7. Kết cấu của đề tài
1.3.2. Bài học rút ra cho Việt Nam
Bên cạnh những kết quả đạt được, do sự biến động nhanh của nền kinh tế nên một số quy định trong chính sách thuế chưa theo kịp sự vận động của thực tiễn trong nước cũng như xu hướng chung về cải cách chính sách thuế TNDN trên thế giới.
Vì vậy, để đảm bảo chính sách thuế TNDN ngày càng phù hợp hơn với thực tiễn cũng như thông lệ quốc tế, việc cải cách chính sách thuế TNDN ở
Việt Nam trong thời gian tới cần tập trung vào các vấn đề lớn sau:
- Mở rộng cơ sở thuế
Theo Viện Chiến lược và Chính sách Tài chính, nguồn thu từ thuế của Việt Nam có xu hướng giảm trong khi thâm hụt Ngân sách và nợ công có xu hướng tăng lên trong thời gian gần đây đã đặt ra nhiều áp lực trong việc huy động nguồn thu cho Ngân sách, đặc biệt trong bối cảnh Việt Nam đang từng bước cơ cấu lại thu Ngân sách (nâng cao tỷ lệ động viên từ thu nội địa, giảm dần sự phụ thuộc vào nguồn thu không bền vững).
Từ việc nghiên cứu một số kinh nghiệm quốc tế về xu hướng điều chỉnh chính sách thuế, Viện Chiến lược và Chính sách Tài chính cho rằng, Việt Nam cần cân nhắc đối với biện pháp giảm thuế suất thuế TNDN phổ thông vì mặc dù xu hướng phần lớn của các quốc gia là giảm thuế suất thuế TNDN phổ thông nhưng trong những năm vừa qua Việt Nam cũng đã nỗ lực cải cách thuế TNDN theo hướng trên và hiện tại mức thuế suất thuế TNDN phổ thông là 20%. Hơn nữa, mức thuế này cũng khá thấp so với nhiều nước trong khu vực nên việc tiếp tục giảm mức thuế suất không còn là biện pháp hiệu quả nhất trong thời điểm hiện nay.
Bên cạnh đó, Việt Nam cần hướng tới việc mở rộng cơ sở thuế. Đối với thuế TNDN thì cần xem xét việc đánh thuế đối với các hoạt động như: Thương mại điện tử, giao dịch điện tử, hoạt động quảng cáo, mua bán hàng qua mạng; bổ sung quy định vốn mỏng… Đây là một trong những biện pháp có hiệu quả nhất nhằm hướng tới mục tiêu bao quát nguồn thu phát sinh, qua đó làm tăng thu Ngân sách từ các nguồn thu thuế TNDN và đồng thời bắt kịp với sự phát triển của nền kinh tế trong nước cũng như trên thế giới.
- Từng bước hạ thuế suất theo lộ trình rõ ràng để đảm bảo giảm mức thu nhằm thu hút đầu tư, khuyến khích phát triển sản xuất kinh doanh:
Để tạo sự hấp dẫn, tăng tính cạnh tranh môi trường đầu tư trong thu hút đầu tư, phù hợp với xu thế cải cách thuế của các nước, Việt Nam cần giảm mức thuế suất phổ thông.
Việc giảm thuế suất, theo lý thuyết, sẽ dẫn đến giảm thu Ngân sách. Tuy nhiên, mức giảm thu còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó môi trường đầu tư, sản xuất kinh doanh có ý nghĩa quan trọng. Việc giảm thuế suất cũng cần theo lộ trình công bố trước, đảm bảo tính công khai, minh bạch của chính sách thuế, tạo điều kiện thuận lợi khuyến khích các nhà đầu tư bỏ vốn thực hiện đầu tư, góp phần thúc đẩy sản xuất kinh doanh qua đó góp phần tăng thu NSNN.
- Hoàn thiện chính sách ưu đãi thuế nhằm thu hút đầu tư, phát triển kinh tế:
Chính sách thuế TNDN hiện hành của Việt Nam chưa có quy định ưu đãi đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa. Nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế cho thấy, chính sách thuế TNDN của nhiều nước có quy định các mức thuế suất thấp hơn đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa nhằm khuyến khích sự phát triển của đối tượng doanh nghiệp này.
Việc áp dụng chính sách thuế suất thấp hơn so với mức thuế suất phổ thông sẽ tạo điều kiện cho doanh nghiệp nhỏ và vừa tăng tích lũy để tái đầu tư, phát triển sản xuất kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh, phát triển trở thành các doanh nghiệp lớn. Tuy nhiên, việc áp dụng chính sách ưu đãi thuế đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa cần quy định rõ ràng, cụ thể tiêu chí, điều kiện để tạo thuận lợi cho công tác quản lý thuế, hạn chế các trường hợp lợi dụng, gian lận thuế.
Đối với đầu tư mở rộng, chính sách thuế TNDN hiện hành của Việt Nam không có quy định về ưu đãi thuế. Thực tế cho thấy, xét về mặt lợi ích kinh tế xã hội tổng thể thì ưu đãi đối với đầu tư mở rộng trong nhiều trường
hợp còn hiệu quả hơn so với việc thành lập dự án mới (tiết kiệm được nhiều chi phí liên quan như tiếp cận thị trường, quản lý…).
Vì vậy, việc áp dụng chính sách ưu đãi thuế đối với phần thu nhập tăng thêm do đầu tư mở rộng mang lại là cần thiết. Tuy nhiên, cần quy định rõ ràng, cụ thể tiêu chí, điều kiện để tạo thuận lợi cho công tác quản lý thuế, hạn chế các trường hợp lợi dụng, gian lận thuế.
- Quy định chặt chẽ và phù hợp với thông lệ quốc tế về các khoản chi được trừ và không được trừ:
Thực tế, chính sách thuế TNDN ở nhiều nước không khống chế chi phí được trừ đối với các khoản chi phí. Vì vậy, cần nghiên cứu để nới dần một số khoản chi phí cần thiết cho hoạt động của doanh nghiệp hiện còn bị hạn chế. Vì vậy, cần nghiên cứu để nới dần một số khoản chi phí cần thiết cho hoạt động của doanh nghiệp hiện còn bị hạn chế như tỷ lệ khống chế lãi suất đi vay.
Mặt khác, để đảm bảo phản ánh đúng chi phí lãi vay phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh, góp phần đảm bảo an toàn tài chính cho doanh nghiệp và cho nền kinh tế, chống chuyển giá, cần áp dụng tỷ lệ khống chế về vốn vay trên vốn chủ sở hữu (vốn mỏng) ở mức phù hợp kèm theo lộ trình thực hiện để giảm thiểu tác động tiêu cực; đơn giản hoá chế độ khấu hao; hoàn thiện các quy định về chống chuyển giá.
Kinh nghiệm quốc tế cho thấy, nhiều nước có quy định về vốn mỏng, theo đó lãi phải trả đối với phần vốn vay vượt quá tỷ lệ nhất định (tỷ lệ vốn vay trên vốn chủ sở hữu) không được coi là chi phí được trừ khi tính thuế TNDN. Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) khuyến nghị, áp dụng tỷ lệ vốn vay trên vốn chủ sở hữu là 3:1. Trên thực tế, đa số các nước như Đài Loan (Trung Quốc), New Zealand, Đức, Úc, Nhật Bản, Ba Lan, Hà Lan, Tây Ban Nha… quy định vốn vay của DN trên vốn chủ sở hữu vượt quá tỷ lệ 3:1 thì được coi là vốn mỏng; ở một số nước phát triển quy định tỷ lệ thấp hơn
như Canada là 2:1, Pháp, Mỹ là 1,5:1, thậm chí tỷ lệ này ở Venezuela là 1:1 Theo đó, phần lãi vay phải trả vượt quá tỷ lệ được coi là vốn mỏng thì không được tính vào chi phí được trừ khi tính thuế TNDN.
Tuy nhiên, trong điều kiện nền kinh tế Việt Nam có xuất phát điểm thấp, đang bị ảnh hưởng bởi cuộc khủng hoảng tài chính, suy thoái kinh tế toàn cầu, doanh nghiệp đang thiếu vốn sản xuất kinh doanh thì cần quy định lộ trình thực hiện để tạo điều kiện cho doanh nghiệp có đủ thời gian cơ cấu lại nguồn vốn. Đồng thời, cần quy định cụ thể đối với doanh nghiệp thông thường và doanh nghiệp trong một số lĩnh vực đặc thù như tín dụng, ngân hàng để đảm bảo tính khả thi.
Trong bối cảnh kinh tế vĩ mô trong nước và thế giới đang đối mặt với nhiều khó khăn, việc cải cách, hoàn thiện chính sách thuế nói chung, chính sách thuế TNDN nói riêng có ý nghĩa quan trọng đối với việc cải thiện môi trường sản xuất kinh doanh, khuyến khích đầu tư, tạo đà và thúc đẩy tăng trưởng trong giai đoạn tới.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Kiểm soát thuế TNDN là một yêu cầu bắt buộc, là một nhiệm vụ quan trọng hàng đầu trong công tác quản lý thuế theo quy định của Luật Quản lý thuế; kiểm soát phải tuân theo trình tự, thủ tục, chức năng từng bộ phận. Kiểm soát thuế nói chung, kiểm soát thuế TNDN nói riêng có mục tiêu, yêu cầu và phương pháp riêng. Để kiểm soát thuế TNDN mang lại hiệu quả thì các cơ quan thuế cần chú ý đến chính sách pháp luật về thuế, thủ tục kiểm soát thuế TNDN và mức độ tuân thủ pháp luật của NNT.
Chương 1 tác giả đã trình bày các vấn đề liên quan đến thuế TNDN, kiểm soát thuế TNDN. Đồng thời, tác giả cũng đã nhận diện được các nhân tố có ảnh hưởng đến kiểm soát thuế TNDN. Kết quả đạt được của chương 1 sẽ được sử dụng làm tiền đề cho các chương nghiên cứu tiếp theo.
CHƯƠNG 2
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU