9. Cấu trúc luận văn
3.2.3. Thực hiện có hiệu quả công tác tổ chức,chỉ đạo hoạt động
chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ mầm non
a) Mục tiêu
Hoạt động quản lý luôn gắn liền với kế hoạch, xây dựng và tổ chức quản lý theo kế hoạch. Do đó, để thực hiện có hiệu quả thì kế hoạch của nhà quản lý cần khoa học, chặt chẽ và cụ thể chi tiết nhằm giúp cho Hiệu trƣởng có cái nhìn tổng quát, thấy đƣợc sự phối hợp giữa các bộ phận với nhau nhằm phát huy vai trò lãnh đạo của Hiệu trƣởng. Đảm bảo cho chƣơng trình giáo dục luôn đƣợc cập nhật, cải tiến, nâng cấp và hoàn thiện, góp phần quan trọng, trực tiếp nâng cao chất lƣợng đào tạo, uy tín, thƣơng hiệu của nhà trƣờng.
Nhằm khắc phục những hạn chế và từng bƣớc nâng cao chất lƣợng việc tổ chức, chỉ đạo trong quản lý hoạt động chăm sóc, nuôi dƣỡng trẻ cho đội
ngũ GV,NV đƣợc thƣờng xuyên, đúng hƣớng, đúng kế hoạch đồng bộ giữa các bộ phận. CBQL thƣờng xuyên theo dõi, hỗ trợ kịp thời, quan tâm, tạo điều kiện và động lực cho GV,NV thực hiện tốt hoạt động chăm sóc nuôi dƣỡng trẻ ở trƣờng mầm non.
b) Nội dung
- Tổ chức thực hiện kế hoạch một cách đồng bộ, thống nhất giữa các bộ phận, đƣa nội dung kế hoạch đến ngƣời thực hiện căn cứ vào năng lực mà phân công một cách hợp lý, khoa học.
- Xây dựng ngân hàng thực đơn phong phú đa dạng, thƣờng xuyên kiểm tra thực đơn, tính khẩu phần ăn, quá trình thực hiện đảm bảo chất lƣợng bữa ăn cho trẻ và vệ sinh môi trƣờng.
- Phối hợp với các lực lƣợng nhằm huy động các nguồn lực bên trong và ngoài nhà trƣờng. Tổ chức các cuộc thi, giao lƣu giữa nhà trƣờng và cộng đồng về công tác nuôi dƣỡng, chăm sóc trẻ mầm non.
c) Tổ chức thực hiện
Ban giám hiệu xây dựng kế hoạch giáo dục chung cho cả năm học (theo chƣơng trình giáo dục mầm non) trong đó: dự kiến các chủ đề và thời gian thực hiện cho từng chủ đề, từng khối lớp. Hƣớng dẫn giáo viên biết lập kế hoạch giáo dục trẻ theo tháng, tuần và lập kế hoạch hoạt động một ngày theo hƣớng lấy trẻ làm trung tâm, phát huy tính tích cực của trẻ. Hiệu trƣởng chỉ đạo việc giao ban hàng ngày để xem xét, đánh giá, rút kinh nghiệm việc thực hiện kế hoạch trong tháng và triển khai công việc tháng tiếp theo trên cơ sở bàn bạc dân chủ, tạo sự đồng bộ thống nhất của các bộ phận trong trƣờng. Tổ chức, chỉ đạo giám sát việc xây dựng thực đơn, tính khẩu phần ăn và quá trình thực hiện đảm bảo chất lƣợng bữa ăn cho trẻ. Đặc biệt, chú trọng bổ sung tăng cƣờng vi chất vào bữa ăn cho trẻ. Nhằm giảm thiếu hụt dinh dƣỡng ở trẻ: Kẽm, Sắt, Selen, Vitamin A, B…. Để cơ thể có sức khỏe tốt, tăng trƣởng
tốt. Đây là một biện pháp thể hiện tính hiệu quả và tiết kiệm trong quản lý. Vai trò của nhà quản lý đối với công việc này là chỉ đạo, giúp kế toán thực hiện và tổ chức tạo mối quan hệ chặt chẽ giữa các bộ phận trong tổ cấp dƣỡng với GV các nhóm, lớp, nhằm hỗ trợ việc xây dựng thực đơn và đảm bảo khẩu phần ăn cho trẻ. Theo quy chế đề ra, việc giao nhận thực phẩm chợ phải thực hiện tay ba, có sổ theo dõi cụ thể và thực hiện quy chế giá cả, kiểm soát thực đơn hàng ngày, tránh tình trạng thất thoát thực phẩm.
Tổ chức, xây dựng nề nếp sinh hoạt hàng ngày theo đúng độ tuổi. Quy định các biểu bảng phải có tại khu vực bếp và công khai với phụ huynh. Tổ chức, chỉ đạo thực hiện các loại sổ sách CS, ND phải đƣợc cập nhật thông tin kịp thời, đúng nguyên tắc. Tổ chức khám sức khỏe định kỳ ít nhất 2 lần/năm học đối với trẻ, ít nhất 1 lần/năm học đối với CBQL, GV, NV. Kết quả kiểm tra sức khỏe phải đƣợc thể hiện đầy đủ trong hồ sơ theo dõi sức khỏe từng trẻ và thông báo cho gia đình. Chỉ đạo đội ngũ này thực hiện nghiêm túc các yêu cầu khi nấu ăn nhƣ đầu tóc gọn gàng, móng tay luôn cắt ngắn, không đeo nữ trang khi chế biến, đeo bao tay nilon khi tiếp xúc với thực phẩm.
Đảm bảo an toàn tuyệt đối cho trẻ và cho CBQL, GV, NV. Chỉ đạo chặt chẽ sát sao công tác bảo vệ an toàn cho trẻ bằng nhiều biện pháp đồng bộ, thiết thực tổ chức thực hiện nghiêm túc quy chế nuôi dạy trẻ; coi trọng giáo dục nâng cao tinh thần trách nhiệm của GV trong việc bảo vệ an toàn cho trẻ mọi lúc, mọi nơi. Đặc biệt, hƣớng dẫn giáo viên CS, ND trẻ suy dinh dƣỡng, thừa cân béo phì ở trẻ.
Tổ chức chỉ đạo vệ sinh trong và ngoài sân trƣờng sạch sẽ, an toàn cho trẻ hoạt động. Đồng thời, triển khai hoạt động theo đúng kế hoạch y tế trƣờng học, tuyên truyền dịch bệnh theo từng mùa, từng thời điểm.
Để đảm bảo tiêu chuẩn ăn uống cho trẻ, để cha mẹ trẻ cũng nhƣ chính quyền địa phƣơng yên tâm. Ban Giám hiệu nhà trƣờng cần tăng cƣờng công
tác kiểm tra, giám sát giúp GV,NV làm đúng nhiệm vụ, tránh sai lầm. Qua công tác kiểm tra giúp CBQL biết đƣợc các biện pháp nâng cao chất lƣợng chăm sóc, nuôi dƣỡng đã đạt đƣợc đến đâu, gặp phải những khó khăn gì, phát hiện các sai sót trong quá trình thực hiện để có các điều chỉnh phù hợp.
Cơ sở vật chất là phƣơng tiện cần thiết để nhân viên nhà bếp chế biến thực phẩm, phục vụ bữa ăn cho các cháu hàng ngày. Vì vậy, nếu trang thiết bị phục vụ không đủ, hỏng hóc sẽ ảnh hƣởng xấu đến chất lƣợng công việc cũng nhƣ không đảm bảo vệ sinh thực phẩm, … dẫn đến những hậu quả không tốt cho sức khoẻ của trẻ. Do đó, CBQL phải sử dụng nguồn kinh phí đƣợc cấp và huy động các nguồn lực bên ngoài nhà trƣờng để đảm bảo đồ dùng phục vụ bữa ăn cho trẻ đủ số lƣợng và chất lƣợng, chủng loại theo quy định.
Tổ chức các hội thi, giao lƣu giữa nhà trƣờng, gia đình hợp các lực lƣợng trong nâng cao chất lƣợng CS, ND trẻ. Bình xét các danh hiệu thi đua cho đội ngũ theo đúng chế độ chính sách của nhà trƣờng. Có chế độ, chính sách khen thƣởng kịp thời nhằm khích lệ, động viên các đơn vị, cá nhân đồng thời có các hình thức xử phạt nghiêm minh các đơn vị, các nhân thiếu tinh thần trách nhiệm, để xảy ra tiêu cực trong thực hiện nhiệm vụ.
Công tác phối hợp và tuyên truyền là một việc làm cần thiết giúp các bậc phụ huynh nắm đƣợc những phƣơng pháp chăm sóc, nuôi dạy trẻ khoa học. Những nguyên nhân tỉ lệ trẻ suy dinh dƣỡng chiếm tỉ lệ cao là do các bậc cha mẹ thiếu kiến thức cơ bản cần thiết trong việc nuôi dạy con và thực hiện kế hoạch hoá gia đình, điều này ảnh hƣởng lớn đến việc phát triển của trẻ. Vì vậy, Ban giám hiệu phải xây dựng những nội dung tuyên truyền hợp lý, những nội dung cơ bản về hoạt động chăm sóc, nuôi dƣỡng trẻ để tuyên truyền cho cha mẹ trẻ.
3.2.4. Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ mầm non
a) Mục tiêu
Việc thanh tra kiểm tra hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ là một khâu quan hoạt động trọng không thể thiếu đƣợc trong quản lý giáo dục. Có thể nói việc kiểm tra, đánh giá việc chăm sóc, giáo dục trẻ là một phần quyết định của việc chăm sóc, giáo dục trẻ có thành công ở trƣờng mầm non hay không.
Cùng với việc kiểm tra, việc đánh giá đầy đủ, chính xác những thông tin thu đƣợc trong quá trình kiểm tra chăm sóc, giáo dục trẻ trong trƣờng mầm non, sẽ giúp cho các nhà quản lý đƣa ra quyết định điều chỉnh cần thiết.
Phát hiện những sai sót, sai lệnh trong chăm sóc, giáo dục trẻ. Chủ động phòng ngừa, phát hiện và kiến nghị xử lý các sai sót đồng thời giúp cho các nhà quản lý, chỉ đạo thu thập thông tin chính xác, kịp thời để đề ra các giải pháp khắc phục khó khăn, vƣớng mắc, ứng phó mọi tình huống bất thƣờng xảy ra.
b) Nội dung
Thành lập ban kiểm tra chuyên môn gồm Hiệu trƣởng, Phó Hiệu trƣởng, tổ trƣởng chuyên môn; quy định rõ trách nhiệm quyền hạn của ban kiểm tra và các thành viên. Thống nhất trong ban kiểm tra chuyên môn cách đánh giá giáo viên, nhân viên; Đặc biệt phải thống nhất theo quan điểm đổi mới của chƣơng trình, tránh tình trạng giáo viên thực hiện theo chƣơng trình mới, ngƣời đánh giá nhìn nhận theo khuôn mẫu cũ.
Nội dung hoạt động chăm sóc, nuôi dƣỡng trong các trƣờng mầm non khá phong phú, đa dạng. Tuỳ theo vào từng tình hình cụ thế của mỗi trƣờng, của mỗi giai đoạn mà hiệu trƣởng xác định những mặt hoạt động trọng tâm để tiến hành kiểm tra, xây dựng kế hoạch kiểm tra cho cả năm học, từng học kỳ và từng giai đoạn. Kế hoạch kiểm tra cần xác định rõ đối với từng giáo viên,
nhân viên trong nhà trƣờng, thông báo kế hoạch kiểm tra để giáo viên, nhân viên phối hợp;
Hiệu trƣởng tiến hành hoạt động kiểm tra, đánh giá theo các hình thức khác nhau nhƣ: Kiểm tra định kỳ thông qua hoạt động dự giờ, đánh giá; Kiểm tra đột xuất thông qua việc quan sát và phỏng vấn giáo viên, học sinh; Kiểm tra, đánh giá thông qua kiểm tra sức khỏe trẻ, thông qua theo dõi biểu đồ tăng trƣởng, thông qua đánh giá cuối chủ đề, đánh giá cuối độ tuổi; Kiểm tra đánh giá thông qua quan sát các hoạt động hàng ngày của giáo viên và nhân viên nuôi dƣỡng.
Kiểm tra hồ sơ, sổ sách về việc xây dựng kế hoạch chăm sóc, nuôi dƣỡng, kế hoạch tuyên tuyền, phối hợp với phụ huynh thể hiện qua hồ sơ, sổ sách hàng ngày.
Trong quá trình kiểm tra, đánh giá, nếu phát hiện những sai phạm, những hạn chế thì Hiệu trƣởng chỉ ra cho giáo viên, nhân viên thấy những mặt hạn chế, tồn tại; Có những định hƣớng để điều chỉnh và khắc phục những tồn tại ấy, tìm ta nguyên nhân và cho giáo viên đề xuất các biện pháp để việc thực hiện chăm sóc, nuôi dƣỡng trẻ đạt kết quả tốt hơn. Khi phát hiện những nhân tố tích cực, những điểm sáng, Hiệu trƣởng cũng động viên khích lệ kịp thời, phát huy mặt mạnh và nhân rộng để mọi ngƣời trong cơ quan học tập, chia sẻ kinh nghiệm.
Trong quá trình kiểm tra không để xảy ra tình trạng thiếu công bằng, cảm tính trong đánh giá xếp loại giáo viên. Đánh giá chính xác, khách quan công việc đã đạt và chƣa đạt, tìm đúng nguyên nhân của chúng để rút kinh nghiệm cho bƣớc chi đạo tiếp theo.
Tổ chức rút kinh nghiệm sau mỗi lần kiểm tra, kết hợp đánh giá với tƣ vấn nhằm giúp giáo viên tự phân tích, tự đánh giá đƣợc lao động sƣ phạm của mình để rút ra những bài học kinh nghiệm làm cơ sở cho việc nâng cao năng
lực sƣ phạm của bản thân. Nội dung tƣ vấn phải giải đáp đƣợc những băn khoăn của giáo viên trong hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ theo chƣơng trình giáo dục mầm non.
Thái độ kiểm tra với tinh thần xây dựng, trân trọng những điều giáo viên làm tốt và chân tình chỉ ra những điều cần khắc phục trong lao động sƣ phạm, tạo nên sự hợp tác chuyên môn trong tập thể.
Sẵn sàng tiếp nhận và cùng chia sẻ với những sáng tạo của giáo viên, nhất là đội ngũ giáo viên trẻ năng động, nhiệt tình; không áp đặt họ theo lối mòn tƣ duy cũ.
Đổi mới phƣơng pháp và hình thức kiểm tra theo hƣớng xây dựng mối quan hệ hai chiều giữa ngƣời kiểm tra và ngƣời đƣợc kiểm tra, quán triệt tinh thần dân chủ trong kiểm tra đánh giá.
Phối hợp với các đoàn thể trong nhà trƣờng xử lý đúng mức các trƣờng hợp vi phạm quy chế chuyên môn làm ảnh hƣởng đến uy tín nhà trƣờng và đội ngũ giáo viên, đặc biệt trong việc đảm bảo an toàn về tinh thần và thể chất cho trẻ.
Tổ chức rút kinh nghiệm sau mỗi lần kiểm tra, kết hợp đánh giá với tƣ vấn nhằm giúp giáo viên tự phân tích, tự đánh giá đƣợc lao động sƣ phạm của mình để rút ra những bài học kinh nghiệm làm cơ sở cho việc nâng cao năng lực sƣ phạm của bản thân. Nội dung tƣ vấn phải giải đáp đƣợc những băn khoăn của giáo viên trong hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ theo chƣơng trình giáo dục mầm non.
c) Tổ chức thực hiện
Ban Giám hiệu thƣờng xuyên tổ chức kiểm tra giám sát các nội dung sau: Kiểm tra việc chấp hành quy chế chuyên môn, quy định của nhà trƣờng đối với giáo viên, nhân viên.
Kiểm tra, đánh giá việc xây dựng kế hoạch chăm sóc, nuôi dƣỡng của GV, NV.
Kiểm tra, đánh giá việc thực hiện kế hoạch chăm sóc, nuôi dƣỡng trong năm học, chủ đề, trong tháng, trong tuần, trong ngày, trong từng hoạt động;
Kiểm tra việc tổ chức thực hiện các hoạt động ăn, ngủ, vệ sinh và đảm bảo an toàn cho trẻ trong nhà trƣờng.
Kiểm tra, đánh giá việc phối hợp giữa giáo viên và phụ huynh học sinh trong công tác chăm sóc, nuôi dƣỡng trẻ.
Kiểm tra, đánh giá nội dung công tác tuyên truyền kiến thức về chăm sóc, nuôi dƣỡng của giáo viên tới cộng đồng.
Kiểm tra, đánh giá chất lƣợng chăm sóc, nuôi dƣỡng trẻ. Kiểm tra, đánh giá chất lƣợng bữa ăn.
Kiểm tra hồ sơ sổ sách nuôi dƣỡng.
Kiểm tra định kỳ hàng tháng, kiểm tra báo trƣớc, kiểm tra đột xuất … và tập trung kiểm tra bếp ăn 2 lần/ 1 tuần, phân lịch kiểm tra các ngày trong tháng không trùng nhau để có thể dự kiểm tra tất cả các buổi trong tuần với các món khác nhau của cả bữa chính và bữa phụ.
Kiểm tra quy trình giao nhận thực phẩm (Đủ thành phần, chất lƣợng, nguồn gốc...)
Kiểm tra quy trình bếp 1 chiều, dây chuyền chế biến món ăn là công việc đƣợc thực hiện thƣờng xuyên đối với ngƣời quản lý. Qua kiểm tra để kịp thời đánh giá, rút kinh nghiệm cách chế biến của việc cải tiến chế biến món ăn ngày một ngon hơn nhằm nâng cao chất lƣợng chế biến món ăn cho trẻ ở trƣờng mầm non.
3.2.5. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền phối hợp giữa nhà trường, gia đình và cộng đồng trong hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ.
a) Mục tiêu
Công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức nuôi dạy trẻ cho các bậc cha mẹ trẻ và cộng đồng là một nhiệm vụ thiết thực giúp cha mẹ trẻ có thêm kiến
thức về CS, ND phù hợp với sự phát triển của con mình, biết đƣợc các hoạt động CS, ND của giáo viên ở lớp; giáo viên hiểu đƣợc hoàn cảnh và điều kiện sống của gia đình trẻ để có biện pháp CS, ND phù hợp. Tạo đƣợc sự thống nhất giữa nhà trƣờng và cha mẹ về nội dung, phƣơng pháp, cách thức tổ chức CS, ND trẻ tại gia đình và trƣờng mầm non.
b) Nội dung
Đối với cha mẹ trẻ: Gia đình là trƣờng học đầu tiên của trẻ. Có thể khẳng định giáo dục gia đình đã đem lại hiệu quả tích cực cho giáo dục nhân cách trẻ, nhất là về lối sống, giao tiếp, ứng xử. Việc phối hợp chặt chẽ với gia đình sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho nhà trƣờng trong việc giáo dục, rèn luyện các thao tác, kỹ năng, hình thành các thói quen, hành vi tốt. Chính vì thế, Hiệu trƣởng cần có kế hoạch hình thành và ổn định tổ chức Ban đại diện cha mẹ học sinh ở các nhóm/lớp học và của toàn trƣờng để nhà trƣờng nắm chắc điều kiện, hoàn cảnh của học sinh đồng thời để cha mẹ học sinh cùng thống nhất quan điểm, nội dung, phƣơng pháp chăm sóc, nuôi dƣỡng trẻ tại nhà trƣờng
Đối với các lực lƣợng giáo dục khác: nhà trƣờng cần phát huy vai trò trung tâm trong việc liên lạc, phối hợp, chủ động phổ biến, nội dung, mục đích giáo dục đến các tổ chức xã hội của địa phƣơng nhƣ: Ban chăm sóc sức khỏe trẻ em, Hội phụ nữ, Trạm y tế, Hội khuyến học, nhằm định hƣớng tác động thống nhất đối với công tác CS, ND trẻ tại trƣờng mầm non.