7. Kết cấu của đề tài
2.1. PHƯƠNG THỨC VÀ QUY TRÌNH TIẾP CẬN
Để tiếp cận đề tài nghiên cứu, giải quyết được câu hỏi nghiên cứu và mục tiêu nghiên cứu đề ra, luận văn nghiên cứu đã sử dụng kết hợp đồng thời phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng. Quá trình nghiên cứu trải qua 2 giai đoạn như sau:
- Giai đoạn 1: Nghiên cứu định tính được thực hiện thông qua phương pháp thảo luận nhóm, nhằm xác định các nhân tố ảnh hưởng đến kiểm soát thuế TNDN tại Cục Thuế tỉnh Bình Định và hoàn thiện bảng câu hỏi khảo sát.
- Giai đoạn 2: Trên cơ sở thu thập dữ liệu được từ bảng câu hỏi, đề tài sử dụng phương pháp định lượng nhằm đánh giá cụ thể về mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến kiểm soát thuế TNDN tại Cục Thuế tỉnh Bình Định.
Bảng 2.1. Mục tiêu nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu và phương pháp thu thập dữ liệu Giai đoạn Mục tiêu nghiên
cứu
Câu hỏi nghiên cứu Phương pháp thu thập dữ liệu Giai đoạn 1: Nghiên cứu định tính 1. Phân tích, đánh giá thực trạng kiểm soát thuế TNDN tại Cục Thuế tỉnh Bình Định.
Q1: Thực trạng kiểm soát thuế TNDN tại Cục Thuế tỉnh Bình Định hiện nay như thế nào?
Dữ liệu định tính thu thập từ các báo cáo thuế của các Chi Cục, Cục Thuế trên địa bàn tỉnh Bình Định; các báo cáo tổng kết hàng năm của ngành thuế.
2. Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến kiểm soát thuế TNDN tại Cục Thuế tỉnh Bình Định.
Q2: Các nhân tố ảnh hưởng đến kiếm soát thuế TNDN tại Cục Thuế tỉnh Bình Định là gì?
Căn cứ vào các nghiên cứu trước và dữ liệu định tính thu thập thông qua thực hiện phỏng vấn sâu các cán bộ thuế tại Cục, Chi Cục trên địa bàn tỉnh Bình Định, các chuyên gia kinh tế. Giai đoạn 2: Nghiên cứu định lượng Đo lường mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến kiểm soát thuế TNDN tại Cục Thuế tỉnh Bình Định.
Q3: Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến kiểm soát thuế TNDN tại Cục Thuế tỉnh Bình Định như thế nào? Dữ liệu định lượng thu thập thông qua bảng câu hỏi khảo sát trên cơ sở chọn mẫu thống kê đối với các cán bộ thuế tại Cục, Chi Cục trên địa bàn tỉnh Bình Định.
(Nguồn: Tổng hợp của tác giả)