Đóng góp của kinh tế nông nghiệp đến sự phát triển xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kinh tế nông nghiệp huyện hoài nhơn, tỉnh bình định (1986 2015) (Trang 83 - 123)

7. Bố cục của luận văn:

3.2.2. Đóng góp của kinh tế nông nghiệp đến sự phát triển xã hội

* Sự phát triển của kinh tế nông nghiệp góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập bình quân đầu người.

Phòng kinh tế nông nghiệp và hội nông dân huyện Hoài Nhơn luôn chú ý chỉ đạo đ i mới nội dung và phƣơng pháp hoạt động, đẩy mạnh các hoạt động sản xuất, xóa đói, giảm nghèo. Nhờ có sự lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát, kịp thời điều hành các ngành kinh tế hoạt động sản xuất, kinh doanh tiếp tục tăng trƣởng. Giá trị sản xuất thủ công nghiệp và làng nghề năm 2010 đạt 6.817,9 tỷ đồng (theo giá so sánh 2010); hình thành, phát triển 8 cụm công nghiệp với diện tích 146,2 ha, có 6 cụm đi vào hoạt động, thành lập mới 59 doanh nghiệp 1.047 lao động và 662 cơ sở/1.416 lao động, t ng vốn đầu tƣ 862,4 tỷ đồng và 4 làng nghề (trong đó, 01 làng nghề bánh tráng, bún số 8; 01 làng nghề các sản phẩm từ dừa và 2 làng nghề chiếu cói).

Tỷ trọng các ngành công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp tăng bình quân 18,22%/ năm. Huyện đã quy hoạch và thực hiện 1 khu công nghiệp, 2 cụm công nghiệp tập trung và 6 điểm công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp với t ng diện tích 264 ha, tạo điều kiện về mặt bằng để các doanh nghiệp, hộ sản xuất tham gia sản xuất tập trung; khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trƣờng. Tính đến tháng 6/2014, toàn huyện có 327 doanh nghiệp và hộ kinh doanh đã đƣợc nhận mặt bằng đầu tƣ sản xuất, thu hút trên 20.000 lao động vào làm việc với thu nhập n định.

Cuối năm 2010, toàn huyện Hoài Nhơn còn khoảng 8.857 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 16,64%; có 1.200 hộ thoát nghèo và tỷ lệ giảm nghèo trong năm 2010 là 2,1%, vƣợt chỉ tiêu nghị quyết đã đề ra, (so với Phù Cát hộ nghèo còn

3,81%). Năm 2012, tỉ lệ hộ nghèo theo tiêu chí mới giảm 1,8%, còn khoảng 12,2%... Đến nay, 100% số nhân khẩu hộ nghèo trên địa bàn huyện đƣợc cấp thẻ bảo hiểm y tế miễn phí; trên 10.000 học sinh là con em hộ nghèo đƣợc miễn học phí và các khoản đóng góp cho nhà trƣờng. Nhiều hộ nghèo đƣợc xét miễn, giảm thuế nhà đất và các khoản đóng góp ở địa phƣơng; đƣợc ƣu tiên vay vốn giải quyết việc làm. Trong năm 2012, huyện đã phát hành mới hơn 10.000 s và gia hạn s hộ nghèo, cận nghèo; mua bảo hiểm y tế cho hàng chục ngàn nhân khẩu hộ nghèo, cận nghèo, và các đối tƣợng hƣởng trợ cấp xã hội.

Riêng xã Hoài Châu là xã bứt phá đạt ỷ lệ hộ nghèo giảm từ 11,5% năm 2012 xuống còn 9,5% năm 2013 và năm 2015 phấn đấu còn 4,9 %. Tƣơng ứng tỷ lệ lao động có việc làm đạt từ 91% - 92% và 94%.

Thông qua các hoạt động “Tháng việc làm”, “Phiên chợ việc làm”, “Phiên giao dịch việc làm”, từ 2009 đến 2015 bình quân mỗi năm có khoảng 4.000 - 4.500 lao động đƣợc tạo việc làm mới; tỷ lệ lao động qua đào tạo, bồi dƣỡng nghề đạt 50%. Trong năm 2011, toàn huyện có hơn 5.000 lao động đƣợc đào tạo, bồi dƣỡng nghề, tăng tỷ lệ lao động qua đào tạo, bồi dƣỡng nghề từ 45% năm 2009 lên 50% năm 2010.

Bình quân thu nhập đầu ngƣời năm 2015 của huyện Hoài Nhơn đạt 45,5 triệu đồng/ngƣời/năm; trong đó xã cao nhất đạt 60 triệu đồng/ngƣời/năm, xã thấp nhất đạt 35 triệu đồng/ngƣời/năm

Huyện còn đầu tƣ 608 triệu đồng để chỉ đạo xây dựng các mô hình, dự án khuyến nông, khuyến ngƣ hỗ trợ cho hộ nghèo phát triển sản xuất, nhƣ chăn nuôi, nuôi bò vỗ béo, thâm canh lúa lai năng suất cao,… Ngoài ra, huyện còn chỉ đạo thực hiện các biện pháp giúp đỡ ngƣời nghèo nhƣ: Cứu trợ đỏ lửa, cứu đói giáp hạt, thực hiện chính sách bảo trợ xã hội, trợ giúp pháp lý; hỗ trợ phát triển cơ sở hạ tầng ở xã ven biển bãi ngang.

Riêng trong nuôi trồng thủy sản năm 2008 giải quyết đƣợc cho 842 hộ, số lao động nuôi trồng thủy sản là 1.760 ngƣời. Năm 2005, số hộ nuôi trồng thủy sản là 817 hộ, giải quyết đƣợc 2.158 lao động, trong đó lao động chuyên nuôi trồng thủy sản là 1.712 ngƣời [2, tr.182]. Đến năm 2011 giải quyết đƣợc 2.244 lao động.

* Kinh tế nông nghiệp phát triển góp phần hiện đại hóa giao thông nông thôn, phát huy được vai trò nhà nước và nhân dân cùng làm trong việc xã hội hóa đường giao thông nông thôn.

Hoài Nhơn là huyện đi tiên phong trong thực hiện Chƣơng trình bê tông hóa giao thông nông thôn. Xác định hệ thống giao thông nông thôn chính là “đòn bẩy” để phát triển KT-XH, huyện tranh thủ sự hỗ trợ của tỉnh, huyện và huy động nguồn lực trong dân để đầu tƣ nâng cấp, hoàn thiện hạ tầng giao thông phục vụ lợi ích của nhân dân. Giao thông đi lại thuận lợi, ngƣời dân có thêm điều kiện phát triển sản xuất, chăn nuôi, kinh doanh buôn bán t ng hợp mang lại hiệu quả.

Về đƣờng giao thông, trên địa bàn huyện có tuyến đƣờng quốc lộ 1A và có tuyến đƣờng ĐT 639 nên rất thuận lợi cho sự giao lƣu với tất cả các địa phƣơng trong cả nƣớc và đây là lợi thế để phát triển kinh tế, xã hội, các tuyến giao thông liên xã, liên thôn đƣợc khắc phục để đáp ứng nhu cầu phát triển, tính đến hết năm 2014 đã bê tông hóa 146,66 km nâng t ng số đƣờng đƣợc cứng hóa là 355,66km (67,67%), giao thông nội đồng đã cứng hóa đƣợc 51,03km đƣờng trục chính.

Nhiều xã của Hoài Nhơn bê tông hóa đƣờng giao thông nông thôn nhờ sự đóng góp của nhân dân và cả hiến đất cho cộng đồng. Riêng Hoài Châu năm 2013 bê tông hoá gần 5,9 km đƣờng liên thôn, 11,3 km đƣờng ngõ xóm và 10,3 km kênh mƣơng nội đồng phục vụ sản xuất đời sống, với t ng kinh phí hơn 4,7 tỷ đồng. Hệ thống trƣờng lớp đã đƣợc xây dựng khang trang và 100%

cơ sở đều đạt chuẩn Quốc gia. Toàn bộ tuyến đƣờng trục chính và đƣờng nối từ trung tâm xã đến trung tâm huyện đã đƣợc bê tông hóa đạt 100%.

Hạ tầng nông thôn, nhất là điện, đƣờng, trƣờng, trạm đƣợc quan tâm đầu tƣ cụ thể; về mạng lƣới điện đƣợc xây dựng và mở rộng đến toàn bộ các thôn, xã bảo đảm 100% ngƣời dân đƣợc sử dụng điện. Tính đến năm 2014, có 15 xã và 2 thị trấn đạt tiêu chí về điện nông thôn, đáp ứng đƣợc yêu cầu điện năng phục vụ sản xuất, kinh doanh, sinh hoạt của nhân dân.

Giai đoạn 2010 - 2015, hệ thống kết cấu hạ tầng nông nghiệp, nông thôn đƣợc đầu tƣ xây dựng, 100% số thôn có điện lƣới, 100% số hộ sử dụng điện, gần 86% số hộ sử dụng nƣớc sạch. Tỉ lệ hộ nghèo giảm hàng năm 2%.

Phong trào xây dựng nông thôn mới đã tạo đƣợc luồng khí thế mới trong nhân dân, phát huy truyền thống đoàn kết, anh hùng, cùng chung tay, chung sức xây dựng làng quê, đô thị ngày càng phát triển. Đời sống ngƣời dân qua đó đƣợc nâng cao hơn.

* Sự phát triển của kinh tế nông nghiệp góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.

Nguồn nhân lực là yếu tố hàng đầu nhằm thúc đẩy nền kinh tế nông nghiệp phát triển theo hƣớng bền vững thông qua các chủ trƣơng, chính sách của Đảng bộ huyện, nguồn nhân lực không ngừng đƣợc nâng cao về trình độ. Huyện đã mở các lớp đào tạo về khoa học công nghệ cho ngƣời dân nhằm trang bị kiến thức để ngƣời dân tự làm chủ nền kinh tế, phát huy sáng tạo trong sản xuất. Trong bốn năm 2011- 2014, đã đào tạo nghề cho 16. 422 lao động, đƣa tỷ lệ lao động qua đào tạo từ 39,8% năm 2011 lên 51,3% năm 2014 [68, tr.21].

Trên địa bàn nông thôn, quá trình phân công lao động mới diễn ra khá sôi động. Chất lƣợng nguồn nhân lực ở nông thôn từng bƣớc đƣợc nâng cao cho phù hợp với yêu cầu của nông nghiệp đang có sự chuyển dịch nhanh sang các lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ. Nông thôn Hoài Nhơn đã không còn là

nông thôn thuần nông mà đang từng bƣớc chuyển thành nông thôn - đa dạng hóa, hiện đại hóa về cơ cấu với sự gia tăng , kết hợp kinh tế nông nghiệp gắn với dịch vụ.

Nhờ đƣợc cải thiện đời sống vật chất nên sự nghiệp giáo dục phát triển mạnh, chất lƣợng giáo dục đƣợc nâng lên và có nhiều giáo viên dạy giỏi, học sinh giỏi cấp trƣờng, cấp huyện, cấp tỉnh. Tiếp tục thực hiện đ i mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo; nâng cao chất lƣợng giảng dạy và học tập, đầu tƣ cơ sở vật chất, trang thiết bị trƣờng học, giáo dục truyền thống, đạo đức, lối sống và văn hóa ứng xử cho học sinh. Tiếp tục tăng cƣờng ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy và học tập. Đẩy mạnh giáo dục hƣớng nghiệp và định hƣớng phân luồng trong giáo dục ph thông. Chú trọng công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập [2, tr.263].

Đảng bộ huyện đã huy động đƣợc mọi nguồn lực của địa phƣơng cả về nhân lực, tài lực, vật lực, sức mạnh của nhân dân để t chức thực hiện tốt phát triển nông nghiệp, xây dựng kinh tế nông thôn, cải thiện đời sống nhân dân. Điều này có ý nghĩa quan trọng để Đảng bộ huyện sớm xác định cơ cấu kinh tế, cơ cấu cây trồng, vật nuôi đúng hƣớng, phù hợp với từng khu vực trong huyện. Đẩy mạnh đầu tƣ vào lĩnh vực chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, mạnh dạn đƣa những giống mới, mô hình mới vào thử nghiệm và sản xuất trên diện rộng, đáp ứng nhu cầu của sản xuất hàng hóa, góp phần tăng thu nhập và thực hiện xóa đói, giảm nghèo cho nông dân.

Trong công tác đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ, nhất là đội ngũ cán bộ chủ chốt, huyện ủy mở đƣợc 99 lớp với 9.354 lƣợt học viên tham dự, bằng nhiều loại hình đào tạo, bồi dƣỡng. Đồng thời khuyến khích tạo điều kiện cho cán bộ tự túc đi học để nâng cao trình độ. Do đó chất lƣợng của đội ngũ cán bộ, nhất là cán bộ chủ chốt xã, thị trấn đƣợc nâng lên, so với nhiệm kỳ trƣớc, số cán bộ xã, thị trấn có trình độ trung cấp chuyên nghiệp trở lên tăng 11,8% và

có trình độ trung cấp lý luận chính trị trở lên tăng 6,36% [2; tr.114].

Thực hiện Nghị quyết quyết số 05-NQ/HU về “Tập trung lãnh đạo công tác đào tạo lao động và giải quyết việc làm đến năm 2014 và những năm tiếp theo”. Ngày 14/12/2013 Ban Chấp hành Đảng bộ huyện ra kết luận số 65-KL/HU về “Tiếp tục chỉ đạo công tác đào tạo lao động, giải quyết việc làm đến năm 2015 và những năm tiếp theo, Huyện ủy, Đảng bộ huyện đã chỉ đạo thành lập Ban Chỉ đạo đào tạo lao động và giải quyết việc làm. Chỉ đạo Phòng Kinh tế chủ trì phối hợp với Phòng Giáo dục, Hội nông dân…t chức phân luồng hƣớng nghiệp cho học sinh khối lớp 9, khối lớp 11 và 12.

Đẩy mạnh xã hội hóa đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho lao động, thu hút các nhà đầu tƣ vào thực hiện xã hội hóa có sự hỗ trợ của Nhà nƣớc, đảm bảo công khai minh bạch trong xã hội hóa đầu tƣ dự án đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho lao động. Huyện đã mở 120 lớp đào tạo cho 3.820 lao động tại Trung tâm giáo dục thƣờng xuyên; phối hợp Trƣờng Trung cấp nghề đào tạo đƣợc 2.148 lao động. Ngoài ra t chức các lớp đào tạo ngắn hạn để nâng cao trình độ, hƣớng dẫn bà con nông dân tiếp cận với kỹ thuật mới, công nghệ mới, đặc biệt là công nghệ sinh học [2, tr.287].

Theo số liệu thống kê của phòng kinh tế năm 2015, t ng số lao động trong độ tu i toàn huyện có 85.101 ngƣời, trong đó, số ngƣời có khả năng lao động là 81.384 ngƣời; số lao động đã qua đào tạo nghề là 58.734 ngƣời, chiếm tỷ lệ 63,5%, vƣợt chỉ tiêu 8,5%; số lao động chƣa qua đào tạo là 3.760 ngƣời, chiếm tỷ lệ 36,5%. Các ngành nghề đƣợc đào tạo chủ yếu là: trồng rau hữu cơ, trồng rau an toàn, nghề chăn nuôi thú y, điện dân dụng, may công nghiệp, nghề kỹ thuật chế biến món ăn.

Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền trực quan nhân các ngày lễ lớn. Tập trung tuyên truyền Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII. Hoàn thiện

việc đặt, đ i tên, đƣờng phố và các công trình công cộng. Đẩy mạnh thực hiện phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa; gia đình văn hóa, thôn, cơ quan, đơn vị, trƣờng học đạt chuẩn văn hóa, xã đạt chuẩn văn hóa nông thôn mới.

Nâng cao chất lƣợng Phong trào “Ngày chủ nhật xây dựng huyện Hoài Nhơn xanh, sạch, đẹp”. Thực hiện tốt các bộ quy tắc ứng xử văn hóa, văn minh, nếp sống văn minh trong việc cƣới, việc tang, lễ hội; quy ƣớc, hƣơng ƣớc khu dân cƣ. Tăng cƣờng công tác quản lý nhà nƣớc các hoạt động văn hóa, thể thao, du lịch, quảng cáo. Tăng cƣờng công tác bảo tồn di tích lịch sử; quản lý chặt chẽ đất di tích. Bảo tồn phát huy các giá trị văn hoá truyền thống, tạo điều kiện và phát triển hoạt động của các câu lạc bộ dân ca, bài chòi, các loại hình nghệ thuật dân gian.

Nâng cao chất lƣợng phong trào thể dục thể thao; đẩy mạnh công tác thông tin, truyền thông ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý điều hành. Không ngừng đ i mới nội dung, nâng cao chất lƣợng các chƣơng trình phát sóng truyền thanh; đảm bảo thông tin nhanh, đầy đủ, chính xác.

Triển khai thực hiện đồng bộ và hiệu quả chƣơng trình giảm nghèo, bảo đảm an sinh xã hội. Đẩy mạnh phong trào Đền ơn đáp nghĩa; thực hiện tốt các chính sách ƣu đãi ngƣời có công với cách mạng; quan tâm phụng dƣỡng Mẹ Việt Nam anh hùng. Tăng cƣờng các hoạt động nhân đạo từ thiện, trợ giúp các đối tƣợng có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, thiên tai đột xuất; tập trung công tác rà soát nhà ở của ngƣời dân bị bị hƣ hỏng nặng, hộ nghèo để kịp thời đề xuất hỗ trợ. Thực hiện các chính sách, pháp luật về bình đẳng giới và chiến lƣợc quốc gia vì sự tiến bộ phụ nữ. Tăng cƣờng tuyên truyền, thực hiện các giải pháp, chính sách hỗ trợ mở rộng đối tƣợng tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.

Đặc biệt trong gần 30 năm thực hiện đƣờng lối đ i mới của Đảng, trong bối cảnh thế giới diễn biến phức tạp, tình hình đất nƣớc và tỉnh nhà có nhiều

khó khăn, thử thách, thiên tai, bão lụt liên tiếp xảy ra, các thế lực thù địch không ngừng chống phá sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta, nhƣng dƣới sự lãnh đạo của Trung ƣơng Đảng, Đảng bộ và nhân dân huyện Hoài Nhơn đã cùng chung sức, chung lòng, chủ động khắc phục khó khăn, phát huy những tiềm năng và nội lực thực hiện thắng lợi các Nghị quyết của Đảng, của Tỉnh ủy cùng các chủ trƣơng, chính sách, pháp luật của Nhà nƣớc, thu đƣợc nhiều thành tựu quan trọng và khá toàn diện.

Hoạt động thƣơng mại, dịch vụ, du lịch có nhiều khởi sắc. Các dịch vụ tài chính, ngân hàng, giao thông vận tải, bƣu chính, viễn thông, công nghệ thông tin tiếp tục phát triển giáo dục - đào tạo phát triển khá, công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân đƣợc nâng cao; các hoạt động văn hóa, thể dục - thể thao, thông tin, báo chí, phát thanh, truyền hình có bƣớc phát triển tích cực.

Cùng với phát triển kinh tế - xã hội, Đảng bộ và chính quyền luôn chú trọng công tác xây dựng và củng cố hệ thống chính trị ngày càng vững mạnh, từng bƣớc đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp đ i mới. Quyền làm chủ của nhân dân trên mọi lĩnh vực đƣợc tôn trọng và phát huy. Lòng tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng, vào sự nghiệp đ i mới đƣợc tăng thêm, chất lƣợng và hiệu quả hoạt động của bộ máy chính quyền từ tỉnh đến cơ sở có tiến bộ, quốc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kinh tế nông nghiệp huyện hoài nhơn, tỉnh bình định (1986 2015) (Trang 83 - 123)