Đóng góp của kinh tế nông nghiệp đến sự phát triển kinh tế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kinh tế nông nghiệp huyện hoài nhơn, tỉnh bình định (1986 2015) (Trang 75 - 83)

7. Bố cục của luận văn:

3.2.1. Đóng góp của kinh tế nông nghiệp đến sự phát triển kinh tế

* Kinh tế nông nghiệp Hoài Nhơn góp phần bảo đảm an ninh lương thực, thực phẩm cho nhân dân trong huyện.

Vận dụng chủ trƣơng của Trung ƣơng Đảng và Tỉnh ủy, Huyện ủy Hoài Nhơn xác định đƣợc đúng nhiệm vụ và vai trò của kinh tế nông nghiệp, trên cơ sở đó đƣa ra Nghị quyết về việc dồn điền đ i thửa trong nông nghiệp gắn với quy hoạch nông thôn mới, quy hoạch các vùng sản xuất tập trung, thuận lợi cho việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, đƣa cơ giới hóa vào sản xuất nông nghiệp, giảm chi phí sản xuất, tăng năng suất lao động, nâng cao thu nhập cho nông dân.Nhịp độ tăng trƣởng giá trị sản xuất của ngành trồng trọt tăng 1,8%/năm giai đoạn năm 1996. Giá trị sản xuất ngành trồng trọt năm 1996 là 237.197 triệu đồng [52, tr.138].

Diện tích gieo trồng lúa toàn huyện đến năm 1996, năng suất lúa bình quân trong toàn huyện đạt 38,5 tạ/ha, tăng 7,2 tạ/ha so với năm 1995 và t ng sản lƣợng lƣơng thực đạt 66.357 tấn, tăng 13.800 tấn so với năm 1994, vƣợt 6.357 tấn so với chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội XV.

Vụ sản xuất Đông - Xuân năm 1999 - 2000 năng suất lúa đạt 42 tạ/ha/vụ, tăng 4 tạ/ha/vụ so với cùng kỳ năm 1995. Sản lƣợng nông nghiệp năm 2000 ƣớc đạt 8.328 triệu vƣợt chỉ tiêu. Nhịp độ tăng trƣởng giá trị sản xuất của ngành trồng trọt tăng 1,8%/năm giai đoạn 2005 - 2010. Giá trị sản xuất ngành trồng trọt năm 2010 là 257.197 triệu đồng (giá so sánh 2005); năm 2015 đạt 348.270 triệu đồng (giá so sánh 2005). Đến năm 2015, diện tích gieo trồng lúa toàn huyện đạt 9.647 ha chiếm tới 55,7% diện tích gieo trồng cây hàng năm. Năng suất lúa ƣớc đạt 62,2 tạ/ ha (tăng 5,5 tạ/ha so với năm 2010); giá trị sản xuất bình quân năm 2014 đạt 85 triệu đồng/ha (vƣợt mục tiêu Nghị quyết đại hội đề ra).

Năng suất lúa tăng lên là do huyện đầu tƣ xây dựng các công trình thủy lợi, tạo điều kiện chủ động tƣới nƣớc, kết hợp với tập huấn kỹ thuật thâm canh, đầu tƣ gieo trồng các giồng lúa mới có năng suất cao, chất lƣợng tốt, khả năng thích ứng cao với điều kiện sản xuất của huyện ngày càng đƣợc mở

rộng thay thế cho các giống cũ.

Diện tích ngô giảm từ 564 ha năm 2010 xuống còn 524 ha năm 2015, tuy nhiên năng suất ngô tăng nhanh 42,2 tạ/ha năm 2010 lên 47 tạ/ha năm 2015 [18, tr.11]. Diện tích trồng rau tăng từ 614,1 ha lên 1.090 ha, sản lƣợng rau các loại năm 2010 đạt 11.821 tấn, năm 2015 đạt 20.383 tấn [18, tr.11]. Diện tích khoai lang có xu hƣớng giảm, diện tích giảm từ 336,3 ha năm 2010 xuống 245 ha năm 2015 [18, tr.11]. Cây mì: Năm 2010 diện tích trồng 194 ha, sản lƣợng đạt 362 tấn; năm 2015 diện tích trồng đạt 550 ha, sản lƣợng đạt 1.823 tấn [18, tr.11].

Cơ cấu ngành đƣợc chuyển dịch theo hƣớng tích cực, nhân rộng các mô hình, cây ăn quả, cây cảnh, cây bóng mát cho thu nhập cao gấp 2 đến 4 lần so với cây lúa. Mô hình chăn nuôi tập trung, cung cấp thực phẩm sạch, có chất lƣợng, gắn chăn nuôi với tiêu thụ sản phẩm mang lại hiệu quả kinh tế cao, nhất là các mô hình chăn nuôi lợn rừng, gà thịt và trứng gia cầm cung cấp cho các cơ sở chế biến, tỷ lệ giá trị chăn nuôi chiếm 53% t ng giá trị ngành nông nghiệp [2, tr.219].

Năm 2008, tỷ trọng nông - lâm - ngƣ nghiệp ở Hoài Nhơn chiếm 46% trong GDP. Với tốc độ tăng trƣởng kinh tế hơn 12%, ngƣ nghiệp đang dần phát huy thế mạnh và là động lực quan trọng thúc đẩy kinh tế Hoài Nhơn nói riêng và tỉnh Bình Ðịnh nói chung tăng tốc. Năm 2014 giá trị sản phẩm ƣớc đạt 23 tỷ đồng, chiếm 34,7% t ng giá trị nền kinh tế của các xã, nền kinh tế huyện phát triển thì song song thu chi ngân sách cũng tăng theo tƣơng ứng và trong những năm đó thu chi ngân sách 8,436 tỷ đồng đạt 95,1% kế hoạch. Ủy ban nhân dân huyện chỉ đạo các t chức đoàn thể quần chúng, các cơ sở sản xuất kinh doanh, hộ nông dân tiếp tục các dự án, hình thức vay vốn ngân hàng để đầu tƣ cho sản xuất, nâng cao đời sống và góp phần xoá đói giảm nghèo [2, tr.261].

* Nhiều sản phẩm nông nghiệp của Hoài Nhơn không chỉ góp phần cải thiện đời sống mà còn xuất khẩu ra thị trường trong và ngoài nước.

Bình Định có diện tích dừa lớn thứ 3 cả nƣớc sau Bến Tre và Trà Vinh, với khoảng gần 10.000 ha, mật độ 277 cây/ha, sản lƣợng đạt 98 triệu quả/năm. Diện tích dừa tập trung nhiều nhất ở các huyện Hoài Nhơn, Phù Cát, Phù Mỹ, Hoài Ân. Riêng diện tích dừa ở Hoài Nhơn lớn nhất tỉnh với gần 3.000 ha, chiếm 31,8% diện tích dừa cả tỉnh, trong đó có 2.882 ha dừa phục vụ chế biến. Thị trƣờng tiêu thụ mạnh nhất sản phẩm thủ công từ nguyên liệu dừa của Hoài Nhơn là Ba Lan, Th Nhĩ Kỳ, Hàn Quốc và các nƣớc Đông Âu.

Bên cạnh việc làm đẹp cảnh quan, bảo vệ môi trƣờng, dừa còn tăng thu nhập và giải quyết việc làm cho nhiều lao động của huyện, điển hình nhƣ gia đình ông Lê Xuân Bá, ở thôn Tăng Long 2, trồng 200 cây dừa xiêm lùn da xanh đƣợc 5 năm tu i, bình quân mỗi tháng bán khoảng 300 quả với giá từ 8.000 - 15.000 đồng/quả.

Riêng ở xã Hoài Đức có 3.600 hộ dân thì trừ 600 hộ sống ven quốc lộ 1A do diện tích nhỏ nên ít trồng dừa, còn lại nhà nào cũng trồng dừa kín vƣờn. Không chỉ đem lại lợi ích kinh tế cho ngƣời trồng dừa mà còn tạo việc làm n định cho lao động địa phƣơng. Chẳng hạn nhƣ cơ sở làm bánh kẹo của gia đình chị Võ Thị Chín ở xã Hoài Đức có trên 10 lao động thƣờng xuyên, với mức thu nhập bình quân 3 triệu đồng/tháng.

Các sản phẩm đặc trƣng của huyện đƣợc xây dựng hỗ trợ nhãn hiệu tập thể: nƣớc mắm truyền thống Tam Quan, bún số 8 Tam Quan Nam, dầu dừa tinh khiết Hoài Nhơn... Năm 2015, có 04 sản phẩm đƣợc công nhận sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp khu vực miền Trung và Tây Nguyên, trong đó có 02 sản phẩm dầu dừa tinh khiết và nƣớc mắm Nhƣ Hoa đƣợc công nhận sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp Quốc gia năm 2017.

Trong chăn nuôi, dƣới sự lãnh đạo của huyện ủy, các địa phƣơng, cơ quan đã làm tốt công tác phòng chống dịch bệnh cho đàn gia súc, gia cầm, thủy sản, công tác kiểm tra an toàn thực phẩm, kiểm soát giết m , vận

chuyển, kinh doanh gia súc, gia cầm và các sản phẩm gia súc, gia cầm, đồng thời thực hiện khuyến khích ngƣời dân chăn nuôi trên địa bàn huyện năm sau luôn n định và tăng so với năm trƣớc, có nhiều sản phẩm từ chăn nuôi đã đƣợc làm hàng xuất khẩu đi các nƣớc trên thế giới. Có nhiều mô hình chăn nuôi lợn, gà gia đình, trang trại theo phƣơng pháp công nghiệp và bán công nghiệp gắn với hệ thống xử lý bioga chất thải bảo vệ môi trƣờng.

Trong chăn nuôi đang có xu thế giảm số hộ chăn nuôi nhỏ lẻ trong khu dân cƣ và tăng quy mô chăn nuôi trên hộ, xu thế chuyển dần chăn nuôi ra ngoài khu dân cƣ, tăng đáng kể các chỉ tiêu nhƣ: Tỷ lệ bò lai, số lƣợng đàn bò sữa, sản lƣợng sữa bò tƣơi hàng hóa, lợn nái ngoại, lợn thịt hƣớng nạc.

Toàn huyện có 197 mô hình chuyển đ i trong sản xuất nông nghiệp, các mô hình này có diện tích mặt nƣớc và nuôi trồng thủy sản thâm canh đạt hiệu quả. Tất cả các mô hình đều đƣợc tập huấn về kỹ thuật, vệ sinh an toàn và phòng trị bệnh trong nuôi trồng thủy sản. Các hộ nuôi trồng thủy sản đã đầu tƣ thâm canh, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật nên sản lƣợng thủy sản không ngừng đƣợc nâng lên. Một số giống cao cấp đang đƣợc đƣa vào sản xuất nhƣ: cá basa, tôm… T ng diện tích nuôi trồng thủy sản 620 ha, tăng 10 ha so với năm 2008. T ng sản lƣợng thủy sản năm 2015 đạt 2000 tấn tăng 600 tấn so với 2010 [10, tr.19].

Về lâm nghiệp, giá trị sản xuất ƣớc đạt 86,76 tỷ đồng, đạt 100% kế hoạch, tăng 1,6% so với cùng kỳ. Chăm sóc rừng trồng 15.132 ha, khoán, bảo vệ rừng 1.927 ha, khoanh nuôi tái sinh rừng 178 ha. Khai thác 620 ha rừng trồng, sản lƣợng gỗ ƣớc đạt 77.090 m3, đạt 100% kế hoạch. Chủ động công tác bảo vệ, phòng cháy, chữa cháy rừng. Tỷ lệ độ che phủ rừng là 49% [82, tr.15].

Công tác quản lý nhà nƣớc về đất đai đƣợc chú trọng; tập trung công tác lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, triển khai thực hiện kế hoạch sử dụng đất năm 2015, chỉ đạo sâu sát, theo đó, công tác giao đất, rừng, cấp giấy

chứng nhận quyền sử dụng đất ngày càng chặt chẽ.

Thực hiện tốt luật bảo vệ và phát triển rừng, quản lý và chăm sóc tốt 2.580 ha rừng hiện có, trong đó trồng mới 35 ha rừng, đã góp phần vào việc bảo vệ môi trƣờng sinh thái, đem lại hiệu quả kinh tế và thu nhập cho nhân dân. T ng giá trị sản xuất lâm nghiệp đến năm 2014 đạt 21.970 triệu đồng, tăng so với năm 2010 là 21,4% [20, tr.9].

Hoài Nhơn là huyện ven biển, với đội tàu thuyền khai thác hải sản lớn nhất tỉnh và một ngƣ trƣờng khai thác rộng lớn từ Bắc vào Nam. Bên cạnh đó, diện tích nuôi trồng thủy hải sản rộng lớn nên có thế mạnh trong việc khai thác những tiềm năng từ biển. Các dự án xây dựng hạ tầng phục vụ nghề khai thác, chế biến hải sản đã và đang đƣợc thực hiện ở đây, làm cơ sở cho Hoài Nhơn vƣơn mình ra biển. Cảng cá Tam Quan đã đƣợc đầu tƣ xây dựng khu neo đậu tàu thuyền, luồng chạy tàu, đảm bảo việc neo đậu tàu thuyền trong mùa mƣa bão và cũng là điểm tập trung mặt hàng hải sản mực, tôm, cua, cá,… khi mỗi chuyến tàu khai thác về. Trong đó Tam Quan Bắc từ khi chuyển đ i cách câu cá ngừ đại dƣơng, sản lƣợng cá ngừ đánh bắt đƣợc tăng nhanh, giá trị kinh tế tăng cao, kéo theo sự phát triển của dịch vụ cung cấp nhu yếu phẩm, hậu cần nghề cá, đóng mới và sửa chữa tàu thuyền. Có tàu thuyền đánh bắt đƣợc 3 – 4 tấn mỗi chuyến biển, tăng hơn gấp 2 – 3 lần so với trƣớc. Đến năm 2012, kinh tế biển chiếm tỷ trọng khoảng 60% GDP. Đến năm 2014, xã Tam Quan Bắc là một trong những điểm đƣợc quy hoạch thành khu chế xuất mặt hàng hải sản lớn của tỉnh.

Trong nuôi trồng thủy sản, giá trị sản xuất ƣớc đạt 3.554,9 tỷ đồng, đạt 102,6% kế hoạch, tăng 6,8% so với năm 2010. Sản lƣợng khai thác, nuôi trồng thủy, hải sản: 59.653 tấn. Tập trung thực hiện các chính sách phát triển thủy sản, giải pháp tháo gỡ thẻ vàng Châu Âu về chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định bƣớc đầu có hiệu quả. T ng diện tích tôm nuôi 211,9 ha, đạt 85,9% kế hoạch; năng suất 7,6 tấn/ha; sản

lƣợng nuôi trồng thủy sản 1.653 tấn, đạt 66,3% kế hoạch; giá trị sản phẩm thu đƣợc trên 1ha đất nuôi trồng thủy sản bình quân 1,049 tỷ đồng, đạt 100% kế hoạch [115, tr.12].

Trƣớc thế mạnh về nguồn lợi thủy hải sản, huyện đã xác định chế biến thủy hải sản là một trong những ngành kinh tế quan trọng, nhằm tận dụng nguồn nguyên liệu dồi dào tại địa phƣơng, giải quyết việc làm cho ngƣời lao động; đồng thời cũng nhằm thúc đẩy cho hoạt động khai thác và nuôi trồng thủy hải sản của huyện phát triển mạnh hơn nữa. Đặc biệt sau khi tái lập tỉnh năm 1989, đƣợc sự chỉ đạo trực tiếp của tỉnh Bình Định, chính quyền địa phƣơng và các ngành chức năng huyện Hoài Nhơn đã có sự quan tâm tìm hƣớng phát triển cho ngành công nghiệp chế biến hải sản. Đồng thời, huyện đã chỉ đạo mở rộng phát triển Công ty c phần thủy sản Hoài Nhơn, nhằm thu hút nguồn vốn, mở rộng kinh doanh nhiều ngành nghề, trong đó chú trọng ngành chế biến hải sản đông lạnh và dịch vụ hậu cần trong ngành thủy sản.

Nghề chế biến nƣớc mắm là nghề sản xuất truyền thống lâu đời của nhân dân huyện Hoài Nhơn tập trung chủ yếu các địa phƣơng nhƣ: Thiện Chánh, Tân Thành (Tam Quan Bắc); Thạnh Xuân, Ca Công (Hoài Hƣơng) và Hoài Hải. Khắp các địa phƣơng ven biển ở Hoài Nhơn, hầu nhƣ gia đình nào cũng biết làm nƣớc mắm Nƣớc mắm ở đây có vị ngọt, ngon, thơm và độ mặn không chát nên rất phù hợp nhu cầu của thị trƣờng. Nhƣng số gia đình chế biến nƣớc mắm để cung ứng sản phẩm trên thị trƣờng thì rất hạn chế.

Lần đầu tiên, sản phẩm cá ngừ đại dƣơng Hoài Nhơn đƣợc lựa chọn đƣa qua Trung tâm Đấu giá cá ngừ OSAKA (Nhật Bản) để đấu giá, tạo thƣơng hiệu trên thế giới. Hoài Nhơn xem đây là hƣớng phát triển mới của ngành thủy sản trong tƣơng lai. Vì vậy, bên cạnh nền kinh tế nông nghiệp, kinh tế biển đƣợc xác định là ngành kinh tế mũi nhọn trong chiến lƣợc phát triển kinh tế của địa phƣơng.

Ngƣ nghiệp phát triển mạnh, thu hút hàng vạn lực lƣợng lao động tham gia đánh bắt đƣa Hoài Nhơn vƣơn lên thành trung tâm nghề cá mạnh nhất cả nƣớc. Những chiếc thuyền nan nhỏ đƣợc thay thế bằng đội tàu vỏ gỗ, vỏ sắt hùng hậu đứng đầu cả nƣớc với gần 2.300 chiếc, có mặt trên nhiều vùng biển của t quốc. Ngoài nhiệm vụ đánh bắt, những con tàu và ngƣ dân này còn góp phần khẳng định và bảo vệ chủ quyền biển đảo của T quốc.

Tập trung chỉ đạo thực hiện các giải pháp phát triển sản xuất nông nghiệp - công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp - làng nghề cùng với sự nỗ lực của doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh các ngành dệt may, dăm gỗ xuất khẩu đã từng bƣớc n định và phát triển khá. T ng giá trị xuất khẩu ƣớc đạt 161,1 triệu USD (tƣơng đƣơng 3.700 tỷ đồng). Phối hợp tỉnh khảo sát đầu tƣ khu công nghiệp Bồng Sơn, xin chủ trƣơng mở rộng cụm công nghiệp Ngọc Sơn. Tạo điều kiện thành lập mới doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh và công tác kêu gọi, thu hút đầu tƣ đƣợc chú trọng tỷ lệ lấp đầy các cụm công nghiệp đạt 67,5% [2, tr.288].

Các làng nghề truyền thống đƣợc duy trì và phát triển. Phê duyệt 06 đề án hỗ trợ từ nguồn kinh phí khuyến công quốc gia và địa phƣơng Có 13 sản phẩm của 12 cơ sở đạt sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp tỉnh, 06 sản phẩm đạt cấp khu vực Miền Trung và Tây Nguyên. Công tác bảo vệ môi trƣờng trong sản xuất công nghiệp, nhất là tại các cụm công nghiệp, làng nghề đƣợc quan tâm.

Với những thành tựu trên trong các lĩnh vực, kinh tế của huyện phát triển toàn diện, t ng sản phẩm địa phƣơng (GDP) tăng bình quân hàng năm trên 11,4%, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hƣớng tích cực. Tỷ trọng công nghiệp - xây dựng - dịch vụ 53,8%, nông - lâm - ngƣ nghiệp 46,2%, thu nhập bình quân đầu ngƣời gần 15,4 triệu đồng/ngƣời/năm. Sản xuất nông nghiệp phát triển toàn diện. Khai thác nuôi trồng thủy sản phát triển khá, có 2,430 tàu

cá, công suất 120.700 CV, sản lƣợng đánh bắt nuôi trồng thủy sản đạt trên 34.000 tấn. Sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp tăng bình quân hàng năm 20,8% [2, tr.289].

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kinh tế nông nghiệp huyện hoài nhơn, tỉnh bình định (1986 2015) (Trang 75 - 83)