Kiến nghị về việc hoàn thiện chính sách thuế Thu nhập doanh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến kiểm soát thuế TNDN tại cục thuế tỉnh bình định (Trang 103)

7. Kết cấu của đề tài

4.2.3. Kiến nghị về việc hoàn thiện chính sách thuế Thu nhập doanh

Theo kết quả nghiên cứu, nhân tố chính sách thuế TNDN cũng là một nhân tố có ảnh hưởng đến kiểm soát thuế TNDN. Mặc dù trong thời gian qua các chính sách về thuế TNDN đã được bổ sung sửa đổi để khắc phục những hạn chế và để đáp ứng yêu cầu thực tiễn. Tuy nhiên, việc thường xuyên bổ sung, sửa đổi văn bản Luật đã ảnh hưởng đến công tác quản lý thuế, nhất là việc thích ứng của NNT đối với cơ chế chính sách mới được ban hành. Mặt khác một số văn bản Luật (như Luật thuế sử dụng đất phi nông nghiệp, Luật thuế bảo vệ môi trường…) có nội dung quy định về quản lý thuế TNDN nhưng chưa được bổ sung, sửa đổi. Vì vậy chưa tạo ra sự thống nhất trong các văn bản quy định pháp luật. Thực trạng trên đặt ra yêu cầu cần thiết phải tăng cường quản lý hiệu quả về thuế TNDN để phù hợp với chương trình tổng thể phát triển kinh tế-xã hội. Để làm được điều đó, Cục Thuế cần nghiên cứu một số tác nhân chủ yếu tác động đến chính sách thuế TNDN, tính đồng bộ trong hệ thống chính sách thuế, cơ chế quản lý, đảm bảo sự phát triển cân đối giữa các ngành, vùng sản xuất..., nghiên cứu các vấn đề trong triển khai thực hiện để đưa ra giải pháp điều chỉnh phù hợp. Cụ thể:

- Đối với Tổng cục Thuế:

+ Chuẩn hóa các quy định nghiệp vụ trong công tác kiểm soát thuế TNDN một cách thống nhất, rõ ràng, tạo điều kiện tin học hoá công tác quản lý thuế nói chung và thuế TNDN nói riêng. Xây dựng tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả công tác đăng ký thuế, kiểm tra giám sát thuế, thanh tra - kiểm tra thuế và cưỡng chế nợ thuế.

+ Ban hành Quy trình xây dựng cơ sở dữ liệu về NNT để phục vụ cho công tác quản lý thuế theo phương pháp rủi ro.

+ Giai đoạn hiện nay trong bối cảnh suy giảm kinh tế thế giới tác động trực tiếp đến nền sản xuất của nước ta, nhiều khoản thu đang làm tăng gánh

nặng về thuế. Chính phủ đang có những giải pháp về chính sách tài chính, tiền tệ, thị trường và đầu tư nhằm hỗ trợ nền sản xuất kinh doanh duy trì và đi vào ổn định. Mặt khác, qua đánh giá còn có dấu hiệu tránh thuế, trốn thuế TNDN gây thất thu NSNN. Vì vậy trong thời gian tới, cần tiếp tục nghiên cứu cải tiến phương thức quản lý thuế TNDN cho phù hợp hơn theo hướng:

 Những cơ chế, chính sách đang duy trì, ổn định, không gây biến động lớn tới nền sản xuất, thị trường, đời sống tâm lý dân cư thì vẫn duy trì hoặc nếu có thì điều chỉnh giảm để cân đối giữa các khoản thu, vừa là giải pháp kinh tế, cũng là giải pháp tâm lý; Về mặt quản lý Nhà nước sẽ giảm được thủ tục hành chính trong nghiên cứu, ban hành văn bản pháp luật.

 Những chính sách mới, đang triển khai thực hiện thì phải được xem xét trong tổng thể các chính sách và các khoản thu khác đang thực hiện để có giải pháp điều hòa mức thu một cách cân đối hợp lý, phù hợp với năng lực thực tế sản xuất kinh doanh và yêu cầu quản lý Nhà nước.

 Tập trung nghiên cứu, tháo gỡ các thủ tục hành chính bất hợp lý, gây khó khăn cho việc chấp hành nghĩa vụ thuế, cũng như quản lý thuế. Trong đó chú trọng giải quyết đúng bản chất nội sinh của sự kiện kinh tế, không phiến diện, chủ quan, thiếu khoa học, gây khó khăn cho nền sản xuất, nhằm khơi thông dòng lưu chuyển vốn, tài chính, hàng hoá. Tăng cường cơ chế phối hợp giữa các cơ quan chức năng để ngăn ngừa tránh thuế, trốn thuế.

+ Hoàn thiện môi trường pháp lý cho hoạt động thanh - kiểm tra: Thực tiễn hoạt động thanh - kiểm tra qua khảo sát cho thấy, kỹ thuật thanh - kiểm tra sai lệch thuế chưa được áp dụng nhất quán giữa các cán bộ làm công tác thanh - kiểm tra. Do đó, Tổng cục Thuế cần ban hành các quy định hướng dẫn chi tiết về kỹ thuật thanh - kiểm tra thuế nhằm giúp cho cán bộ thanh - kiểm tra có định hướng rõ ràng và áp dụng nhất quán và đầy đủ trong quá trình thanh - kiểm tra, từ đó giảm rủi ro thanh - kiểm tra xuống mức thấp nhất. Cụ thể:

 Ngành thuế cần ban hành các quy định hướng dẫn về phân tích các dấu hiệu biến động bất thường trên từng chỉ tiêu cụ thể trên BCTC, từ đó xác định các nghi vấn ở khoản mục cụ thể để xác lập nội dung và phạm vi cần thanh - kiểm tra.

 Cần ban hành hướng dẫn về kỹ thuật đánh giá rủi ro thanh - kiểm tra gồm có các thành phần rủi ro tiềm tàng, rủi ro kiểm soát, từ đó có sự ước tính rủi ro phát hiện là thấp, trung bình, cao để từ đó xác định các kỹ thuật cần áp dụng khi thanh - kiểm tra chi tiết.

 Cần xây dựng kỹ thuật thanh - kiểm tra nhằm phát hiện gian lận thuế, trong đó hướng dẫn rõ các chỉ tiêu phân tích nào có khả năng đánh giá rủi ro gian lận thuế, các thủ đoạn gian lận nào có khả năng được sử dụng, các kỹ thuật thanh - kiểm tra phù hợp cho từng loại gian lận.

+ Thay đổi các chính sách ưu đãi về thuế: Chuyển đổi các chính sách ưu đãi, miễn giảm thuế sang thực hiện các giải pháp tài chính khác (sẽ không ảnh hưởng đến giảm tổng thu) vì việc thực hiện miễn giảm sẽ làm ảnh hưởng cạnh tranh trên thương trường; Làm lu mờ ý thức thực hiện nghĩa vụ thuế của NNT; Dẫn đến khó khăn phức tạp trong quản lý thu thuế, là mảnh đất màu mỡ phát sinh tiêu cực về phía doanh nghiệp lẫn cán bộ, công chức thuế; Miễn giảm thuế là nhân tố đặc biệt quan trọng làm suy yếu công tác kế toán doanh nghiệp; Bởi lẽ trong thực tế các doanh nghiệp cho rằng mình được miễn, giảm thuế nên không quan tâm đến công tác kế toán, nên tính minh bạch và chính xác của số liệu kế toán không được đảm bảo.

- Kiến nghị với Chính phủ và Bộ Tài chính:

+ Cần bổ sung cơ chế phối hợp cung cấp thông tin về hoạt động kinh doanh, giao dịch của các tổ chức, cá nhân cho cơ quan thuế trực tiếp quản lý ngay trong Nghị định hướng dẫn thi hành Luật thuế TNDN (quy định chi tiết Điều 13 và Điều 16 của Luật Quản lý thuế vào Nghị định cho phù hợp với

yêu cầu của công tác quản lý thuế TNDN); Để có sự phối hợp chặt chẽ giữa các ban, ngành với cơ quan thuế cụ thể như Công an, Ngân hàng, Hải quan, Sở Kế hoạch và Đầu tư…. Do hiện nay, các công ty mới thành lập đa phần là để mua bán hóa đơn bất hợp pháp nhằm kê khai khấu trừ thuế, hoàn thuế của Nhà nước.

+ Cần có qui định cụ thể về mức ký quỹ đối với vốn điều lệ ban đầu khi thành lập doanh nghiệp: Có như vậy sẽ hạn chế được rủi ro trong công tác quản lý của Nhà nước nói chung và ngành thuế nói riêng đối với các doanh nghiệp thành lập đăng ký vốn điều lệ chỉ toàn là vốn ảo.

+ Hiện nay, cơ quan thuế không có chức năng điều tra, khởi tố tội phạm trốn thuế như các nước đang áp dụng. Do đó, đã hạn chế việc ngăn chặn kịp thời các trường hợp cố ý trốn thuế với số lượng lớn hoặc có hành vi chiếm đoạt tiền thuế của Nhà nước thông qua việc sử dụng hoá đơn bất hợp pháp. Vì vậy, cần thiết phải bổ sung thẩm quyền của cơ quan thuế trong việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn hành vi trốn thuế là cần thiết để nâng cao hiệu lực trong quản lý thuế.

+ Yêu cầu các cơ quan khác như UBND tỉnh, Công an, Sở kế hoạch đầu tư…phối hợp chặt chẽ với cơ quan thuế, cụ thể:

 Đối với UBND tỉnh: Thường xuyên chỉ đạo các Phòng trực thuộc, UBND các huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn phối hợp chặt chẽ với cơ quan thuế trong việc chỉ đạo tổ chức quản lý thu thuế và chống thất thu thuế cho NSNN.

 Đối với cơ quan Công an: Thông qua các vụ việc cơ quan thuế phát hiện chuyển hồ sơ để xử lý kịp thời các trường hợp NNT trốn thuế, gian lận thuế. Đẩy mạnh điều tra các vụ án trốn thuế, gian lận về thuế đã được phát hiện để đưa ra xét xử trước pháp luật nhằm răn đe, giáo dục cho các NNT khác.

 Đối với Sở Kế hoạch và Đầu tư: Cần phối hợp trong việc cung cấp thông tin về đăng ký kinh doanh, kiểm tra việc thành lập doanh nghiệp và hoạt động của doanh nghiệp sau khi được cấp giấy đăng ký kinh doanh; Các đối tượng có dấu hiệu vi phạm, bỏ trốn khỏi địa chỉ kinh doanh, chiếm đoạt tiền thuế của Nhà nước.

 Đối với Chi cục Quản lý thị trường: Thường xuyên cung cấp các thông tin, kiểm tra phát hiện và xử lý các trường hợp gian lận thương mại, vi phạm chế độ đăng ký kinh doanh, trốn thuế, lậu thuế cho cơ quan thuế.

 Đối với các Ngân hàng: Khi có yêu cầu phải cung cấp các thông tin của các tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc thực hiện nghĩa vụ thuế. Thực hiện trích, chuyển tiền từ tài khoản của NNT vào NSNN theo Lệnh thu của cơ quan thuế.

 Đối với cơ quan Báo chí, Truyền hình: Thường xuyên đăng tải các thông tin liên quan đến việc tuyền truyền chính sách thuế cho các tổ chức và cá nhân trên các phương tiện thông tin đại chúng. Ngoài ra, kịp thời công khai thông tin vi phạm pháp luật về thuế của NNT như trốn thuế, gian lận thuế, chây ỳ không chịu nộp thuế... nhằm mục đích cảnh báo, răn đe và giúp cho NNT hiểu rõ và tự giác chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật thuế.

Tóm lại, kiểm soát thuế TNDN không chỉ là hoạt động độc lập của riêng Cục Thuế tỉnh Bình Định; Để thực hiện tốt công tác này, cần phải có sự phối hợp một cách đồng bộ của các cơ quan quản lý Nhà nước cũng như toàn xã hội.

4.3. HẠN CHẾ VÀ HƯỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO

Mặc dù kết quả nghiên cứu đóng góp tích cực trong việc xác định các nhân tố ảnh hưởng đến kiểm soát thuế TNDN tại Cục Thuế tỉnh Bình Định, tuy nhiên đề tài cũng có những hạn chế khó tránh khỏi sau:

- Nghiên cứu chỉ thực hiện trên phạm vi là tại Cục Thuế tỉnh Bình Định (bao gồm Cục Thuế, Chi cục Thuế, các Đội Thuế) nên sự bao quát và tính đại diện chưa cao.

- Nghiên cứu chỉ đánh giá kiểm soát thuế TNDN thông qua mức độ tuân thủ thuế của NNT. Vì vậy để đề tài nghiên cứu về công tác kiểm soát thuế TNDN muốn có kết luận chính xác và chiều sâu hơn thì cần thực hiện việc nghiên cứu trên nhiều mẫu lớn có phạm vi rộng và bao quát hơn. Đây có thể là hướng nghiên cứu tiếp theo cho các nghiên cứu sau này.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 4

Trên cơ sở nghiên cứu định tính và định lượng, tác giả đã đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường kiểm soát thuế TNDN tại Cục Thuế tỉnh Bình Định nhằm đạt được các mục tiêu mà kiểm soát thuế TNDN đặt ra. Kết quả nghiên cứu cho thấy kiểm soát thuế TNDN chịu tác động của ba nhân tố “Thủ tục kiểm soát thuế”, “Người nộp thuế” và “Chính sách thuế”, trong đó “Thủ tục kiểm soát thuế” có tác động mạnh nhất. Từ kết quả đó tác giả đề xuất các giải pháp liên quan đến thủ tục kiểm soát thuế, nâng cao nhận thức của NNT và một số kiến nghị với Nhà nước, Bộ Tài chính, UBND tỉnh, Tổng cục Thuế nhằm góp phần tăng cường kiểm soát thuế TNDN tại Cục Thuế tỉnh Bình Định. Ngoài ra, tác giả cũng đã chỉ ra điểm hạn chế trong nghiên cứu của tác giả và đưa ra các hướng nghiên cứu tiếp theo.

KẾT LUẬN CHUNG

Cùng với chủ trương cải cách thủ tục hành chính Nhà nước trong quá trình hội nhập kinh tế, việc cải cách hệ thống thuế ở nước ta trong thời gian qua đã đạt được những thành tựu rất quan trọng về mặt xây dựng chính sách cũng như việc quản lý thu thuế. Để đáp ứng với yêu cầu quản lý thuế trong nền kinh tế thị trường, Cục Thuế tỉnh Bình Định đã từng bước cải tiến phương thức quản lý, cách thức kiểm soát thuế TNDN, từng bước xoá bỏ cơ chế chuyên quản, chuyển dần sang cơ chế tự tính, tự khai, tự nộp phát huy tính chủ động cho NNT bằng việc thực hiện mô hình quản lý theo chức năng.

Mục đích chính của luận văn này là xác định các nhân tố ảnh hưởng đến kiểm soát thuế TNDN tại Cục Thuế tỉnh Bình Định. Bằng lý luận và thực tiễn, luận văn đã đặt ra và giải quyết tương đối đầy đủ các mục tiêu đề ra, cụ thể:

- Luận văn đã đánh giá thực trạng kiểm soát thuế TNDN tại Cục Thuế tỉnh Bình Định.

- Luận văn đã xác định các nhân tố ảnh hưởng cũng như tác động của các nhân tố đến kiểm soát thuế TNDN tại Cục Thuế tỉnh Bình Định.

- Dựa vào mức độ tác động của các nhân tố ảnh hưởng đến kiểm soát thuế TNDN, luận văn đã đề ra các giải pháp nhằm tăng cường kiểm soát thuế TNDN tại Cục Thuế tỉnh Bình Định.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]. Bộ Tài chính (2013), Thông tư 156/2013/TT-BTC ngày 06/11/2013 hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Quản lý thuế; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế và Nghị định số 83/2013/NĐ-CP ngày 22/7/2013 của Chính phủ,

[2]. Bộ Tài chính (2014), Thông tư số 32/2014/TT-BTC ngày 11/3/2014 của BTC về sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 85/2011/TT-BTC ngày 17/6/2012 của BTC hướng dẫn quy trình tổ chức phối hợp thu NSNN giữa Kho bạc nhà nước – Tổng cục Thuế - Tổng cục Hải quan và các ngân hàng thương mại.

[3]. Bộ Tài chính (2014), Thông tư số 78/2014/TT-BTC, Thông tư hướng dẫn thi hành Nghị định số 218/2013/NĐ-CP ngày 26/12/2013 của Chính phủ quy định và hướng dẫn thi hành Luật Thuế Thu nhập doanh nghiệp.

[4]. Bộ Tài chính (2018), Quyết định số 1836/QĐ-BTC ngày 08/10/2018 quy định chức năng nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Thuế trực thuộc Tổng cục Thuế.

[5]. Bộ Tài chính (2019), Quyết định số 320/QĐ-BTC ngày 28/02/2019 về việc quy định số lượng Phòng thực hiện chức năng tham mưu, quản lý thuế và một số Phòng thanh tra - kiểm tra thuộc Cục Thuế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

[6]. Chu Nguyễn Mộng Ngọc và Hoàng Trọng (2005), Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS, NXB Thống kê, Thành phố Hồ Chí Minh. [7]. Nguyễn Thị Thùy Dương (2012), Tác động của chính sách miễn, giảm

trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc, Luận văn thạc sĩ, Đại Học Quốc Gia Hà Nội.

[8]. Đinh Phi Hổ (2014), Phương pháp nghiên cứu kinh tế và viết luận văn thạc sỹ, NXB Phương Đông, Thành phố Hồ Chí Minh.

[9]. Nguyễn Thị Thanh Hoài (2011), Giám sát tính tuân thủ thuế ở Việt Nam, Hà Nội, Học viện Tài chính.

[10]. Trần Văn Khương (2014), Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ trong công tác quản lý thu thuế thu nhập doanh nghiệp tại Cục Thuế tỉnh Bình Định, Luận văn thạc sỹ kế toán, Trường Đại học Quy Nhơn. [11]. Cục Thuế tỉnh Bình Định (2014), Tài liệu bồi dưỡng ngạch chuyên

viên thuế (chương trình chuyên viên), Chuyên đề 14 – Thuế thu nhập doanh nghiệp.

[12]. Cục Thuế tỉnh Bình Định (2014-2018), Báo cáo công tác đào tạo từ 2014 - 2018.

[13]. Cục Thuế tỉnh Bình Định (2014-2018), Báo cáo kết quả xử lý vi phạm về thuế từ năm 2014 - 2018.

[14]. Cục Thuế tỉnh Bình Định (2014-2018), Báo cáo tổng kết công tác ngành thuế hàng năm từ năm 2014 - 2018.

[15]. Trần Tiến Lập (2013), Tăng cường kiểm soát thuế thu nhập doanh nghiệp tại Cục Thuế tỉnh Quảng Nam, Luận văn thạc sỹ kế toán, Đại học Đà Nẵng.

[16]. Ngô Thị Cẩm Lệ (2012), Pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp và thực tiễn trên địa bàn Hà Nội, Luận văn thạc sĩ, Đại Học Quốc Gia Hà Nội.

[17]. Nguyễn Đăng Nguyên (2013), Một số giải pháp hạn chế hành vi gian

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến kiểm soát thuế TNDN tại cục thuế tỉnh bình định (Trang 103)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)