Về nuôi trồng thủy sản

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kinh tế nông nghiệp huyện hoài nhơn, tỉnh bình định (1986 2015) (Trang 49 - 52)

7. Bố cục của luận văn:

2.2.4. Về nuôi trồng thủy sản

Ngƣ nghiệp là ngành kinh tế truyền thống và cũng là thế mạnh kinh tế thứ hai của huyện nhƣng chỉ còn lại một ít tàu thuyền, với phƣơng tiện đánh bắt thô sơ, ngƣ trƣờng chủ yếu là trong huyện, trong tỉnh và sản phẩm khai thác giá trị kinh tế chƣa đáng kể; công nghiệp kém phát triển, tiểu thủ công nghiệp nhỏ lẻ, chỉ có vài cơ sở sửa chữa ô tô, máy n tàu thuyền cả ngƣ dân. Để khắc phục những hạn chế trong khai thác, đánh bắt hải sản của những năm trƣớc, năm 1986 ngay từ đầu vụ đã thực hiện chặt chẽ việc ký kết hợp đồng kinh tế hai chiều gắn với chỉ đạo mùa vụ, kịp thời di chuyển ngƣ trƣờng đúng hƣớng; kết hợp với từng tàu thuyền, ngành nghề hợp lý. Nhờ đó mà sản lƣợng đánh bắt đạt 6.200 tấn, bình quân mỗi mã lực làm ra 0,700 tấn hải sản và đã thu mua gần 3.000 tấn, vƣợt 300 tấn so với kế hoạch. [39, tr.4].

Nghề khai thác hải sản nói chung và nghề khai thác đánh bắt xa bờ nói riêng của ngƣ dân huyện Hoài Nhơn không ngừng cải tiến và ngày đƣợc trang bị hiện đại cả về tàu thuyền, trang thiết bị máy móc, ngƣ lƣới cụ nhƣ: tàu ngày càng công suất lớn hơn, bỏ thuyền vỏ tre đóng mới tàu vỏ ghỗ rồi đến tàu vỏ sắt với hàng ngàn mã lực, trên tàu thuyền có máy vô tuyến, máy định vị, máy thăm dò luồn cá, kể cả dàn câu và lƣới cụ rất hiện đại.

Đến năm 1996, toàn huyện có 1.367 thuyền máy với t ng công suất 40.979 CV, so với năm 1995 tăng 5.364 CV, sản lƣợng hải sản khai thác 12.152 tấn, đạt 130% kế hoạch [65, tr.2]. Phần lớn tàu thuyền đã đƣợc cải tiến và trang bị mới phù hợp với định hƣớng phát triển ngƣ nghiệp của huyện. Một trong những nét đặc trƣng của hoạt động khai thác, đánh bắt hải sản ở huyện Hoài Nhơn giai đoạn 1986 - 1996 là sự hình thành và phát triển nghề khai thác cá ngừ đại dƣơng ở Thiện Chánh (Tam Quan Bắc) .

Cùng với sự ra đời và phát triển mạnh mẽ của nghề khai thác hải sản, nghề đan, vá lƣới cũng đƣợc hình thành từ đó. Ở bất kỳ giai đoạn nào, mặc dù nghề đan, vá lƣới là nghề kinh tế phụ trợ cho hoạt động kinh tế biển nhƣng lại không thể thiếu đối với nghề khai thác, đánh bắt hải sản. Ở huyện Hoài Nhơn, nghề đan, vá lƣới đƣợc hình thành và tồn tại phát triển ở tất cả các địa phƣơng ven biển nhƣ: Thạnh Xuân, Ca Công (Hoài Hƣơng); Lâm Trúc (Hoài Thanh); Cửu Lợi Đông (Tam Quan Nam); Trƣờng Xuân, Thiện Chánh (Tam Quan Bắc); Lộ Diêu (Hoài Mỹ); Hoài Hải. Từ những năm 1990, cùng với sự phát triển của hoạt động khai thác, đánh bắt hải sản, nhu cầu về các loại lƣới phục vụ cho nghề khai thác hải sản ngày càng cao thì nghề đan lƣới, vá lƣới ở các địa phƣơng ven biển Hoài Nhơn tiếp tục phát triển.

Tỉnh Bình Định đã thực hiện đầu tƣ nhiều dự án lớn trên địa bàn huyện Hoài Nhơn. Các dự án này đã tác động tích cực đến ngƣời nông dân trong nghề, khuyến khích họ mạnh dạn đầu tƣ vào nuôi trồng thủy hải sản. Nhờ đó,

ngƣời dân Hoài Nhơn đã mạnh dạn đầu tƣ về kỹ thuật, phƣơng tiện và mở rộng hồ, đầm để thả tôm nuôi. Giống tôm nuôi chủ yếu là tôm thẻ chân trắng và tôm sú, phát triển mạnh ở Tam Quan Bắc, Hoài Hƣơng, Hoài Mỹ, Tam Quan Nam và Hoài Hải. Diện tích nuôi tôm liên tục tăng qua các năm.

Năm 1990, đã sử dụng 116 ha mặt nƣớc để nuôi trồng thủy sản, trong đó có 46 ha hồ tôm đƣợc chuyển sang hình thức nuôi tôm cải tiến nên năng suất đạt khá cao. Đến năm 1992, nhân dân ven biển đã mở rộng đƣợc 120,5 ha mặt nƣớc đƣợc sử dụng nuôi tôm. Năm 1994, có 122 ha mặt nƣớc lợ nuôi tôm, cá; sản lƣợng thu hoạch ƣớc tính đạt 39 tấn [44, tr.9].

Năm 1995, có 156 ha mặt nƣớc lợ nuôi tôm, cá, trong đó diện tích nuôi tôm 138 ha, tăng hơn năm 1997 là 7 ha. Năm 1996, có 213,9 ha, trong đó nuôi tôm 183 ha, tăng 45 ha so với năm 1994. Sản lƣợng tôm 126 tấn đạt 105% kế hoạch và tăng hơn năm trƣớc 58 tấn. Giá trị t ng sản lƣợng ngƣ nghiệp: 172 tỷ 906 triệu đồng, so với năm 1995 tăng 10,8% và vƣợt kế hoạch đề ra 8,95% [47, tr.10].

Chặng đƣờng phát triển tiếp theo của ngành nuôi trồng thuỷ hải sản đƣợc đánh dấu vào năm 1996, khi Chính phủ ban hành Nghị quyết 09 cho phép chuyển đ i một phần diện tích trồng lúa năng suất thấp, đất làm muối, đất hoang hoá sang nuôi trồng thuỷ sản.

Vì thế, phong trào nuôi trồng thủy hải sản ở Hoài Nhơn tiếp tục phát triển mạnh, đặc biệt là hoạt động nuôi tôm; diện tích nuôi tôm năm 1995 là 218 ha và 24 trại sản xuất tôm giống. Nhiều hộ đã từng bƣớc ứng dụng kỹ thuật nuôi mới có hiệu quả, năng suất tôm bình quân từ 1,1 đến 1,2 tấn/ha, sản lƣợng tôm 247,9 tấn, tăng hơn 1,9 lần so với năm 1990.

Nghề làm muối là nghề truyền thống đã có từ lâu đời ở tỉnh Bình Định cũng nhƣ ở huyện Hoài Nhơn. Theo các diêm dân, nghề làm muối ở Bình Định đƣợc hình thành từ những năm đầu thế kỉ XX. Nói đến nghề làm muối ở Bình Định thì phải nói đến thôn Diêm Vân (Phƣớc Thuận - Tuy Phƣớc); Cát Minh,

Cát Khánh (Phù Cát); Mỹ Thành, Mỹ Cát, Mỹ Chánh (Phù Mỹ); Trƣờng Xuân, Công Thạnh (Tam Quan Bắc - Hoài Nhơn). Đây là những vùng làm muối hình thành sớm và n i tiếng nhất ở Bình Định, huyện đã đƣa 10 ha ruộng muối vào sản xuất, năng suất bình quân đạt 90 tạ/ha góp phần đảm bảo đủ muối tiêu dùng trong huyện và sản phẩm muối ở đây có chất lƣợng tốt, đảm bảo vệ sinh nên đƣợc thị trƣờng trong và ngoài tỉnh ƣa chuộng.

Bƣớc vào những năm cuối thế kỷ XX, Đảng bộ, chính quyền địa phƣơng và nhân dân Hoài Nhơn tiếp tục xác định nuôi trồng, đánh bắt, chế biến thủy hải sản là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của huyện, Ủy ban nhân dân huyện đã chỉ đạo cho các ngành chức năng liên quan xây dựng kế hoạch và có biện pháp hỗ trợ cho nhân dân phát triển nghề nuôi trồng thủy hải sản. Các chính sách, hoạt động hỗ trợ vay vốn ngân hàng, các hoạt động khuyến ngƣ, tập huấn kỹ thuật nuôi trồng thủy hải sản đƣợc thƣờng xuyên tiến hành.

Đặc biệt, Nhà nƣớc đã thực hiện chuyển giao quyền sử dụng đất, sử dụng mặt nƣớc lâu dài cho nhân dân, đây cũng là một trong những điều kiện quan trọng thúc đẩy ngƣời dân mạnh dạn vay vốn đầu tƣ mở rộng đầm, hồ để phát triển nghề nuôi trồng thủy hải sản. Bên cạnh đó, ngƣời dân kịp thời ứng dụng những thành tựu công nghệ sinh học, áp dụng qui trình, mật độ nuôi hợp lý,...trong nuôi trồng thủy hải sản. Mặt khác, các chính sách của Đảng và Nhà nƣớc đã phát huy hiệu quả, nhất là chính sách giao quyền sử dụng đất cho ngƣời dân, tạo điều kiện cho ngƣời dân yên tâm đầu tƣ, mở rộng sản xuất.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kinh tế nông nghiệp huyện hoài nhơn, tỉnh bình định (1986 2015) (Trang 49 - 52)