7. Kết cấu của đề tài
3.1.4. Hệ thống thông tin kế toán thuế Thu nhập doanh nghiệp
3.1.4.1. Về Mục lục ngân sách
Ngày 21/12/2016, Bộ trưởng Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư quy định Hệ thống Mục lục NSNN, theo đó cơ quan thuế thường xuyên phối hợp với KBNN để xử lý cập nhật đầy đủ, kịp thời, chính xác chứng từ nộp NSNN; rà soát đối chiếu, điều chỉnh kịp thời các sai sót về chứng từ thu nộp ngân sách của NNT. Quá trình thực hiện Thông tư này đã giúp cho cơ quan thuế không còn phải cập nhật và lưu trữ các chứng từ nộp thuế của NNT từ KBNN chuyển sang, giảm bớt được nguồn nhân sự cho công tác cập nhật và mặt bằng kho để thực hiện việc lưu trữ.
3.1.4.2. Về quy trình kế toán thuế
Thực hiện Quyết định số 879/QĐ-TCT ngày 15/5/2015 của Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế về việc ban hành quy trình kế toán thuế, tại Cục Thuế tỉnh Bình Định được thực hiện như sau:
- Kế toán thu NSNN: Tiếp nhận, phân loại chứng từ nộp tiền thuế tại KBNN. Tại Cục Thuế tỉnh Bình Định đã thực hiện Dự án “Hiện đại hoá thu nộp NSNN”, nên việc chuyển chứng từ nộp tiền được thực hiện qua các phương tiện điện tử, cụ thể như sau:
+ Cuối ngày, hoặc đầu giờ ngày làm việc tiếp theo, KBNN truyền dữ liệu về số thuế đã thu vào hệ thống cơ sở dữ liệu thu, nộp thuế; đồng thời, lập Bảng kê chứng từ nộp ngân sách chi tiết theo từng chứng từ đã thu trong ngày (theo mẫu số 04/BK-CTNNS ban hành kèm theo Thông tư số 32/2014/TT- BTC ngày 11/3/2014 của BTC), chuyển cho cơ quan thuế quản lý NNT làm chứng từ hạch toán, kế toán quản lý thu. Bộ phận kế toán thuế thực hiện nhận tệp dữ liệu và chuyển vào cơ sở dữ liệu quản lý thuế.
+ Hàng ngày, trước 10 giờ sáng (hoặc 2 lần 1 tuần nếu cơ quan thuế có trụ sở cách xa cơ quan KBNN hoặc vào thời kỳ lượng chứng từ nộp thuế không đáng kể), Bộ phận kế toán thuế nhận bảng kê chứng từ nộp ngân sách tại KBNN đồng cấp hoặc KBNN uỷ quyền thu NSNN theo đường điện tử (cơ quan thuế đã thực hiện chữ ký số).
+ Đối chiếu số liệu về số thuế đã thu giữa bảng kê chứng từ nộp ngân sách và dữ liệu về số thuế đã thu bằng đường truyền, hạch toán số tiền thuế đã nộp vào Sổ theo dõi thu nộp thuế và các sổ thuế có liên quan.
+ Xử lý đối với chứng từ nộp tiền không đúng quy định, bộ phận kế toán thuế khi kiểm tra các chỉ tiêu trên chứng từ nộp tiền của NNT, nếu phát hiện các chỉ tiêu trên chứng từ nộp tiền không đầy đủ, không rõ ràng, nộp sai tài khoản, sai Mục lục Ngân sách Nhà nước hoặc không ghi mã số thuế của NNT thì xử lý điều chỉnh theo đúng quy định.
+ Lưu chứng từ kế toán thu NSNN: Bao gồm lưu bằng giấy và lưu trên hệ thống cơ sở dữ liệu máy tính:
Lưu bằng giấy: Bộ phận kế toán thuế lưu các chứng từ nộp thuế đã xử lý theo từng loại chứng từ, thời gian đã xử lý của cơ quan thuế và theo từng bảng kê chứng từ nộp ngân sách. Tuỳ thuộc vào tình hình thực tế, định kỳ hoặc sau 1 năm, Bộ phận kế toán thuế chuyển chứng từ nộp và bảng kê chứng từ nộp ngân sách cho Kho lưu trữ để thực hiện công tác lưu trữ theo quy định.
Lưu trên hệ thống cơ sở dữ liệu máy tính ngành thuế: Bộ phận tin học thực hiện lưu trữ, đảm bảo an toàn bảo mật đối với dữ liệu chứng từ nộp thuế đã xử lý vào cơ sở dữ liệu trên hệ thống ứng dụng quản lý thuế.
- Kế toán theo dõi thu nộp thuế của NNT, có nhiệm vụ:
+ Nhận các văn bản xử lý về thuế đối với NNT do cơ quan thuế thực hiện cập nhật đầy vào hệ thống Quản lý thuế của ngành.
+ Nhập các thông tin liên quan đến số tiền thuế của NNT và hạn nộp của khoản thuế.
+ Kiểm tra, hạch toán vào sổ theo dõi thu nộp thuế: Hàng tháng, Bộ phận kế toán thuế thực hiện rà soát, kiểm tra việc xử lý các hồ sơ khai thuế, chứng từ nộp thuế, quyết định, thông báo, biên bản, kết luận,… liên quan đến nghĩa vụ thuế của NNT đảm bảo đã hạch toán ghi chép đầy đủ nghĩa vụ thuế phát sinh trong kỳ của NNT vào sổ theo dõi thu nộp thuế.
+ Tính sổ thuế: Bộ phận kế toán thuế kiểm tra, đối chiếu toàn bộ số liệu trên sổ theo dõi thu nộp thuế theo từng NNT, tài khoản thu nộp thuế và từng loại thuế, bao gồm: số thuế còn phải nộp đầu kỳ, số thuế nộp thừa hoặc còn khấu trừ kỳ trước chuyển sang, số thuế phải nộp phát sinh trong kỳ, số thuế đã nộp trong kỳ, số thuế còn phải nộp chuyển kỳ sau, số thuế nộp thừa hoặc còn được khấu trừ tiếp chuyển kỳ sau. Trường hợp sổ theo dõi thu nộp thuế được lập, ghi chép và tính trên hệ thống ứng dụng quản lý thuế, Bộ phận kế toán thuế thực hiện kiểm tra, kiểm soát việc tính Sổ theo dõi thu nộp thuế đảm bảo
chính xác, đầy đủ, kịp thời.
+ Khoá Sổ theo dõi thu nộp thuế: Chậm nhất ngày 10 tháng sau, Bộ phận kế toán thuế thực hiện chốt sổ và khoá sổ theo dõi thu nộp thuế tháng trước.
+ Đối chiếu nghĩa vụ thuế với NNT: Bộ phận kế toán thuế lập và gửi Phiếu đề nghị đối chiếu nghĩa vụ thuế của NNT vào các thời điểm phù hợp gửi các bộ phận chức năng (thanh tra, kiểm tra, quản lý nợ,…) để rà soát, đối chiếu nghĩa vụ thuế của NNT đảm bảo số liệu cơ quan thuế quản lý đầy đủ, chính xác.
+ Xác nhận tình hình thực hiện nghĩa vụ thuế của NNT.
+ Lưu Sổ theo dõi thu nộp thuế của NNT: Sổ theo dõi thu nộp được lập theo tháng bao gồm sổ chi tiết và sổ tổng hợp.
- Ngoài ra, hệ thống thông tin kế toán thuế TNDN tại Cục Thuế tỉnh Bình Định còn thực hiện:
+ Ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý thuế luôn được quan tâm, chú trọng đã áp ứng yêu cầu triển khai các quy trình chính sách mới và yêu cầu sửa đổi chính sách, đơn giản thủ tục hành chính, giảm số giờ khai thuế, nộp thuế và hoàn thuế thực hiện bằng phương thức điện tử. Phối hợp với Tổng cục Thuế, các đơn vị thực hiện rà soát, xử lý sai lệch số liệu thuế phát sinh.Thường xuyên đôn đốc, hướng dẫn bộ phận Kế toán thuế hạch toán đầy đủ, chính xác, kịp thời tất cả các chứng từ thuế của NNT đảm bảo dữ liệu khớp đúng khoá sổ thuế hàng tháng trên ứng dụng Hệ thống ứng dụng quản lý thuế tập trung (TMS). Hệ thống ứng dụng Quản lý thuế đã thực hiện trao đổi tự động dữ liệu giữa cơ quan thuế với các đơn vị trên cùng địa bàn (Tài chính, Hải quan, Kho bạc, Ngân hàng…) và giữa Cục Thuế với Tổng cục Thuế, đáp ứng tốt trao đổi thông tin phục vụ công tác quản lý thuế, cụ thể: Các đơn vị của Cơ quan thuế trực tiếp phối hợp với cơ quan Kho bạc ngang cấp thực hiện
truyền nhận, đối chiếu chứng từ và hạch toán số liệu vào các ứng dụng Quản lý thuế; Kết nối với hệ thống thông tin của các ngân hàng thương mại đảm bảo triển khai dịch vụ khai thuế và nộp thuế điện tử cho NNT. Quản trị hệ thống mạng toàn ngành chạy ổn định, đảm bảo kết nối truyền thông toàn ngành; thực hiện tốt công tác quản trị cơ sở dữ liệu, quản trị ứng dụng, đúng quy trình và an toàn, bảo mật, cập nhật dữ liệu, hệ thống, sao lưu dữ liệu thường xuyên.
+ TMS đã đi vào hoạt động ổn định đáp ứng yêu cầu phục vụ công tác quản lý thuế, dữ liệu được trao đổi tự động giữa cơ quan thuế với các cơ quan liên quan trên địa bàn và giữa Cục Thuế với Tổng cục Thuế. Cơ quan thuế địa phương trực tiếp phối hợp với cơ quan Kho bạc ngang cấp thực hiện truyền nhận, đối chiếu chứng từ và hạch toán số liệu vào các Ứng dụng quản lý thuế; kết nối với hệ thống thông tin của các ngân hàng đảm bảo phục vụ giao dịch khai thuế, nộp thuế điện tử cho NNT.
+ Kế toán thuế có vai trò quan trọng trong việc xác định, theo dõi và quản lý thu Ngân sách kịp thời thông qua việc quản lý số lượng NNT, các tờ khai thuế hàng tháng, quý, chứng từ thu, nộp Ngân sách,... Công tác kiểm tra, rà soát, đối chiếu mã số thuế để đưa vào diện quản lý thuế được thực hiện thường xuyên, liên tục. Việc quản lý, cấp mã số thuế, kê khai thuế, theo dõi biến động đối tượng nộp thuế đã được hiện đại hóa bằng công nghệ thông tin, đảm bảo cho công tác theo dõi, quản lý được chính xác.
+ Trong điều kiện áp dụng cơ chế tự tính, tự khai và tự nộp thuế, một bộ phận NNT chưa thực sự tự giác tính đúng, tính đủ số thuế phải nộp; một số doanh nghiệp cố tình gian lận thuế với các hành vi, thủ đoạn ngày càng tinh vi và phức tạp; NNT chưa thật sự chủ động phối hợp trong việc cung cấp thông tin, chia sẻ trách nhiệm với cơ quan thuế để thu thuế. Chính vì vậy, ngành thuế luôn phải không ngừng nâng cao chất lượng công tác thanh tra, kiểm tra
thuế. Triển khai phương pháp thanh tra theo kỹ thuật quản lý rủi ro, tập trung vào trọng tâm, trọng điểm, đảm bảo rút ngắn được thời gian thanh tra, kiểm tra, có điều kiện nâng cao số lượng đơn vị được thanh tra và mở rộng phạm vi chấn chỉnh trong công tác quản lý thuế.
+ Công tác quản lý nợ đọng thuế đối với NNT đã dần đi vào nề nếp. Việc hàng tháng áp dụng biện pháp đôn đốc bằng hình thức thông báo nộp thuế và tính phạt nộp chậm tiền thuế đã góp phần làm cho NNT ngày càng ý thức hơn trách nhiệm của mình đối với việc chấp hành nghĩa vụ thuế; đồng thời thông qua đó đã góp phần giúp cho ngành thuế kịp thời phát hiện những lỗi trên ứng dụng theo dõi nợ thuế để chấn chỉnh, điều chỉnh dữ liệu về thuế đang theo dõi tại cơ quan thuế với số liệu tại doanh nghiệp ngày càng tốt hơn.