Về trồng trọt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kinh tế nông nghiệp huyện hoài nhơn, tỉnh bình định (1986 2015) (Trang 41 - 46)

7. Bố cục của luận văn:

2.2.1. Về trồng trọt

Trong những năm 1986 - 1988 tình hình kinh tế - xã hội của đất nƣớc gặp khó khăn khủng hoảng kéo dài, nghiêm trọng tác động mạnh mẽ đến tình hình sản xuất, phát triển kinh tế ở địa phƣơng. Đảng bộ đã kiên trì chỉ đạo các hợp tác xã nông nghiệp t chức thực hiện khoán 100-CT/TW, t chức rút kinh nghiệm về quản lý điều hành khắc phục những yếu kém, khuyết điểm, động viên xã viên hoàn thành định mức khoán, từng bƣớc tiến tới hoàn chỉnh cơ chế khoán sản phẩm. Song hơn 6 năm thực hiện do những hạn chế của cơ chế khoán 100-CT/TW ngày càng bộc lộ rõ, xã viên không còn hào hứng nhận nhƣ trƣớc, sản xuất trong các hợp tác xã trở nên trì trệ, kinh tế nông nghiệp địa phƣơng chuyển biến chậm, đời sống nhân dân khó khăn.

Ngày 05/4/1988 Bộ Chính trị ra Nghị quyết số 10 về đ i mới cơ chế quản lý nông nghiệp thay cho cơ chế khoán 100 của Ban Bí thƣ Trung ƣơng Đảng, đã thúc đẩy, khuyến khích nền kinh tế nông nghiệp, nông thôn phát triển, thoát khỏi tình trạng sản xuất trì trệ trong các hợp tác xã nông nghiệp. Và xác định hộ gia đình xã viên là đơn vị kinh tế tự chủ nhận ruộng đất và mức khoán sản phẩm n định lâu dài với hợp tác xã. Nghị quyết 10-NQ/TW đã xác nhận chính sách phát triển kinh tế nhiều thành phần trong nông nghiệp, giải phóng sức sản xuất, củng cố quan hệ sản xuất, khai thác tiềm năng về nguồn tài chính, đất đai và lao động đáp ứng yêu cầu cấp bách cho sản xuất nông nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi cho nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới

của Đảng [2, tr.133].

Từ ngày huyện Hoài Nhơn thực hiện khoán 10 của Bộ Chính trị xác nhận quyền tự chủ sản xuất của hộ nông dân, kích thích tinh thần lao động sáng tạo và sự quan tâm chăm sóc trên diện tích ruộng đất nhận khoán. Cơ chế khoản 10 tạo động lực mạnh mẽ thúc đẩy nông dân không còn rụt rè, ngần ngại đầu tƣ cho sản xuất. Nhiều hộ nông dân mạnh dạn đầu tƣ mua sắm nông cụ nhƣ máy cày, máy bừa, máy gặt, máy bơm nƣớc, máy tuốt lúa, trâu, bò, xe cải tiến và các loại vật tƣ nhƣ xăng dầu, phân bón, thuốc trừ sâu phục vụ sản xuất. Nông dân có ý thức tìm tòi, học hỏi áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, chăn nuôi để tăng năng suất, sản lƣợng, tăng đàn gia súc, gia cầm.

Nông dân hăng hái khai hoang, phục hóa hàng trăm héc ta vƣờn đồi trồng mì, trồng lang, trồng các loại rau màu và các cây họ đậu. Bộ máy quản lý kinh tế, điều hành sản xuất của hợp tác xã gọn nhẹ, giảm từ 30 - 40% nhân lực, các hiện tƣợng tiêu cực dần dần bị đẩy lùi. Phong trào thi đua lao động sôi n i trong quần chúng xã viên và đã xuất hiện ngày càng nhiều hộ gia đình làm ăn có hiệu quả. Nền kinh tế của xã đƣợc tăng trƣờng và phát triển. Giá trị t ng sản lƣợng năm 1995 đạt 4.200 tấn, bình quân thu nhập đầu ngƣời từ 330 - 350kg/ngƣời/năm. Ngành kinh tế nông nghiệp chuyển biến khá tốt, năng suất lúa đạt 38 tạ/ha/vụ, cơ cấu cây trồng mùa vụ chuyển đ i có hiệu quả [2, tr.137].

T ng diện tích gieo trồng cây hàng năm 18.749 ha, giảm 751 ha so cùng kỳ. Trong đó, cây lúa 12.502,3 ha, đạt 96,8% kế hoạch, giảm 590,3 ha so cùng kỳ, năng suất 63,9 tạ/ha, giảm 0,1 tạ/ha so cùng kỳ; sản lƣợng đạt 79.888 tấn, đạt 97,7% kế hoạch, giảm 3.905 tấn so cùng kỳ. T ng sản lƣợng lƣơng thực ƣớc đạt 89.288 tấn, đạt 95,4% kế hoạch, giảm 4.216 tấn so cùng kỳ. Giá trị sản xuất trên 01 ha canh tác đất trồng trọt 116,6 triệu đồng, đạt 101,7% kế hoạch [2, tr.137].

Thực hiện 3.629 ha cánh đồng mẫu lớn, cánh đồng tiên tiến sản xuất lúa, năng suất bình quân đạt 66,9 tạ/ha, cao hơn so với sản xuất đại trà. Chuyển đ i 500 ha đất trồng lúa thiếu nƣớc sang cây trồng cạn, 100 ha đất sản xuất từ 3 vụ lúa sang 2 vụ lúa/năm; 48 ha diện tích đất gò đồi, đất trồng rừng hiệu quả thấp sang trồng cây ăn quả, cây công nghiệp,...hình thành một số vùng trồng cây ăn quả tập trung, có ứng dụng công nghệ cao.

Xác định chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp có ý nghĩa cơ bản và quan trọng nhất trong quá trình chuyển nền nông nghiệp từ độc canh cây lƣơng thực sang nền nông nghiệp đa dạng, phục vụ cho tiêu dùng, Đảng bộ huyện Hoài Nhơn tập trung chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hƣớng tích cực. Là một huyện thuần nông với xuất phát điểm phát triển kinh tế còn thấp, lao động thủ công, kinh nghiệm, trình độ chuyên môn kỹ thuật kém, cơ sở vật chất còn thiếu thốn. Tỉnh ủy Bình Định đã chỉ đạo huyện ủy Hoài Nhơn tập trung chuyển đ i cơ cấu kinh tế, nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp, nâng cao thu nhập trên một đơn vị diện tích canh tác.

Do sự kiến tạo của tự nhiên, Hoài Nhơn có vùng đất cát pha rộng lớn, có đồi núi phía tây và tây nam các xã, rất lợi thế cho sản xuất cây hoa màu. Bên cạnh việc đầu tƣ cho sản xuất cây lƣơng thực, huyện đã chú trọng phát triển cây công nghiệp ở các xã, khảo sát, quy hoạch và phát triển, mở rộng diện tích và đầu tƣ thâm canh tăng năng suất cây đào tiến hành quy hoạch, cải tạo vƣờn tạp và tuyển chọn giống mới để trồng và phát triển các loại cây ăn quả truyền thống có giá trị kinh tế cao nhƣ: bƣởi, chuối, cam, chanh... ở Hoài Tân, Hoài Xuân, Hoài Đức và thị trấn Bồng Sơn.

Nhân dân các xã Hoài Tân, Hoài Phú, Hoài Hảo đã khai hoang phục hóa vùng gò đồi trồng mì và các loại đậu. Phong trào khai khẩn đất hoang, đồi núi trọc làm nƣơng rẫy trồng mì trở thành phong trào quần chúng rộng rãi. Mì là cây màu chủ lực, cây lƣơng thực thứ hai sau lúa, cung cấp lƣơng thực trong

đời sống, và cũng là lƣơng thực cho gia súc, gia cầm. Mì còn là nguyên liệu cung ứng cho các lò chế biến tinh bột, nghề sản xuất truyền thống của địa phƣơng. Với năng suất đạt 12 -16 tấn/ha, mì ở xã Hoài Hảo chứa hàm lƣợng tinh bột rất cao, đƣợc các lò chế biến tinh bột ƣa chuộng. Nhờ sự lãnh đạo của Đảng ủy, Ủy ban nhân dân xã có kế hoạch vận động, t chức nên nhân dân trồng mì ngày càng phát triển. Những năm tiếp theo (1987 - 1996), năm nào diện tích, năng suất và sản lƣợng trồng mì thu hoạch đều tăng, năng suất đạt 18 tấn/ha, nông dân các xã có đủ lƣơng thực trang trải cho cuộc sống, phát triển chăn nuôi.

Dừa là cây công nghiệp đặc sản, nguồn thu lợi của ngƣời dân địa phƣơng. Trong chiến tranh rừng dừa hàng triệu cây dừa ở Hoài Nhơn bị tàn phá nặng nề, hòa bình lập lại Đảng ủy lãnh đạo phát động phong trào trồng dừa, Hội nông dân làm nòng cốt, vận động hội viên tham gia phong trào trồng dừa và trồng cây ăn quả lâu năm, cây lấy gỗ. Hộ gia đình nào cũng chọn giống , ƣơm cây chuẩn bị khi mùa mƣa đến bƣớc vào thời vụ trồng dừa, trồng cây ăn quả lâu năm., huyện đầu tƣ thâm canh từ 850.000 - 1.000.000. Sau hai, ba năm dừa phát triển xanh tốt, rừng dừa hàng vạn cây đã đƣợc hồi sinh, cung cấp nguyên liệu cho chế biến tinh dầu dừa, và các vật dụng trong sinh hoạt của ngƣời dân địa phƣơng.

Đảng ủy và ủy ban nhân dân các xã nhận thấy đƣợc rằng cây mía là cây công nghiệp ngắn ngày, hiệu quả kinh tế cao, phù hợp với chất đất và vùng đất ở Hoài Nhơn và quyết định đặt cây mía là cây trồng chủ lực (song song với cây mì) góp phần làm giảm bớt khó khăn về đời sống của nhân dân. Diện tích trồng mía ngày càng tăng, theo đó các lò ép nấu mía đƣờng cũng tăng theo. Toàn huyện có hơn 50 khu vực đƣợc làm lò ép mía, do yêu cầu sử dụng đƣờng chất lƣợng cao, năm 1986, Nhà nƣớc khuyến khích phát triển lò chế biến kết tinh đƣờng, với những cơ sở chế biến với quy mô lớn nhƣ ở xã Hoài

Hảo, Hoài Phú. Từ năm 1992 trở đi Hoài Nhơn trở thành vùng nguyên liệu phục vụ cho nhà máy Đƣờng Quảng Ngãi, ngƣời nông dân thấy bán mía nguyên liệu có lãi hơn, từ đó các lò ép mía nấu đƣờng và các lò chế biến kết tinh đƣờng dần dần mai một.

Bƣớc đầu đã hình thành một số vùng chuyên canh sản xuất nông sản hóa tập trung với năng suất và giá trị kinh tế cao nhƣ: vùng sản xuất lúa chất lƣợng cao ở các xã Hoài Châu, Hoài Châu Bắc, Tam Quan Nam, Hoài Phú; vùng sản xuất rau an toàn ở xã Tam Quan Nam. Đến năm 1996, có 100% giống lúa cấp 1 hóa; 100% diện tích cây màu nhƣ: ngô, đậu, mì, đƣợc gieo trồng bằng giống thuần và lai có năng suất chất lƣợng cao.

Huyện đã tập trung chỉ đạo nhân rộng các mô hình nông nghiệp giá trị kinh tế cao nhằm phát huy tối đa hiệu quả giá trị sử dụng đất ở địa phƣơng. Bên cạnh đó là sự quyết tâm của bà con nông dân huyện đã khắc phục những khó khăn, vƣợt qua thử thách về thiên tai. Cơ cấu kinh tế nông nghiệp có sự chuyển dịch tích cực.

Nhƣ vậy, chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp theo hƣớng giảm trồng trọt, tăng chăn nuôi. Trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp, Đảng bộ huyện Hoài Nhơn chú trọng chuyển đ i giống cây trồng vật nuôi theo mô hình chuyên canh, đa canh mang lại hiệu quả kinh tế cao, khắc phục tình trạng manh mún và phân tán ruộng đất, tạo điều kiện quy hoạch các vùng sản xuất tập trung, thuận lợi cho việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, đƣa cơ giới hóa vào sản xuất nông nghiệp, giảm chi phí sản xuất, tăng năng suất lao động, nâng cao thu nhập cho nông dân, các hợp tác xã nông nghiệp hoạt động có hiệu quả, các loại hình dịch vụ nông nghiệp đang có chiều hƣớng phát triển mạnh góp phần tích cực thúc đẩy các hoạt động kinh tế khu vực nông thôn. [52; tr.5]

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kinh tế nông nghiệp huyện hoài nhơn, tỉnh bình định (1986 2015) (Trang 41 - 46)