9. Cấu trúc luận văn
2.1.1. Mục đích nghiên cứu
Đánh giá đúng thực trạng về các hoạt động CS, ND trẻ ở các trƣờng mầm non huyện Vân Canh, tỉnh Bình Định để làm căn cứ đƣa ra các biện pháp quản lý phù hợp, có tính khả thi nhằm nâng cao chất lƣợng các hoạt động CS, ND trẻ góp phần nâng cao chất lƣợng giáo dục của nhà trƣờng.
2.1.2. Nội dung nghiên cứu
Nội dung khảo sát tập trung vào việc thu thập, phân tích và đánh giá thông tin của giáo viên, cán bộ quản lý, cũng nhƣ nhận thức của họ về mục tiêu, về vai trò trong công tác quản lý hoạt động chăm sóc và nuôi dƣỡng trẻ tại trƣờng mầm non.Đồng thời, thu thập dữ liệu phân tích và đánh giá việc thực hiện nội dung, hình thức và công tác kiểm tra đánh giá trong quá trình thực hiện hoạt động chăm sóc trẻ tại các trƣờng mầm non trên địa bàn huyện Vân Canh, tỉnh Bình Định của giáo viên và cán bộ quản lý. Đặc biệt,phân tích và đánh giá, so sánh việc thực hiện của giáo viên và cán bộ quản lý trong quá trình lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra đánh giá hoạt động quản lý chăm sóc và nuôi dƣỡng trẻ ở các trƣờng mầm non.
2.1.3. Địa bàn, đối tượng và quy mô nghiên cứu
Tiến hành khảo sát 85 CBQL và GV các trƣờng mầm non ở huyện Vân Canh, tỉnh Bình Định.
2.1.4. Phương pháp khảo sát và xử lý số liệu
2.1.4.1. Phương pháp quan sát: Quan sát trẻ trong các hoạt động vui chơi, quan sát về chiều cao, cân nặng của trẻ. Quan sát các hoạt động chăm
sóc, nuôi dƣỡng trẻ thông qua hoạt động của GV, NV cho trẻ ăn, ngủ, tổ chức giáo dục cho trẻ.
2.1.4.2. Phương pháp phỏng vấn
Nội dung phỏng vấn: Các nội dung phỏng vấn đƣợc tập trung vào các vấn đề nhƣ sau: Quan điểm về mục tiêu, vai trò trong hoạt động chăm sóc và nuôi dƣỡng trẻ tại trƣờng; Thực hiện nội dung, hình thức, công tác kiểm tra đánh giá trong quá trình tổ chức hoạt động chăm sóc và nuôi dƣỡng trẻ tại trƣờng; Khả năng xây dựng kế hoạch, hƣớng dẫn, phân công, chỉ đạo thực hiện của cha mẹ trẻ, cán bộ quản lý và giáo viên trong công tác quản lý hoạt động chăm sóc và nuôi dƣỡng trẻ.
Những ý kiến về nguyên nhân, giải pháp để cải thiện và nâng cao kết quả thực hiện hoạt động chăm sóc và nuôi dƣỡng trẻ tại trƣờng mầm non.
2.1.4.3. Phương pháp điều tra
Để thu thập thông tin, tác giả đã xây dựng phiếu điều tra gồm hệ thống các câu hỏi xung quanh các vấn đề liên quan đến thực trạng hoạt động và thực trạng quản lý hoạt động chăm sóc, nuôi dƣỡng trẻ tại các trƣờng mầm non huyện Vân Canh, tỉnh Bình Định.
Bằng phƣơng pháp phiếu khảo sát chúng tôi đã phát ra 85 phiếu trƣng cầu và thu về 85 phiếu (100%).
Sau khi thu đƣợc phiếu điều tra, chúng tôi tiến hành thống kê, tổng hợp, phân tích thông tin (số liệu) thành các biểu bảng để thuận lợi cho việc so sánh, đối chiếu, nhận xét.
2.1.4.4. Phương pháp nghiên cứu sản phẩm
Nghiên cứu các văn bản, hồ sơ có liên quan đến hoạt động chăm sóc nuôi dƣỡng trẻ tại các trƣờng mầm non trên địa bàn huyện Vân Canh, tỉnh Bình Định. Hồ sơ sổ sách về quản lý công tác chăm sóc, nuôi dƣỡng trẻ trong năm học 2020 – 2021. Kế hoạch năm học 2020 – 2021. Báo cáo tổng kết năm
học 2020 – 2021.Sổ theo dõi chất lƣợng chăm sóc giáo dục trẻ. Sổ theo dõi tình hình cơ sở vật chất và các nguồn đầu tƣ; Sổ theo dõi chất lƣợng chăm sóc và giáo dục trẻ; Sổ theo dõi công tác tuyên truyền và xã hội hóa giáo dục; sổ theo dõi trang cấp tài sản, đồ dùng đồ chơi; Sổ danh bạ giáo viên; Sổ theo dõi phân công chuyên môn.
2.1.4.5. Phương pháp chuyên gia
Tham vấn ý kiến của chuyên gia về tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất ở Chƣơng 3.
2.1.4.6 Cách xử lý số liệu:
Tổng hợp số liệu các phiếu điều tra, các thông tin, ý kiến thông qua phỏng vấn, trao đổi trò chuyện với CBQL, GV, NV, phụ huynh thể hiện qua các bảng biểu số liệu.
Sử dụng phƣơng pháp thống kê toán học để tính toán các số liệu đã thu thập đƣợc. Từ đó, đánh giá mức độ tổ chức thực hiện, mức độ cần thiết và khả thi của các biện pháp quản lý hoạt động CS, ND trẻ ở các trƣờng mầm non huyện Vân Canh, tỉnh Bình Định.
* Với các mẫu câu hỏi đƣợc đo theo 4 mức độ và quy ƣớc nhƣ sau: Điểm trung vị = (2+3)/2=2,5
Ý nghĩa các mức nhƣ sau:
ĐTB <2.5: Không quan trọng/ không thƣờng xuyên/ chƣa đạt
2,5≤ ĐTB<3.0: Ít quan trọng/ ít thƣờng xuyên/ ít cấp thiết/ ít khả thi 3.0≤ ĐTB <3.5: Quan trọng/ thƣờng xuyên/ cấp thiết/ khả thi/ khá ĐTB ≥ 3.5: Rất quan trọng/ rất thƣờng xuyên/ rất khả thi/ tốt/rất cấp thiết. * Đánh giá thực trạng theo các thông số:
2.2. Khái quát về tự nhiên, kinh tế - xã hội và giáo dục mầm non của huyện Vân Canh, tỉnh Bình Định
2.2.1. Khái quát về đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Vân Canh, tỉnh Bình Định
Vân Canh là một huyện miền núi, nằm ở phía Tây Nam của tỉnh Bình Định. Phía Nam giáp huyện Đồng Xuân của Phú Yên, Đông Nam giáp thị xã Sông Cầu của tỉnh Phú Yên, phía Bắc giáp thị xã An Nhơn và huyện Tây Sơn, phía Đông giáp thành phố Quy Nhơn, Đông Bắc giáp huyện Tuy Phƣớc, phía Tây giáp huyện Kông Chro tỉnh Gia Lai.Vân Canh cách không xa quốc lộ 1A, gần ga Diêu Trì, từ Vân Canh xuống Cảng Quy Nhơn hoặc lên đƣờng 19, đến vùng đất Tây Nguyên đều rất thuận tiện. Đặc biệt, tỉnh lộ ĐT 638 từ thị trấn Diêu Trì, huyện Tuy Phƣớc lên Vân Canh có thể đi thẳng tới tỉnh Phú Yên. Vì vậy, việc vận chuyển hàng hóa từ Vân Canh ra Bắc, vào Nam, hay lên Tây Nguyên đều thuận lợi.
Huyện Vân Canh có 7 đơn vị hành chính cấp xã gồm 6 xã và 1 thị trấn. Các xã gồm: Canh Vinh, Canh Hiển, Canh Hiệp, Canh Thuận, Canh Hoà, Canh Liên và thị trấn Vân Canh.
Tại huyện có 3 dân tộc cùng chung sống là dân tộc Chăm, dân tộc Kinh và dân tộc BaNa. Dân tộc Chăm tập trung chủ yếu ở xã Canh Hoà, dân tộc Ba Na tập trung phần lớn ở các xã Canh Thuận, Canh Liên, Canh Hiệp với dân số chiếm trên 40% so tổng dân số. Ngƣời Chăm (Chăm Hroi) ở Vân Canh có quan hệ mật thiết và có quá trình phát triển vừa chung vừa riêng rất đáng đƣợc chú ý trong cộng đồng ngƣời Chăm trong cả nƣớc. Ngƣời Chăm ở Vân Canh sống xen cƣ với ngƣời Ba Na và ngƣời Kinh; Họ có khá nhiều tên gọi khác nhau nhƣ Chăm Hroi, Chăm Đắc Rây, Hroi, Aroi, Chăm Đèo, Chăm Hơđang, ... Trong quá trình sinh sống, họ bị ảnh hƣởng của ngƣời Ba Na sống trƣớc đó nên trong văn hoá của bộ phận Chăm dần dần xuất hiện những yếu tố
văn hoá mới. Cả ba dân tộc cùng sinh sống trong cùng môi trƣờng nên tạo nên nhiều nét văn hóa chung và khác nhau của Vân Canh.
2.2.2. Khái quát tình hình giáo dục mầm non huyện Vân Canh, tỉnh Bình Định
2.2.2.1 Khái quát chung về giáo dục mầm non huyện Vân Canh
Năm học 2020 - 2021, huyện Vân Canh có 1.621 trẻ đến 5 tuổi. Các em đƣợc sắp xếp về 58 lớp ở 47 điểm trƣờng. Để thực hiện tốt việc nâng cao chất lƣợng chăm sóc, giáo dục trẻ, các trƣờng mầm non trên địa bàn huyện tiếp tục hoàn thiện cơ sở vật chất, đầu tƣ trang thiết bị, đồ dùng, đảm bảo đủ điều kiện cho việc dạy và học.
Hệ mầm non ở Vân Canh hiện có 57 phòng học (49 phòng kiên cố và 8 phòng bán kiên cố), cơ bản đáp ứng nhu cầu nuôi dạy trẻ; Đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên và cấp dƣỡng đều có trình độ chuyên môn, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ đƣợc giao.
Ngay từ đầu năm học, Phòng GD&ĐT huyện chỉ đạo các trƣờng khảo sát và phân loại sức khỏe trẻ để làm cơ sở lên kế hoạch phối hợp phụ huynh chăm sóc, nuôi dƣỡng trẻ; phối hợp với Trung tâm y tế huyện, xã khám sức khỏe định kỳ 2 đợt/năm, đảm bảo 100% trẻ đƣợc theo dõi sức khỏe bằng biểu đồ tăng trƣởng theo cân nặng/chiều cao và thực hiện phòng bệnh cho trẻ theo mùa.
Mặc dù toàn huyện chỉ có 4 bếp ăn, nhƣng với sự cố gắng của đội ngũ cán bộ, giáo viên và nhân viên, cấp dƣỡng, đến nay có 6/8 trƣờng đã tổ chức dạy bán trú ở 23 lớp, với hơn 700 trẻ (đạt gần 42%). Ở khu vực miền núi, đây là một tỉ lệ tích cực.
2.2.2.2 Quy mô, cơ cấu các trường mầm non huyện Vân Canh
Trong những năm qua, huyện Vân Canh đã tập trung đầu tƣ xây dựng cơ sở vật chất theo hƣớng kiên cố hóa, chuẩn hóa và hiện đại hóa. Thực hiện chủ trƣơng xã hội hóa giáo dục, các trƣờng mầm non đã vận động nhiều tổ
chức, cá nhân đóng góp sửa chữa, nâng cấp cơ sở vật chất đáp ứng yêu cầu chăm sóc và giáo dục trẻ.
Tiếp tục huy động trẻ trong độ tuổi đi học, duy trì ổn định tỷ lệ trẻ mẫu giáo đến trƣờng, giảm huy động trẻ độ tuổi nhà trẻ. Đồng thời khuyến khích các trƣờng mầm non tƣ thục mở ra, nhằm giảm áp lực về số lƣợng trẻ cho các trƣờng mầm non công lập.
Số liệu thống kê các trƣờng mầm non huyện Vân Canh qua 3 năm học nhƣ Bảng 2.1.
Bảng 2.1: Thống kê số lƣợng trƣờng lớp mầm non huyện Vân Canh
Năm học Số phòng học Phòng chức năng Số học sinh Số học sinh dân tộc chuẩnbị học tiếng Việt
2018 - 2019 58 3 1680 843
2019 - 2020 57 3 1675 864
2020 - 2021 57 3 1621 810
(Nguồn: Phòng GD&ĐT huyện Vân Canh)
2.2.2.3 Chất lượng giáo dục mầm non
Cùng với việc phát triển về quy mô trƣờng, lớp mầm non, đầu tƣ cơ sở vật chất, kinh phí và các điều kiện đảm bảo thực hiện tốt chƣơng trình giáo dục mầm non nói chung thì trong những năm gần đây, với định hƣớng của Bộ GD&ĐT, dƣới sự chỉ đạo của Sở GD&ĐT, Phòng GD&ĐT huyện Vân Canh đã quan tâm, chỉ đạo có chất lƣợng việc thực hiện chƣơng trình giáo dục mầm non và quan tâm tổ chức các hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo nói riêng.
Chất lƣợng giáo dục ngày càng đƣợc nâng cao so với những năm trƣớc, các trƣờng mầm non đã có nhiều nội dung tích cực để chăm sóc, nuôi dƣỡng và giáo dục trẻ. Các hoạt động học tập, vui chơi đƣợc tổ chức quy mô, sôi nổi, góp phần quan trọng trong việc hình thành nhân cách và phát triển thể chất cho trẻ. Các trƣờng thực hiện nghiêm túc các hoạt động dạy trẻ theo hƣớng
tích hợp các nội dung chăm sóc, giáo dục trẻ, xây dựng môi trƣờng sƣ phạm an toàn, thân thiện, kích thích trẻ tích cực hoạt động. Chất lƣợng giáo dục cũng đạt đƣợc những kết quả tốt, nhìn chung trẻ khoẻ mạnh, phát triển hài hoà, cân đối, có nề nếp trong các hoạt động, mạnh dạn, tự tin trong giao tiếp, tuy nhiên số lƣợng trẻ đạt yêu cầu có xu hƣớng tăng dần.
Bảng 2.2: Thống kê chất lƣợng giáo dục mầm non huyện Vân Canh
Năm học Tổng số trẻ Chất lƣợng giáo dục
Tốt Khá Đạt yêu cầu
2018-2019 1680 1196 375 109
2019-2020 1675 1251 320 104
2020 -2021 1621 1199 267 155
(Nguồn: Phòng GD&ĐT huyện Vân Canh)
2.3. Thực trạng về hoạt động chăm sóc, nuôi dƣỡng trẻ ở các trƣờng mầm non trên địa bàn huyện Vân Canh, tỉnh Bình Định
2.3.1. Thực trạng nhận thức về vị trí, vai trò của trường mầm non
Để tìm hiểu thực trạng hoạt động nhận thức về vị trí vai trò của trƣờng mầm non. Chúng tôi đã tiến hành khảo sát lấy ý kiến của CBQL và GV các trƣờng mầm non trên địa bàn huyện Vân Canh, tỉnh Bình Định và có kết quả nhƣ câu hỏi 1 của Phụ lục 1.
Kết quả khảo sát cho thấy các tiêu chí khảo sát đều có ĐTB từ 3,52 đếm 3,85 đều đạt ở mức độ “Rất quan trọng”. Tiêu chí “Hoạt động chăm sóc, nuôi dƣỡng trẻ là hoạt động trọng tâm của giáo dục mầm non” có điểm trung bình thấp nhất là 3,52 và tiêu chí “Hoạt động chăm sóc, nuôi dƣỡng trẻ ảnh hƣởng trực tiếp đến sự phát triển toàn diện” có ĐTB cao nhất 3,85.Các đối tƣợng đƣợc khảo sát đều nhận thức đầy đủ vai trò, trách nhiệm về hoạt động CS, ND trẻ trong trƣờng mầm non. Các nội dung đều đánh giá mức quan trọng và rất quan trọng.
sóc, nuôi dƣỡng trẻ ở trƣờng mầm non.Nguyên nhân của vấn đề này là: một số GV đƣợc đào tạo sƣ phạm nhƣng chƣa đƣợc bồi dƣỡng sâu kiến thức nuôi dƣỡng, chƣa có quá trình nghiên cứu, tìm hiểu về hoạt động nuôi dƣỡng hoặc các GV có tuổi đời còn trẻ nên kinh nghiệm CS, ND trẻ chƣa tốt, chƣa chú ý nội dung giáo dục trẻ nhiều khi chỉ làm theo chỉ dẫn của cấp trên nhƣng chƣa thực sự nắm bắt đƣợc các nội dung liên quan. Do vậy, cần có biện pháp bồi dƣỡng nâng cao nhận thức, trang bị cho GV những kiến thức khoa học về hoạt động CS, ND trẻ.
2.3.2. Thực trạng quán triệt mục tiêu chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ mầm non
Hoạt động CS, ND trẻ ở trƣờng mầm non cần đƣợc bắt đầu từ việc xác định và thực hiện mục tiêu CS, ND trong bối cảnh đổi mới GD.Mục tiêu CS, ND cho mầm non có ý nghĩa quan trọng bởi lẽ nó chi phối nội dung, hình thức, phƣơng pháp, cách thức kiểm tra đánh giá hoạt động CS, ND trẻ. Nếu việc xác định mục tiêu CS, GD trẻ mầm non chƣa đầy đủ và chƣa đúng sẽ dẫn đến hoạt động CS, ND trẻ đi không đúng hƣớng và không đạt đƣợc mục tiêu CS, ND trẻ. Do vậy, tiến hành khảo sát mức độ đánh giá của nhóm CBQL, GV mầm nonvề thực trạng thực hiện mục tiêu CS, ND trẻ ở các trƣờng mầm non trên địa bàn huyện Vân Canh, tỉnh Bình Định có kết quả khảo sát nhƣ Bảng 2.3.
Bảng 2.3: Thực trạng về quán triệt mục tiêu chăm sóc,nuôi dƣỡng trẻ mầm non
STT Nội dung Mức độ thực hiện ĐTB
1 2 3 4
1
Tuyên truyền nhận thức cho GV về tầm quan trọng của hoạt động chăm sóc, nuôi dƣỡng trẻ mầm non.
3 2 13 67 3,69
2
Tổ chức cho GV nắm bắt, tiếp thu các văn bản chỉ đạo, hƣớng dẫn về công tác chăm sóc nuôi dƣỡng trẻ
10 13 17 45 3,14 Số liệu Bảng 2.3 cho thấy CBQL đã rất thƣờng xuyên tuyên truyền nhận thức về tầm quan trọng của hoạt động chăm sóc nuôi dƣỡng trẻ cho GV
với ĐTB là 3,69 đạt mức rất thƣờng xuyên. Tuy nhiên, việc “Tổ chức cho GV nắm bắt, tiếp thu các văn bản chỉ đạo, hƣớng dẫn về công tác chăm sóc nuôi dƣỡng trẻ” chỉ đạt ở mức thƣờng xuyên với ĐTB =3,14. Còn nhiều ý kiến GV chƣa nắm bắt đƣợc các chủ trƣơng, các văn bản chỉ đạo của cấp trên về công tác chăm sóc nuôi dƣỡng trẻ. Vì vậy, các nhà quản lý phải tăng cƣờng công tác tuyên truyền, phổ biến các văn bản chỉ đạo trong các buổi họp, gửi qua địa chỉ email thƣ hƣớng dẫn, các văn bản để GV đọc và tìm hiểu.
2.3.3. Thực trạng về các nội dung chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ mầm non
Kết quả khảo sát thực trạng thực hiện nội dung hoạt động chăm sóc và nuôi dƣỡng trẻ tại các trƣờng mầm non trên địa bàn huyện Vân Canh, tỉnh Bình Định đƣợc thể hiện câu hỏi 3 của Phụ lục 1.
Ở cả 9 tiêu chí khảo sát đều có ĐTB từ 3,35 đến 3,84. Các nội dung chăm sóc, dinh dƣỡng cho trẻ đƣợc thực hiện “Tốt”. Trong đó, tiêu chí “Chăm sóc sức khoẻ và an toàn” có ĐTB cao nhất 3,84 và xếp hạng 1. Đa phần CBQL, GV và cha mẹ trẻ đều nhận thức đƣợc rằng việc đảm bảo sức khỏe và an toàn cho trẻ khi đến trƣờng mầm non rất cần thiết. Tuy nhiên, bên cạnh đó