Về chăn nuôi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kinh tế nông nghiệp huyện hoài nhơn, tỉnh bình định (1986 2015) (Trang 46 - 47)

7. Bố cục của luận văn:

2.2.2. Về chăn nuôi

Chăn nuôi là ngành sản xuất quan trọng sau trồng trọt, địa hình đất đai Hoài Nhơn lợi thế phát triển ngành chăn nuôi. Mô hình chăn nuôi hộ gia đình, vật nuôi thƣờng là gia cầm nhƣ vịt, lợn, ngan, ngỗng, hộ gia đình đầu tƣ vốn, con giống, chăm sóc vật nuôi và tiêu thụ sản phẩm, riêng đàn lợn phấn đấu mỗi hộ gia đình nuôi 5 con trở lên. Tuy Hoài Nhơn là huyện có lợi thế về phát triển chăn nuôi nhƣng do còn thiếu kinh nghiệm, kỹ thuật chăn nuôi lạc hậu, thƣờng xuyên xảy ra dịch bệnh, nên ngành chăn nuôi chƣa phát triển, hơn nữa do cơ chế giá mua thấp, ngƣời chăn nuôi thua lỗ và chƣa phát huy hết tiềm năng lợi thế về đa dạng sinh học và nhu cầu thị trƣờng.

Huyện đã tập trung chỉ đạo các xã đƣa chăn nuôi thành ngành sản xuất chính có sản phẩm hàng hóa giá trị kinh tế cao và các loại giống mới: heo siêu thịt, vịt siêu trứng, gà tam hoàng, dê, cút, trong các hộ gia đình ngày càng phát triển. Hình thành 9 trang trại sản xuất nông - lâm và 1 trang trại chăn nuôi tập trung, quy mô lớn, chuyên môn hóa cao gắn với chế biến nhằm phân công lao động tại chỗ theo phƣơng châm “ly nông bất ly hƣơng”, mở rộng các dịch vụ: thú y, sản xuất thức ăn, cung cấp con giống, hƣớng dẫn kỹ thuật, tiêu thụ sản phẩm... để khuyến khích tƣ nhân đầu tƣ cho chăn nuôi hiệu quả.

Các xã đều đẩy mạnh chăn nuôi nhằm phát triển nông nghiệp toàn diện, theo hƣớng sản xuất hàng hóa. Đến năm 1995, đàn trâu 5341 con, đàn bò 20.374 con, đàn heo 69,240 con (trong đó bò lại chiếm 53%, heo lai kinh tế chiếm 78% t ng đàn) đều tăng hơn nhiệm kỳ trƣớc. Riêng đàn gia cầm tăng gấp 2 lần [48, tr.7].

Tính từ năm 1986 đến năm 1996, Hoài Nhơn đã đƣa chăn nuôi phát triển theo hƣớng hàng hoá, tăng cƣờng nâng cao hiệu xuất của chăn nuôi để chiếm tỉ trọng cao trong cơ cấu ngành nông nghiệp. Tính đến năm 1996 t ng đàn gia súc, gia cầm của huyện khá n định, duy trì khoảng gần 477.938 con. [49; tr.4].

Huyện đã xây dựng nhiều cơ chế, chính sách ƣu đãi về mặt bằng, nguồn vốn…đồng thời tích cực tuyên truyền, ph biến phƣơng thức chăn nuôi mới, công nghiệp và bán công nghiệp, khuyến khích xây dựng trang trại chăn nuôi tập trung xa khu dân cƣ. Với nguồn giống chất lƣợng cao, thức ăn chăn nuôi đảm bảo chất lƣợng, UBND huyện đã tăng cƣờng đẩy mạnh công tác kiểm tra dịch bệnh, chỉ đạo tiêm phòng cho đàn gia súc, gia cầm kịp thời, hiệu quả .

Về chăn nuôi gia cầm, UBND huyện đã chỉ đạo làm tốt công tác tuyên truyền và phòng chống dịch, bệnh; theo dõi, quản lý khâu giết m , tăng cƣờng vệ sinh môi trƣờng, khử trùng, tiêu độc nên không có dịch bệnh lớn xảy ra. Năm 1994, đàn gia cầm 160.000 con, năm 1995 đàn gia cầm là 189.594 con, năm 1996 đàn gia cầm tăng lên 226.000 con [48; tr. 5]

Các hình thức t chức trong chăn nuôi lợn thịt tuy không phát triển đa dạng, nhƣng đang có sự chuyển dịch từ chăn nuôi hộ gia đình sang chăn nuôi trang trại. Tuy nhiên, chăn nuôi lợn thịt phát triển còn chậm, thiếu quy hoạch, thiếu bền vững; chăn nuôi trang trại hình thành và phát triển thiếu sự quy hoạch t ng thể và lâu dài; vấn đề kiểm soát vệ sinh an toàn thực phẩm còn chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu ngày càng cao của ngƣời tiêu dùng trong nƣớc. Các hộ đang phải đối mặt với nhiều rủi ro trong chăn nuôi lợn thịt: rủi ro về giống, thức ăn, dịch bệnh….dẫn tới hiệu quả chăn nuôi thấp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kinh tế nông nghiệp huyện hoài nhơn, tỉnh bình định (1986 2015) (Trang 46 - 47)