Chủ trƣơng, chính sách của huyện Hoài Nhơn về công nghiệp hóa –

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kinh tế nông nghiệp huyện hoài nhơn, tỉnh bình định (1986 2015) (Trang 32 - 41)

7. Bố cục của luận văn:

2.1. Chủ trƣơng, chính sách của huyện Hoài Nhơn về công nghiệp hóa –

hiện đại hóa nông nghiệp (1986 - 2015)

Năm 1986, đất nƣớc đang trong tình trạng khủng hoảng kinh tế - xã hội nghiêm trọng. Những sai lầm về cải cách giá, tiền lƣơng chƣa thể khắc phục. Các thế lực thù địch tiếp tục ra sức chống phá ta quyết liệt từ nhiều phía, trên nhiều lĩnh vực. Đối với huyện, nền kinh tế mất cân đối về nhiều mặt, công tác quản lý xã hội còn nhiều lúng túng, hạn chế. Trong bối cảnh đó, Đảng bộ vẫn tin tƣởng quyết tâm lãnh đạo nhân dân đi theo con đƣờng mà Đảng ta đã chọn.

Thực hiện Chỉ thị số 80-CT/TW ngày 1/3/1986 của Bộ Chính trị (khóa V) về tiến hành Đại hội Đảng các cấp, tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI, từ tháng 6 đến tháng 8, các chi, đảng bộ cơ sở đã tiến hành xong đại hội. Đại hội tập trung thảo luận và t ng hợp ý kiến đóng góp của đảng viên vào các dự thảo Văn kiện sẽ trình Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XII, Đảng bộ tỉnh Nghĩa Bình lần thứ IV và Đại hội đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ VI. Với tinh thần “nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng sự thật” của toàn Đảng. Đại hội Đảng bộ đánh giá thành tựu, hạn chế trong 5 năm 1981 - 1985, thực hiện cải tạo xã hội chủ nghĩa trong nông nghiệp và công - thƣơng nghiệp căn bản hoàn thành và xây dựng quan hệ sản xuất mới xã hội chủ nghĩa, đề ra đƣợc các quyết sách đúng đắn, hợp với thực tế địa phƣơng, từng bƣớc tháo gỡ khó khăn và đã thu đƣợc những kết quả quan trọng trong sản xuất nông nghiệp, thủ công nghiệp, bƣớc đầu khắc phục khó khăn thiếu thốn, cơ sở vật chất kỹ thuật đƣợc xây dựng, tạo tiền đề phát triển kinh tế - xã hội của huyện.

Theo phƣơng hƣớng đó, Đại hội đề ra những chỉ tiêu chủ yếu sau: Tốc độ phát triển sản xuất nông nghiệp bình quân hàng năm 8%, trong đó cây lƣơng thực tăng từ 5% đến 7% đến năm 1990 sản lƣợng lƣơng thực quy thóc đạt 50.000 tấn, bình quân 350kg/ngƣời/năm, huy động lƣơng thực 8.000 tấn, khai thác và nuôi trồng thủy hải sản đạt 9.000 - 10.000 tấn [2, tr.112].

Các chỉ tiêu chủ yếu về kinh tế đều phấn đấu vƣợt kế hoạch và tăng hơn năm trƣớc cả về số lƣợng và chất lƣợng, cả trong sản xuất nông nghiệp, sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, trong đánh bắt nuôi trồng thủy hải sản và trên lĩnh vực phân phối lƣu thông. Nông sản hàng hóa và các nghĩa vụ đóng góp cho nhà nƣớc đều hoàn thành vƣợt mức kế hoạch. Cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, đầu tƣ xây dựng cơ bản có chuyển biến tiến bộ về chất, tạo ra điều kiện thuận lợi cho bƣớc phát triển của những năm sau.

Trƣớc những hạn chế ngày càng rõ của cơ chế Khoán 100 nhằm thúc đẩy, tạo điều kiện cho nền nông nghiệp, nông thôn thoát khỏi tình trạng trì trệ, khủng hoảng, ngày 5/4/1988, Bộ Chính trị ra Nghị quyết số 10-NQ/TW về đ i mới quản lý kinh tế trong nông nghiệp (gọi tắt là khoán 10).

Huyện ủy đã chỉ đạo các địa phƣơng đơn vị trong huyện thực hiện khoán mới theo Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị ngay từ vụ mùa năm 1988. Cơ chế khoán mới bƣớc đầu giải phóng đƣợc năng lực sản xuất trong nông nghiệp, tạo động lực khuyến khích nông dân hăng hái nhận ruộng đất, bỏ vốn đầu tƣ và thâm canh tăng năng suất phát triển sản xuất.

Tuy nhiên, ở một số hợp tác xã do quán triệt tinh thần Nghị quyết thiếu sâu sắc, khi triển khai đã có một số xã viên hiểu sai lệch chủ trƣơng, mặt khác, hậu quả giải quyết thiếu dứt điểm trong việc giao khoản trƣớc đây, nên đã dẫn đến tình trạng tranh chấp ruộng đất ở một số hợp tác xã. Trƣớc tình hình đó, Huyện đã b sung khuyết điểm kịp thời và quyết định cho các hợp tác xã chƣa chuẩn bị đầy đủ việc triển khai phƣơng án giao ruộng đất sẽ đƣợc

tiến hành vào đầu năm 1989. Quyết định của Huyện ủy đã tháo gỡ khó khăn cho hợp tác xã trong việc triển khai thực hiện giao ruộng đất cho ngƣời lao động, n định tình hình địa phƣơng. Đến tháng 2/1989, 29/29 hợp tác xã trong huyện đã đi vào thực hiện khoán mới.

Thực hiện chủ trƣơng của Huyện ủy, nhân dân đã bƣớc đầu phá bỏ vƣờn tạp, thay đ i cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp với nhu cầu thị trƣờng. Các vùng chuyên canh cây ăn quả nhƣ cam, bƣởi, chanh... đƣợc hình thành, tạo thêm nhiều mặt hàng nông sản cho tiêu dùng và xuất khẩu.

Với lợi thế có nhiều xã biển, nhiều cửa biển có nguồn lao động dồi dào, kinh nghiệm đánh bắt nuôi trồng thủy hải sản. Huyện ủy đã đề ra chủ trƣơng: Tập trung củng cố, xây dựng phát triển toàn diện các lĩnh vực nuôi trồng, đánh bắt, thu mua, chế biến, phân phối tiêu dùng và hậu cần dịch vụ phục vụ nghề cá. Huy động các nguồn vốn, đầu tƣ chiều sâu, mở rộng liên doanh, liên kết kinh tế, ƣu tiên đầu tƣ phát triển nuôi trồng, đánh bắt hải sản xuất khẩu, từng bƣớc đƣa ngành hải sản huyện thành ngành công nghiệp quan trọng phục vụ chƣơng trình kinh tế lớn. Kết hợp chặt chẽ phát triển kinh tế biển với tăng cƣờng quốc phòng, an ninh, tăng cƣờng phòng thủ biển, kịp thời ngăn chặn mọi hành động vƣợt biên, xâm nhập, chống phá của các thế lực thù địch,cụ thể hóa chủ trƣơng bằng những giải pháp, huyện đã tạo điều kiện cho ngành thủy sản phát triển.

Qua hơn hai năm thực hiện đƣờng lối đ i mới của Đảng, đội ngũ cán bộ lãnh đạo, cán bộ quản lý Nhà nƣớc, lãnh đạo các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh bƣớc đầu đã đ i mới tƣ duy và có sự trƣởng thành nhất định. Các cơ chế chính sách mới đi vào cuộc sống, đã có tác dụng tích cực, khơi dậy, phát huy tiềm năng của các thành phần kinh tế và các tầng lớp nhân dân. Đời sống nhân dân trong huyện đƣợc nâng cao hơn trƣớc, một bộ phận có cải thiện. Một số mặt kinh tế - xã hội tăng trƣởng khá và chuyển biến rõ. Diện

tích, năng suất, sản lƣợng cây trồng, vật nuôi phát triển và n định. Năng lực khai thác thủy sản phát triển, nuôi tôm xuất khẩu tăng khá, chế biến, tiêu thụ hải sản có tiến bộ. Kinh tế gia đình khá hơn.

Huyện đã giải quyết một bƣớc quan trọng về lƣơng thực, thực phẩm, hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu. Kinh tế chuyển sản xuất hàng hóa với nhiều mô hình mới xuất hiện trong sản xuất, kinh doanh. Đời sống của đa số nhân dân đƣợc cải thiện một bƣớc cả về vật chất và tinh thần. An ninh và quốc phòng tiếp tục đƣợc tăng cƣờng giữ vững. Hệ thống t chức Đảng, bộ máy chính quyền và các đoàn thể nhân dân từng bƣớc đ i mới phù hợp với yêu cầu lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trƣờng có sự quản lý của Nhà nƣớc, theo định hƣớng xã hội chủ nghĩa.

Vận dụng những chủ trƣơng, chính sách của Đảng và Nhà nƣớc về điều chỉnh cơ cấu kinh tế, đ i mới cơ chế quản lý. Đảng bộ tập trung chỉ đạo thực hiện sản xuất lƣơng thực, thực phẩm hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu nhằm thúc đẩy sản lƣợng lƣơng thực tăng nhanh, Huyện đã tập trung đầu tƣ xây dựng hạ tầng cơ sở, xây dựng công trình thủy lợi, cung cấp giống mới, phân bón, thuốc trừ sâu, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, thực hiện khoán theo đơn giá giữa ngƣời nông dân và hợp tác xã, củng cố hợp tác nông nghiệp về mặt quy mô và đội ngũ cán bộ. Kết quả sản xuất nông nghiệp tăng nhanh về số lƣợng và diện tích.

Tiếp theo Nghị quyết 10, ngày 15/07/1988, Bộ Chính trị ra Nghị quyết 16 về đ i mới chính sách và cơ chế quản lý đối với các cơ sở sản xuất thuộc các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh, khuyến khích các thành phần kinh tế đẩy mạnh sản xuất kinh doanh, khuyến khích mọi ngƣời làm giàu và tăng thu nhập một cách hợp pháp, chính đáng, huyện đã tích cực triển khai Nghị quyết 10 và Nghị quyết 16 của Bộ Chính trị.

Ngày 30/6/1989, tại kỳ họp thứ năm Quốc Hội khóa VIII ra Nghị quyết về điều chỉnh địa giới hành chính tỉnh Nghĩa Bình. Sau 13 năm hợp nhất, Đảng bộ và bộ máy chính quyền, các đoàn thể tỉnh Bình Định đƣợc tái lập và chính thức đi vào hoạt động từ ngày 1/7/1989, đây là một sự kiện lớn của Đảng bộ và nhân dân tỉnh Bình Định.

Năm 1990, nhân dân bắt đầu có phong trào đầu tƣ vốn và lao động nhằm thực hiện 3 chƣơng trình kinh tế lớn (lƣơng thực, thực phẩm, hàng tiêu dùng, hàng xuất khẩu). Ngoài các hợp tác xã đẩy mạnh sản xuất kinh doanh đã xuất hiện các mô hình kinh tế trang trại của tƣ nhân trồng cây ăn quả, chăn nuôi gia súc, gia cầm, trồng cây công nghiệp, cây lấy gỗ, ph biến là mô hình VAC. Nhân tố mới về phát triển sản xuất hàng hóa xuất hiện ngày càng nhiều, đời sống đa số nhân dân đƣợc cải thiện. Các ngành chăn nuôi gia súc, gia cầm và nuôi trồng, đánh bắt hải sản góp phần đảm bảo nguồn thực phẩm cho nhân dân, tạo nguồn hàng xuất khẩu mang lại thu nhập cao cho nền kinh tế của huyện.

Thực hiện chủ trƣơng của Trung ƣơng Đảng, Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Bình Định lần thứ XIV (vòng 2) diễn ra từ ngày 18 đến 24/1/1992 tại thành phố Quy Nhơn. Đại hội đề ra phƣơng hƣớng, nhiệm vụ của Đảng bộ trong nhiệm kỳ 1992 - 1995 là tiếp tục đẩy mạnh công cuộc đ i mới, phấn đấu đƣa kinh tế - xã hội của huyện từng bƣớc đi vào n định và từng bƣớc phát triển, giữ vững n định chính trị và trật tự an toàn xã hội.

Thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ƣơng Đảng (khóa VII) về tiếp tục đ i mới và phát triển kinh tế - xã hội nông thôn và Nghị quyết 09 của Tỉnh ủy về tiếp tục đ i mới và phát triển kinh tế - xã hội nông thôn Bình Định đến năm 2000, Huyện ủy chỉ đạo điều chỉnh đất đai, giao quyền sử dụng ruộng đất lâu dài cho xã viên, nhất là đảm bảo 5 quyền: chuyển đ i, chuyển nhƣợng, thừa kế, cho thuê và thế chấp; điều chỉnh

nội dung, phƣơng thức hoạt động của hợp tác xã nông nghiệp.

Đến tháng 5/1994, huyện cơ bản hoàn thành giao quyền sử dụng ruộng đất lâu dài cho hộ nông dân. Hợp tác xã chuyển sang mô hình hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp với bộ máy quản lý gọn nhẹ, phù hợp với sản xuất hàng hóa trong nông nghiệp. Đ i mới nội dung và phƣơng thức quản lý kinh tế nông nghiệp - nông thôn đã kích thích nông dân và các thành phần kinh tế đầu tƣ phát triển nông nghiệp.

Nghề nuôi tôm, cá nƣớc lợ, nƣớc ngọt phát triển. Chế biến thủy hải sản tập trung và riêng lẻ đều đi vào nâng cao chất lƣợng, hiệu quả.

Lâm nghiệp đã đƣợc quy hoạch t ng thể, huyện tiến hành giao đất lâm nghiệp, khoán rừng cho nhân dân quản lý, sử dụng. Triển khai thực hiện các chƣơng trình PAM, chƣơng trình về trồng rừng, đem lại hiệu quả kinh tế cao. Mỗi năm trồng mới 600 - 800 ha và gần 2 triệu cây phân tán. Đến năm 1995, nhiều đồi trọc đã đƣợc phủ xanh. Rừng phòng hộ ven biển và rừng đầu nguồn tiếp tục mở rộng. Việc giao quyền sử dụng ruộng đất lâu dài cho hộ nông dân, đã thúc đẩy sản xuất nông nghiệp trong huyện phát triển toàn diện cả về trồng trọt và chăn nuôi, trồng rừng và nuôi trồng thủy sản.

Thực hiện Chỉ thị 14/CT-UB ngày 13/3/1992 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc thực hiện Nghị định 338 và Chỉ thị 393 của Hội đồng Bộ trƣởng về thành lập và giải thể doanh nghiệp nhà nƣớc cùng Đề án phát triển công nghiệp và giai cấp công nhân đến năm 2000, Huyện ủy chỉ đạo Ủy ban nhân dân huyện nhanh chóng giải thể các doanh nghiệp thua lỗ kéo dài. Mở rộng, khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho các thành phần kinh tế đầu tƣ phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp; các ngành nghề truyền thống nhƣ dệt chiếu, sản xuất thảm xơ dừa, mành trúc, chế biến nông - lâm - hải sản, nhất là sản xuất tinh bột mì.

ủy về thực hiện Chƣơng trình hành động của Huyện ủy và Chỉ thị 13-CT/TU của Tỉnh ủy, huyện đã chỉ đạo các ngành, các địa phƣơng tập trung phát triển ngành nông nghiệp tăng cƣờng ứng dụng các tiến bộ khoa học - kỹ thuật, từng bƣớc đƣa giống mới năng suất cao, chất lƣợng tốt vào sản xuất gắn với đẩy mạnh công tác khuyến nông; đẩy nhanh tốc độ cơ giới hóa, huyện chủ trƣơng gắn phát triển nông nghiệp với xây dựng nông thôn, phấn đấu đến năm 2000 phải: Bảo đảm an toàn lƣơng thực cho ngƣời, cho phát triển chăn nuôi và cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến. Nâng cao năng suất, chất lƣợng, hiệu quả trong sản xuất nông nghiệp trên cơ sở sử dụng giống mới, đƣa các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất ngày càng ph biến. Phát triển nông nghiệp toàn diện gắn với phát triển công nghiệp chế biến, tạo ra hàng hóa nông sản.

Nghị quyết Đại hội IX của Đảng, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 10 năm (2001 - 2010), t ng kết 20 năm đ i mới, quyết định mục tiêu, phƣơng hƣớng phát triển đất nƣớc và mục tiêu, nhiệm vụ kinh tế - xã hội 5 năm (2006 - 2010); đề ra phƣơng hƣớng, nhiệm vụ xây dựng, chỉnh đốn Đảng, b sung, sửa đ i Điều lệ Đảng. Đại hội thông qua các văn kiện quan trọng: Báo cáo chính trị, Điều lệ Đảng sửa đ i, Nghị quyết X của Đảng.

Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XVII, để phát huy những thành tựu đạt đƣợc, khắc phục những khó khăn, hạn chế, đảng bộ huyện đã chỉ đạo các cấp ủy đảng, chính quyền, đoàn thể từ huyện đến cơ sở quán triệt sâu sắc Nghị quyết Đại hội toàn quốc lần thứ X của Đảng, Nghị quyết Đại hội lần thứ XVII Đảng bộ tỉnh và Nghị quyết Đại hội lần thứ XVII Đảng bộ huyện, nhằm đƣa Nghị quyết của Đảng vào cuộc sống, phát huy, khai thác mọi tiềm năng, thế mạnh của địa phƣơng, tận dụng mọi nguồn lực, thu hút nguồn vốn đầu tƣ của mọi thành phần kinh tế để phát triển kinh tế - xã hội.

Cụ thể hóa Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XVII, chủ trƣơng của Trung ƣơng và của tỉnh, Đảng bộ huyện đã đề ra 5 chƣơng trình

kinh tế - xã hội và 2 đề án trọng điểm: Chƣơng trình hành động xây dựng các cụm công nghiệp, phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp và làng nghề giai đoạn 2006 - 2010”; Chƣơng trình “Khai thác nuôi trồng gắn với chế biến và dịch vụ thủy sản giai đoạn 2006 - 2010”; Chƣơng trình “công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn giai đoạn 2006 - 2010: Chƣơng trình “đào tạo bồi dƣỡng phát triển nguồn nhân lực giai đoạn 2006 - 2010”.

Hội Nông dân đã triển khai quán triệt Nghị quyết Đại hội Hội Nông dân tỉnh, tăng cƣờng công tác tuyên truyền ph biến chuyển giao các tiến bộ khoa học kỹ thuật cho nông dân. Các cấp Hội Nông dân từ huyện đến xã, thị trấn thực hiện tốt vai trò nòng cốt trong phát triển nông nghiệp, nông thôn. Huyện ủy đề ra kế hoạch thực hiện Nghị quyết Hội nghị 7 Ban Chấp hành Trung ƣơng Đảng khóa X về nông nghiệp, nông thôn và nông dân. Phối hợp với các ngành đoàn thể chuyển giao các tiến bộ khoa học - kỹ thuật, thông qua

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kinh tế nông nghiệp huyện hoài nhơn, tỉnh bình định (1986 2015) (Trang 32 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)