Đặc điểm của kinh tế nông nghiệp huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kinh tế nông nghiệp huyện hoài nhơn, tỉnh bình định (1986 2015) (Trang 68)

7. Bố cục của luận văn:

3.1. Đặc điểm của kinh tế nông nghiệp huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình

3.1. Đặc điểm của kinh tế nông nghiệp huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định (1986 - 2015) (1986 - 2015)

Thứ nhất, huyện Hoài Nhơn vận dụng chủ trương đường lối của Đảng và tỉnh một cách kịp thời phù hợp với đặc điểm địa phương.

Sau khi có chủ trƣơng của Đảng và Nhà nƣớc, sự lãnh đạo, chỉ đạo của tỉnh ủy Bình Định, huyện ủy Hoài Nhơn đã quán triệt quan điểm đ i mới của Đảng và chủ trƣơng của Đảng bộ tỉnh, Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XII xác định phƣơng hƣớng, nhiệm vụ, mục tiêu kinh tế - xã hội của huyện tập trung đồng bộ nhằm phát huy năng lực hiện có, khai thác mọi tiềm năng để đẩy mạnh thực hiện chƣơng 3 trình kinh tế lớn của Đảng, coi nông nghiệp là mặt trận hàng đầu, giải quyết vững chắc vấn đề lƣơng thực, thực phẩm, đẩy mạnh sản xuất hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu, n định và làm chủ thị trƣờng, giá cả, tài chính, tiền tệ, lập lại trật tự trên mặt trận phân phối lƣu thông, cải thiện một bƣớc đời sống nhân dân, cán bộ, công nhân viên, các đối tƣợng chính sách. Củng cố hoàn thiện quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa trong nông nghiệp, ngƣ nghiệp và tiểu thủ công nghiệp.

Sau hai năm thực hiện Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị, tình hình kinh tế của huyện có những chuyển biến mới, đội ngũ cán bộ lãnh đạo, cán bộ quản lý Nhà nƣớc, lãnh đạo các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh bƣớc đầu đã đ i mới tƣ duy và có sự trƣởng thành nhất định. Các cơ chế chính sách mới dần đi vào cuộc sống, đã có tác dụng khơi dậy, phát huy tiềm năng của các thành phần kinh tế và các tầng lớp nhân dân.

tốt hơn. Cán bộ khuyến nông hƣớng dẫn nông dân từng bƣớc chuyển nền sản xuất nông nghiệp từ độc canh cây lúa sang đa canh, thâm canh, khai thác tiềm năng thế mạnh về đất đai, lao động và các nguồn tài chính, đẩy mạnh áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, chuyển đ i giống cây trồng, gieo xạ giống lúa cấp 1, loại bỏ giống cũ, nhiễm bệnh, năng suất thấp. Đảng bộ và Ủy ban nhân dân các xã chỉ đạo các hợp tác xã chăm lo công tác thủy lợi, bảo đảm đủ nƣớc tƣới 3 vụ/năm, quan tâm công tác phòng trừ sâu bệnh, phòng chống thiên tai, hạn chế thiệt hại đến mức thấp nhất nếu có bão, lụt xảy ra.

Cùng với đó, nhờ có vị trí địa lý thuận lợi từ lâu sống bằng nghề làm nông, nhân dân Hoài Nhơn đã cải tạo vùng đất cát pha thành thành vùng đất nông nghiệp phát triển toàn diện tạo điều kiện thuận lợi cho huyện phát huy tiềm năng, thế mạnh của địa phƣơng. Điển hình, Hoài Nhơn là một trong những địa phƣơng trồng đƣợc nhiều dừa trong tỉnh cũng nhƣ so với cả nƣớc. Sản phẩm từ dừa mang lại nguồn lợi cao về kinh tế cho Hoài Nhơn và tăng thêm việc làm cho ngƣời lao động. Hoạt động kinh tế biển cũng trở thành ngành mũi nhọn, phát huy đƣợc ƣu thế của địa phƣơng so với các vùng biển khác trong tỉnh.

Nguồn vốn, Hoài Nhơn đã hỗ trợ cho sản xuất nông nghiệp trên 10 tỷ đồng, trong đó hỗ trợ cho ứng dụng khoa học kỹ thuật, đƣa giống tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất với số tiền trên 4 tỷ đồng. Trong hai năm (2011- 2012), tỉnh và huyện đã trích nguồn ngân sách hỗ trợ 3,881 tỷ đồng (trong đó huyện hỗ trợ 3,3 tỷ đồng), nhân dân đóng góp 381,5 triệu đồng để mua các máy hiện đại sản xuất nông nghiệp và giúp đỡ các xã triển khai mô hình cơ giới hóa đồng bộ [69, tr.25].

Thứ hai, mức tăng trưởng kinh tế nông nghiệp của huyện tương đối ổn định và toàn diện, có một số lĩnh vực vượt chỉ tiêu đặt ra.

Từ năm 1988 đến năm 1994 với tinh thần khẩn trƣơng phấn đấu tích cực Hoài Nhơn mới hoàn thành nhiệm vụ giao ruộng đất và mức khoán cho

xã viên. Hoài Nhơn đã giao 1.032,58 ha ruộng đất cho 4.400 hộ nông dân. Cơ chế khoán 10 tạo động lực mạnh mẽ, nhiều hộ nông dân mạnh dạn đầu tƣ mua sắm nông cụ, đồng thời có ý thức tìm tòi, học hỏi áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, chăn nuôi để tăng năng suất, sản lƣợng.

Cơ cấu trong nội bộ ngành nông nghiệp chuyển dịch theo hƣớng tăng tỷ trọng nuôi trồng thủy sản. Năm 2010, nuôi trồng thủy sản chiếm 3,28%, năm 2015 nuôi trồng thủy sản là 3,96%. Nội bộ ngành nông nghiệp (Chăn nuôi - Trồng trọt) có biến động cơ cấu qua từng năm [18, tr.14]. Về sản xuất nông nghiệp phát triển khá vững chắc, theo kế hoạch diện tích trồng lúa năm 2001 đạt 852 ha đến năm 2005 tăng lên 915ha. Diện tích trồng màu tăng hàng năm, trong đó diện tích trồng mì đến năm 2005 đạt 340 ha, so với năm 2001 tăng 15ha, năng suất bình quân đạt 20 tấn/ha, sản lƣợng mì củ đạt 6.810 tấn [2, tr.179].

Các lĩnh vực sản xuất nông nghiệp đều có bƣớc phát triển đáng ghi nhận, cơ cấu cây trồng vật nuôi, cơ cấu mùa vụ chuyển dịch tích cực theo hƣớng sản xuất tập trung, chuyên canh, góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế trên một đơn vị diện tích. Năm 2014, huyện Hoài Nhơn đã triển khai thực hiện 26 cánh đồng mẫu lớn sản xuất lúa với diện tích 1.735 ha, có 12.666 lƣợt hộ nông dân trên địa bàn 13 xã, thị trấn tham gia. Năng suất lúa bình quân tại các cánh đồng mẫu lớn đạt 69,2 tạ/ha, tăng 7,1 tạ so với lúa sản xuất đại trà; lợi nhuận bình quân tại các cánh đồng mẫu tăng từ 9 - 10 triệu đồng/ha/vụ.

Năm 2015 cánh đồng mẫu lớn đã tăng lên con số 39, chủ yếu sản xuất lúa với diện tích 1.367 ha trên địa bàn các xã: Hoài Mỹ, Hoài Sơn, Hoài Châu Bắc, Hoài Phú, Tam Quan Nam, Hoài Tân, Hoài Thanh. Xuất hiện nhiều cánh đồng sản xuất hàng hóa tập trung quy mô đến 100 ha ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Nhiều sản phẩm của nông nghiệp bƣớc đầu đáp ứng đƣợc thị trƣờng tiêu thụ.

cánh đồng lúa VietGAP ở xã Hoài Mỹ, để hiệu quả ngƣời nông dân đƣợc tập huấn bài bản về những tiêu chí phải tuân thủ nghiêm ngặt. Đồng thời mỗi t đều đƣợc cấp s nhật ký để ghi chép từng chi tiết trong suốt quá trình sản xuất…Việc giúp nông dân tiếp cận với phƣơng pháp canh tác lúa tiên tiến, sản phẩm đƣợc bao tiêu nên họ yên tâm sản xuất, tạo điều kiện thuận lợi cho đầu ra của sản phẩm lúa sạch, tạo sự gắn kết giữa nông dân với các doanh nghiệp sản xuất.

Kinh tế lâm nghiệp là một bộ phận quan trọng của nền kinh tế địa phƣơng, Đảng ủy Hoài Nhơn chỉ đạo ngành lâm nghiệp hoạt động theo chƣơng trình trồng 5 triệu hec ta rừng của Chính phủ. Suốt 5 năm nhân dân hƣởng ứng phong trào trồng rừng và bảo vệ rừng đạt hiệu quả cao. Đến năm 2000, Hoài Nhơn đã trồng đƣợc 988,21ha rừng, trong đó 201,6ha rừng sản xuất, 590,1ha rừng theo chƣơng trình 327 và 196,5ha rừng PAM. Phong trào trồng cây lấy gỗ, trồng cây ăn quả lâu năm cũng sôi n i ở các khu vực dân cƣ. Nhân dân đã trồng đƣợc 150ha rừng phân tán, 658ha rừng phòng hộ và 180 ha rừng đất trống, đồi núi trọc [27, tr.9].

Đến năm 2005 đã trồng đƣợc 2.124,48ha, đạt 103,9% kế hoạch, trong đó rừng thƣơng mại có 201 ha, rừng 327 có 774,9ha, rừng PAM có 178ha, rừng phân tán có 615,48ha, rừng bảo vệ khoanh nuôi là sinh trên 355ha. T ng giá trị khai thác lâm nghiệp năm 2005 ƣớc đạt 1.050 triệu đồng. Đảng ủy chỉ đạo công tác quản lý đất đại có chuyển biến tiến bộ [2, tr.258].

Năm 2015 giá trị lâm nghiệp khai thác ƣớc đạt 17.000.000 đồng. Riêng các hộ nông dân nhận đất khoán trồng rừng, chăm sóc bảo vệ thu nhập thƣờng xuyên, góp phần thực hiện chƣơng giải quyết lao động nhàn rỗi, dôi thừa lại có trình xóa đói giảm nghèo ở địa phƣơng.

Chăn nuôi là ngành kinh tế quan trọng sau trồng trọt, ở các xã đã củng cố đội ngũ cán bộ chăn nuôi, thủy sản hƣớng hƣớng dẫn nông dân tiếp cận,

nắm bắt kỹ thuật chăn nuôi, phòng trừ dịch bệnh. Khuyến khích nông dân nuôi giống bò lai đạt 50% so với t ng đàn và đạt 50% máu ngoại trong mỗi con, đẩy mạnh phong trào nuôi heo hƣớng nạc đạt từ 70% đến 80% t ng đàn. Thực hiện các đợt tiêm phòng dịch bệnh cho đàn gia súc, gia cầm.

Ở một số nơi trên địa bàn huyện có xảy ra dịch lở mồm long móng, đàn trâu bò đƣợc cán bộ thú y chữa trị kịp thời và có biện pháp khoanh vùng ngăn chặn dịch bệnh lây lan. Chính quyền các xã các thôn, Hội Nông dân động viên gia đình có tiềm lực tài chính phát triển nuôi bò đàn, vịt đàn, nuôi cá nƣớc ngọt, xây dựng mô hình VAC ở nhiều vùng dân cƣ trên địa bàn. Tính có 3.700 con, đàn heo có 7.500 con, đàn gia cầm ƣớc đạt 70.000 con. Giá trị sản lƣợng chăn nuôi đạt 30% t ng giá trị nền kinh tế của các xã [67, tr.24].

Ngành chăn nuôi phát triển khá, vƣợt chỉ tiêu, Đảng ủy và Ủy ban nhân dân các xã chỉ đạo các hội đoàn thể quần chúng, khuyến khích vận động hội đoàn viên thuộc đơn vị mình, chú trọng nhất là Hội Nông dân đầu tƣ phát triển chăn nuôi tiên tiến, chọn giống mới, giống lai, xây dựng cơ sở vật chất chuồng trại, tiêm phòng dịch bệnh, kịp thời chữa trị khi có dịch bệnh xảy ra.

Tính đến năm 2005 đàn trâu có 245 con, vƣợt chỉ tiêu 45 con, đạt 116,6% kế hoạch; đàn bò có 3.895 con, thấp hơn chỉ tiêu 105 con, đạt 97,57% kế hoạch, trong đó tỷ lệ bò lại chiếm 50% trên t ng đàn, đàn heo có 17.350 con, vƣợt chỉ tiêu 4,350 con, đạt 133,4% kế hoạch, trong đó tỷ lệ heo hƣớng nạc chiếm 65%, đàn gia cầm ƣớc đạt trên 40.000 con [57, tr.9].

Giá trị t ng sản phẩm ngành chăn nuôi chiếm 51,5% t ng giá trị ngành nông nghiệp, các hợp tác xã nông nghiệp tiếp tục đƣợc củng cố và hoạt động theo Luật Hợp tác xã, đảm nhận một số khâu trọng yếu phục vụ sản xuất nông nghiệp, mở rộng sản xuất kinh doanh, hƣớng dẫn nông dân áp dụng tiến bộ

khoa học kỹ thuật, vận động nông dân thâm canh, tăng năng suất cây trồng.

nhiều nghề thủ công truyền thống gắn với sản phẩm nông nghiệp.

Hoài Nhơn là một trong những địa phƣơng có nhiều làng nghề nhất ở Bình Định gắn với sản phẩm thu đƣợc từ nông nghiệp nhƣ: làm bánh tráng nƣớc dừa, dệt chiếu cói, thảm xơ dừa, làm bún số 8… tạo ra thƣơng hiệu riêng cho Hoài Nhơn so với nhiều huyện khác trong tỉnh. Nhiều sản phẩm làng nghề phát triển mạnh mẽ, thu hút nhiều nhà đầu tƣ cho Hoài Nhơn, giải quyết cho hàng vạn lao động địa phƣơng có việc làm và thu nhập n định, bình quân trên 5 triệu đồng/tháng. Nhiều nghề truyền thống đƣợc áp dụng công nghệ tiên tiến nên chất lƣợng sản phẩm nâng cao và đƣợc thị trƣờng trong và ngoài nƣớc ƣa chuộng nhƣ: bánh tráng dalop Hoài Nhơn, bánh tráng nƣớc dừa SaChi, dầu dừa pha lê, nƣớc mắm Tam Quan,…

Ngành kinh tế tiểu thủ công nghiệp đƣợc huyện duy trì và phát triển, các cơ sở chế biến tinh bột mì mở rộng quy mô sản xuất, mua sắm máy móc, thiết bị, áp dụng quy trình sản xuất tiên tiến đạt năng suất cao.

Thứ tư, huyện Hoài Nhơn là địa phương nổi bật trong phát triển cả về nuôi trồng và khai thác hải sản.

Với chủ trƣơng sắp lại nghề cá theo hƣớng từng bƣớc giảm khai thác gần bờ, tăng cƣờng công tác khai thác, đánh bắt xa bờ. Đảng bộ huyện đã tích cực triển khai Nghị quyết 10 và Nghị quyết 16 của Bộ Chính trị, nhằm đề ra nhiều biện pháp khuyến khích, hỗ trợ ngƣ dân vay vốn đầu tƣ đóng mới tàu thuyền, phƣơng tiện, thiết bị khai thác. Cơ chế mới đã tạo niềm tin, động lực để ngƣ dân mạnh dạn đầu tƣ, đẩy mạnh khai thác, khả năng vƣơn xa bám biển của ngƣ dân ngày càng đƣợc khẳng định.

Năm 1986, công tác nuôi trồng thuỷ sản đƣợc chú trọng, việc cải tạo và xây dựng nghề cá đƣợc tiếp tục, các xã đã tập trung củng cố các hợp tác xã và tập đoàn sản xuất, kiểm tra nguyên tắc quản lý phân phối ăn chia. Đến năm 1990, diện tích nuôi trồng thủy sản đƣợc mở rộng ở những xã có mặt nƣớc nuôi

tôm, cá xuất khẩu nhƣ Tam Quan Bắc, Tam Quan Nam, Hoài Hƣơng trên 30 ha, đã sản xuất và cung ứng thị trƣờng trên 5 tấn tôm xuất khẩu.

Hoài Nhơn với tiềm năng và thế mạnh về bờ biển trải dài và nhiều cửa biển cùng với nguồn lao động dồi dào, có nhiều thuận lợi trong việc nuôi trồng thủy hải sản. Để phát huy tiềm năng biển ở huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định đã thực hiện đầu tƣ nhiều dự án lớn trên địa bàn huyện Hoài Nhơn. Các dự án này đã tác động tích cực đến ngƣời nông dân trong nghề, khuyến khích họ mạnh dạn đầu tƣ vào nuôi trồng thủy hải sản. Nhờ đó, ngƣời dân Hoài Nhơn đã mạnh dạn đầu tƣ về kỹ thuật, phƣơng tiện và mở rộng hồ, đầm để thả tôm nuôi. Nhiều xã có phong trào khai hoang mở rộng diện tích nuôi tôm xuất khẩu, đã đƣa vào sử dụng mới 70 ha mặt nƣớc, trong đó cao nhất là xã Tam Quan Bắc, Tam Quan Nam. Đến năm 2000, đƣa thêm 23 ha mặt nƣớc vào nuôi thủy sản.

Về khai thác, đánh bắt và nuôi trồng thủy hải sản, nhân dân Hoài Nhơn đã tích cực hƣởng ứng phong trào “đánh bắt giỏi”, “bán cá nghĩa vụ tốt”. Chính quyền địa phƣơng đã đầu tƣ quy hoạch, mở rộng diện tích nuôi trồng hải sản nƣớc lợ, nƣớc mặn. Sản lƣợng nuôi trồng ngày càng tăng, đáp ứng nhu cầu thị trƣờng và các ngành chế biến hải sản đƣợc khôi phục, phát huy thế mạnh, đóng góp đáng kể vào nền kinh tế của địa phƣơng.

Nghề khai thác hải sản nói chung và nghề khai thác đánh bắt xa bờ nói riêng của ngƣ dân huyện Hoài Nhơn không ngừng cải tiến kết hợp ứng dụng những thành tựu công nghệ sinh học, áp dụng qui trình, mật độ nuôi hợp lý,... trong nuôi trồng thủy hải sản. Tàu thuyền, trang thiết bị máy móc, ngƣ lƣới cụ nhƣ: tàu ngày càng công suất lớn hơn, bỏ thuyền vỏ tre đóng mới tàu vỏ gỗ, tàu vỏ sắt với hàng ngàn mã lực, trên tàu thuyền có máy vô tuyến, máy định vị, máy thăm dò luồn cá, kể cả dàn câu và lƣới cụ rất hiện đại.

yếu tại huyện Hoài Nhơn. Nghề này đƣợc hình thành từ trƣớc năm 1996, xuất phát từ các ngƣ dân ở Thiện Chánh (Tam Quan Bắc). Đến năm 1997, có thị trƣờng tiêu thụ mạnh với tên gọi là “cá bò gù”, nên ngƣ dân bắt đầu vay vốn cải hoán tàu thuyền, mở rộng ngƣ trƣờng đánh bắt. Đồng thời, ngƣ dân Hoài Nhơn đã đƣợc tiếp cận với ngƣ cụ, thiết bị kỹ thuật hiện đại của Nhật và áp dụng quy trình khai thác, xử lý bảo quản cá theo công nghệ Nhật để nâng cao chất lƣợng cá, tăng giá trị sản phẩm. Nhờ đó việc khai thác, chế biến và tiêu thụ nội địa cá ngừ đại dƣơng Bình Định từ năm 2015 đã đạt đƣợc nhiều kết quả tích cực, trở thành điểm nhấn trong ngành kinh tế biển của tỉnh nói chung và của Hoài Nhơn nói riêng.

Cùng với khai thác, lĩnh vực chế biến và dịch vụ thủy sản phát triển khá. Sản phẩm chế biến hải sản qua hàng năm đạt trên 30% thủy sản, đạt 100% kế hoạch nhƣng chủ yếu là sơ chế. Kim ngạch xuất khẩu hàng năm tăng, năm 2012 đạt 5 triệu USD. Huyện đã phối hợp với Hiệp hội nghề cá,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kinh tế nông nghiệp huyện hoài nhơn, tỉnh bình định (1986 2015) (Trang 68)