7. Kết cấu của đề tài
1.2.3. Sự tuân thủ của người nộp thuế
Tự tính, tự khai, tự nộp thuế là một cơ chế được áp dụng ở nước ta, theo phương thức này, NNT tự kê khai, tự tính khoản thuế phải nộp trên cơ sở các kết quả kinh doanh trong kỳ tính thuế và tự thực hiện nộp số thuế đã kê khai vào NSNN. Để vận hành hệ thống này, điểm mấu chốt là yêu cầu sự tuân thủ tự nguyện của NNT.
Nhận thức của doanh nghiệp về nghĩa vụ thuế còn hạn chế. Để nâng cao sự tuân thủ, cơ quan thuế cần xây dựng các phương châm ứng xử đối với từng nhóm khác nhau và tạo ra sức ép đối với các nhóm thiểu số (chưa tuân thủ) bằng các quy tắc nhất định. Căn cứ vào mức độ tuân thủ, NNT có thể được chia thành 4 nhóm:
- Nhóm tuân thủ tự nguyện: Bao gồm những NNT tuân thủ một cách tự nguyện. Phương châm ứng xử với nhóm này là “hỗ trợ và phục vụ”. Cơ quan thuế chủ động cung cấp các dịch vụ và sự hỗ trợ cần thiết để khuyến khích những đối tượng này tiếp tục thực hiện tốt nghĩa vụ thuế của mình.
- Nhóm chưa nhận thức: Bao gồm những NNT muốn tuân thủ nhưng cần sự hỗ trợ. Phương châm ứng xử với nhóm này là “giáo dục để ngăn chặn”. Cơ quan thuế thực hiện các hoạt động tuyên truyền, giáo dục để ngăn chặn sự không tuân thủ như áp dụng dịch vụ nhắc nhở qua điện thoại, trao đổi thông tin công cộng….
- Nhóm bất cẩn: Bao gồm những NNT có thể mắc phải những sai sót trong quá trình thực hiện nghĩa vụ thuế do không chú ý, thiếu cẩn thận. Phương châm ứng xử với nhóm này là “phát hiện và sửa chữa”. Cơ quan thuế có các hoạt động nhằm phát hiện và ngăn chặn sự tái phạm các lỗi mà nhóm này thường gặp phải. Trong đó, có các chương trình kiểm soát và chương trình “công khai tự nguyện” để khuyến khích việc sửa các lỗi mắc phải. Chương trình “công khai tự nguyện” giúp nhóm này giải quyết những vấn đề về thuế bằng cách khuyến khích họ tiến bộ, thực hiện đúng thời hạn, công khai các lỗi sai hoặc sự bất cẩn.
- Nhóm cố tình không tuân thủ: Bao gồm những NNT gian lận một cách có chủ ý và trốn thuế. Phương châm ứng xử với nhóm này là “phạt và ngăn chặn”. Cơ quan thuế áp dụng ngay các biện pháp mạnh đối với nhóm này như các hình thức phạt, cưỡng chế, thanh tra, kiểm tra và có thể truy tố.
Hình 1.1: Mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến kiểm soát thuế TNDN tại cơ quan thuế
(Nguồn: Kết quả nghiên cứu của tác giả)
1.3. KINH NGHIỆM KIỂM SOÁT THUẾ THU NHẬP DOANH