm một số chỉ tiêu vào phân tích như: nhóm chỉ tiêu phân tích hiệu quả sử dụng tài sản, nhóm chỉ phân tích hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu, nhóm phân tích hiệu quả sử dụng chi phí. Để Ban lãnh đạo có thể dựa vào kết quả phân tích đưa ra được các quyết định về việc sử dụng tài sản, nguồn vốn và chi phí làm sao cho mang lại hiệu quả cao nhất đối với doanh nghiệp.

Hoàn thiện phân tích khái quát tình hình tài chính

Đánh giá mức độ độc lập tài chính của Công ty

Để đánh giá mức độ độc lập tài chính của Công ty Cổ phần Bibica nên bổ sung các chỉ tiêu để đánh giá mức độ độc lập tài chính hiện tại của Công ty. Các chỉ tiêu:

Hệ số tài trợ: là chỉ tiêu phản ánh khả năng tự bảo đảm về mặt tài chính và mức độ độc lập về mặt tài chính của doanh nghiệp. Chỉ tiêu này cho biết trong tổng số nguồn vốn của doanh nghiệp, nguồn vốn chủ sở hữu chiếm mấy phần. Trị số của chỉ tiêu này lớn chứng tỏ khả năng tự đảm bảo về mặt tài chính của doanh nghiệp cao, mức độ độc lập tài chính tăng và ngược lại.

Hệ số tài trợ = Vốn chủ sở hữu Tổng số nguồn vốn

Hệ số tự tài trợ tài sản dài hạn: là chỉ tiêu phản ánh mức độ đầu tư vốn chủ sở hữu vào tài sản dài hạn. Trị số của chỉ tiêu này lớn chứng tỏ vốn

chủ sở hữu đầu tư vào tài sản dài hạn lớn. Điều này giúp doanh nghiệp đảm bảo về mặt tài chính nhưng hiệu quả kinh doanh không cao.

Hệ số tài trợ tài sản dài hạn = Vốn chủ sở hữu Tài sản dài hạn

Hệ số tự tài trợ tài sản cố định:

Hệ số tài trợ tài sản cố định = Vốn chủ sở hữu

Tài sản cố định đã và đang đầu tư

Bảng 3.2: Bảng đánh giá khái quát mức độ độc lập tài chính

Chỉ tiêu Năm N-2 Năm N-1 Năm N So sánh +/- % 1. Hệ số tài trợ (lần)

2. Hệ số tự tài trợ tài sản dài hạn ( lần) 3. Hệ số tự tài trợ tài sản cố định (lần)

Thực hiện đánh giá:

Dựa vào Bảng cân đối kế toán từ năm 2014 – 2016 trong báo cáo tài chính Công ty Cổ phần Bibica tác giả tính toán được:

Bảng 3.3: Bảng đánh giá khái quát mức độ độc lập tài chính Công ty Cổ phần Bibica

Chỉ tiêu Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Tăng, giảm 2015 – 2014 Tăng, giảm 2016 – 2015 +/- % +/- % 1. Hệ số tài trợ (lần) 0,718 0,701 0,723 - 0,017 - 2,368 0,022 3,138 2. Hệ số tự tài trợ tài sản dài hạn ( lần) 2,003 2,486 2,989 0,483 24,114 0,503 20,233 3. Hệ số tự tài trợ tài sản cố định (lần) 2,347 2,975 3,667 0,628 26,758 0,692 23,261

Nhận xét:

Năm 2015 – 2014: Hệ số tài trợ năm 2015 giảm so với năm 2014 là 0,017 lần với tỷ lệ giảm 2,368%. Tức là, năm 2015 khả năng đảm báo về mặt tài chính của công ty là thấp hơn năm 2014. Song cả hai năm 2015, năm 2014 thì hệ số tài trợ của Công ty Cổ phần Bibica là cao (năm 2015 là 0,701 và năm 2014 là 0,718), điều đó chứng tỏ vốn chủ sở hữu chiếm phần lớn trong tổng nguồn vốn của Công ty → mức độ độc lập tài chính của Công ty Cổ phần Bibica cao.

Hệ số tự tài trợ tài sản dài hạn năm 2015 tăng so với năm 2014 là 0,483 lần với tỷ lệ giảm là 24,114%. Tức là, năm 2015 khả năng đảm báo về mặt tài chính của Công ty là cao hơn năm 2014. Song cả hai năm 2015, năm 2014 thì hệ số tự tài trợ tài sản dài hạn cao (năm 2015 là 2,486 và năm 2014 là 2,003), chứng tỏ tài sản dài hạn của Công ty được đầu tư chủ yếu tà vốn chủ sở hữu → mức độ độc lập tài chính cao, song hiệu quả kinh doanh sẽ bị giảm vì vốn đầu tư sử dụng vào kinh doanh quay vòng sinh lời giảm.

Hệ số tự tài trợ tài sản cố định năm 2015 tăng so với năm 2014 là 0,628 lần với tỷ lệ tăng là 26,758%. Hệ số tài trợ tài sản cố định hai năm cao (năm 2015 là 2,975 và năm 2014 là 2,347), chứng tỏ tài sản cố định của Công ty được đầu tư từ vốn chủ sở hữu, là điều kiện cần thiết và phương tiện cho hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.

Năm 2016 – 2015: Hệ số tài trợ năm 2016 tăng so với năm 2015 là 0,022 lần với tỷ lệ tăng 3,138%. Tức là năm 2016 mức độ đảm bảo về mặt tài chính là tốt hơn năm 2015. Song hệ số này cả hai năm đều cao (năm 2016 là 0,723 và năm 2015 là 0,701) → khả năng đảm bảo và độc lập về mặt tài chính của Công ty Cổ phần Bibica là cao.

Hệ số tự tài trợ tài sản dài hạn, hệ số tự tài trợ tài sản cố định năm 2016 so với năm 2015 đều tăng. Hệ số này ở mức cao → Công ty Cổ phần Bibica mức độc lập tài chính cao.

Hệ số tự tài trợ tài sản dài hạn, Hệ số tự tài trợ tài sản cố định từ năm 2014 đến năm 2016 đều cao và tăng dần, số vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp

càng có thừa khả năng để trang trải tài sản dài hạn và do vậy, doanh nghiệp sẽ ít gặp khó khăn trong thanh toán các khoản nợ dài hạn đến hạn.

Hoàn thiện phân tích tình hình và khả năng thanh toán

Phân tích tình hình các khoản phải thu, nợ phải trả của doanh nghiệp

Để phân tích rõ nét tình hình khả năng thanh toán của doanh nghiệp, ta nghiên cứu chi tiết các khoản phải thu, công nợ phải trả sẽ tác động đến khả năng thanh toán của Công ty như thế nào. Khi hoạt động tài chính của Công ty tốt thì tình hình chiếm dụng vốn của nhau thấp, khả năng thanh toán dồi dào. Khi hoạt động tài chính kém dẫn đến tình trạng chiếm dụng vốn của nhau nhiều, các khoản phải thu, nợ phải trả sẽ kéo dài. Khi đó phải xác định rõ số vốn chiếm dụng và bị chiếm dụng là bao nhiêu để thấy được khả năng thanh toán thực sự của Công ty. Để phân tích tình hình thanh toán, ta tính ra và so sánh giữa kỳ phân tích và kỳ gốc các chỉ tiêu phản các khoản phải thu, phải trả của Công ty.

Tỷ lệ các khoản thu so các khoản nợ phải trả = Tổng các khoản phải thu

Tổng nợ phải trả x100 Chỉ tiêu này phản ánh các khoản phải thu so với nợ phải trả của Công ty. Chỉ tiều này trên 100%, chứng tỏ vốn công ty bị chiếm dụng nhiều.Ngược lại, chỉ tiêu này nhỏ hơn 100%, chứng tỏ Công ty chiếm dụng vốn nhiều. Thực tế, cho thấy chỉ tiêu này lớn hơn hay nhỏ hơn đều phản ánh tình hình tài chính không lành mạnh.

Ví dụ: Dựa vào Bảng cân đối kế toán của Công ty Cổ phần Bibica 3 năm 2014 đến 2016 ta tính được:

- Tỷ lệ các khoản phải thu so với các khoản nợ phải trả năm 2014 là: 193.229.435.408

240.574.058.431 x 100 = 80,32%

- Tỷ lệ các khoản phải thu so với các khoản nợ phải trả năm 2015 là: 203.668.938.971

- Tỷ lệ các khoản phải thu so với các khoản nợ phải trả năm 2016 là: 97.490.045.760

288.291.233.439 x 100 = 33,82%

Nhận xét: Từ năm 2014 đến năm 2016 thì tỷ lệ các khoản phải thu

so với các khoản nợ phải trả đều nhỏ hơn 100%, chứng tỏ công ty chiếm dụng vốn của khách hàng. Nhưng tỷ lệ giảm dần: năm 2014 là 80,32%, năm 2015 là 67,56% và năm 2016 là 33,82%, chứng tỏ mức độ chiếm dụng vốn của Công ty tăng lên.

Phân tích tình hình và khả năng thanh toán của doanh nghiệp tiến hành so sánh các khoản nợ phải thu, nợ phải trả giữa năm này với năm khác.

Ta lập bảng phân tích tình hình công nợ: Bảng 3.4: Phân tích tình hình công nợ Chỉ tiêu Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Tăng/Giảm +/- %

Các khoản phải thu

I. Các khoản phải thu ngắn hạn

1. Phải thu khách hàng 2.Trả trước cho người bán 3. Các khoản phải thu khác

4. Dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi (*)

Các khoản phải trả Phải trả ngắn hạn

1. Vay và nợ ngắn hạn 2. Phải trả người bán 3. Người mua trả tiền trước

4. Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước 5. Phải trả người lao động

6. Chi phí phải trả

7. Các khoản phải trả, phải nộp ngắn hạn khác 8. Quỹ khen thưởng, phúc lợi

Phải trả dài hạn

1. Phải trả dài hạn khác 2. Vay và nợ dài hạn

Dựa vào Báo cáo kết quả kinh doanh Công ty Cổ phần Bibica 3 năm từ năm 2014 đến năm 2016 và thực hiện tính toán ta có Bảng 3.5:

Bảng 3.5: Phân tích tình hình công nợ Công ty Cổ phần Bibica

ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Tăng/Giảm 2015/2014 Tăng/Giảm 2016/2015 +/- % +/- %

Các khoản phải thu 193.229 203.668 97.490 10.439 5,4 - 106.178 - 52,13 I. Các khoản phải

thu ngắn hạn 193.229 203.668 97.490 10.439 5,4 - 106.178 - 52,13

1. Phải thu khách

hàng 62.416 74.451 78.590 12.035 19,28 4.139 5,56 2.Trả trước cho người

bán 1.352 192 12.049 - 1.160 - 85,8 11.857 6.175 3. Các khoản phải thu

khác 134.905 134.963 10.570 58 0,04 - 124.393 - 92,17 4. Dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi (*) (5.445) (5.938) (3.720) -493 -9,05 2.218 37,35 Các khoản phải trả 251.949 301.304 288.291 49.355 19,59 -13.013 -4,32 Phải trả ngắn hạn 240.574 281.964 267.550 41.390 17,2 - 14.414 - 5,11 1. Phải trả người bán 66.425 69.029 95.570 2.604 3,92 26.541 38,45 2. Người mua trả tiền

trước 4.768 4.469 6.373 - 299 - 6,27 1.904 42,6 3. Thuế và các khoản

phải nộp Nhà nước 18.130 17.889 13.744 - 241 - 1,33 - 4.145 - 23,17 4. Phải trả người lao

động 8.073 9.034 10.476 961 11,9 1.442 15,96 5. Chi phí phải trả 81.718 119.970 136.655 38.252 46,81 16.685 13,91 6. Các khoản phải trả, phải nộp ngắn hạn khác 57.917 57.964 3.100 47 0,08 -54.864 - 94,65

7. Quỹ khen thưởng,

phúc lợi 3.538 3.606 1.629 68 1,92 - 1.977 - 54,83 Phải trả dài hạn 11.375 19.339 20.740 7.964 70,01 1.401 7,24 1. Phải trả dài hạn khác 4.800 6.118 5.841 1.318 27,46 - 277 - 4,53 2. Dự phòng phải trả dài hạn 6.575 13.221 14.898 6.646 101,08 1.677 12,68

Nhận xét:

Năm 2015/2014:

- Các khoản phải thu chủ yếu là phải thu trong ngắn hạn. Năm 2015 so với năm 2014 phải thu ngắn hạn tăng 10.439 triệu đồng với tỷ lệ tăng 5,4% (năm 2015 khoản phải thu là 203.668 triệu đồng, năm 2014 là 193.229 triệu đồng). Trong đó khoản thu chủ yếu là các khoản phải thu khác (năm 2014 là 134.963 triệu đồng, năm 2014 là 134.905 triệu đồng).

- Các khoản phải trả năm 2015 tăng so với năm 2014 là 49.355 triệu đồng với tỷ lệ tăng là 19,59%. Trong đó, phải trả ngắn hạn tăng 41.390 triệu đồng với tỷ lệ tăng là 17,2%, phải trả dài hạn tăng 7.964 triệu đồng với tỷ lệ tăng là 70,01%: phải trả ngắn hạn tăng chủ yếu do phải trả người lao động và chi phí phải trả; phải trả dài hạn tăng chủ yếu do dự phòng phải trả dài hạn.

Năm 2016/2015:

Các khoản phải thu chủ yếu là phải thu trong ngắn hạn. Năm 2016 so với năm 2015 phải thu ngắn hạn giảm 106.178 triệu đồng với tỷ lệ giảm là 52,13%. Giảm này chủ yếu do các khoản phải thu khác giảm124.393 triệu đồng với tỷ lệ giảm là 92,17%.

Các khoản phải trả năm 2016giảm so với năm 2015 là 13.013 triệu đồng với tỷ lệ giảm là 4,32%. Nguyên nhân giảm là do phải trả ngắn hạn giảm nhiều hơn phần phải trả dài hạn tăng.

Phân tích khả năng tạo tiền

Phân tích khả năng tạo tiền là cơ sở đánh giá khả năng thanh toán của Công ty. Khả năng tạo tiền của Công ty bao gồm tiền thu từ hoạt động bán hàng, tiền thu từ hoạt động đầu tư tài chính, tiền thu từ hoạt động khác, tiền đi vay,….

Phân tích khả năng chi trả thực tế của Công ty: xác định chỉ tiêu hệ số khả năng trả nợ ngắn hạn dựa vào dòng tiền thuần từ hoạt động kinh doanh.

Hệ số khả năng trả nợ ngắn hạn =Dòng tiền thuần từ hoạt động kinh doanh Tổng nợ ngắn hạn

Chỉ tiêu này cho biết Công ty có đủ khả năng trả nợ hay không, chỉ tiêu này càng cao thì khả năng thanh toán của doanh nghiệp càng tốt, là nhân tố tích cực tác động tới hoạt động kinh doanh.

Dựa vào Báo cáo lưu chuyển tiền tệ của Công ty Cổ phần Bibica năm 2015, năm 2016 ta tính toán được:

Năm 2015: Hệ số khả năng trả nợ ngắn hạn =151.943.002.584 281.964.321.466 = 0,54 Năm 2016: Hệ số khả năng trả nợ ngắn hạn = 174.802.925.568 267.550.910.686 = 0,65

Nhận xét: Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn năm 2016 so với năm 2015 tăng 0,11 lần. Hệ số này 2 năm đều thấp, chứng tỏ doanh nghiệp có

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện phân tích báo cáo tài chính tại công ty cổ phần bibica (Trang 96 - 112)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)