9. Cấu trúc luận văn
3.4.1 Mục đích khảo nghiệm:
Để xác định tính hợp lý và tính khả thi của các biện pháp đề xuất. Kết quả khảo nghiệm các biện pháp đề xuất phải phản ánh tính khách quan, trung thực, hợp lý, hiệu quả của quá trình nghiên cứu lý luận đồng thời phù hợp với thực trạng quản lý công tác CS, ND trẻ ở các trƣờng mầm non.
*Đối tượng khảo nghiệm:
Chúng tôi trƣng cầu ý kiến của 50 CBQL và GV các trƣờng mầm non huyện Vân Canh, tỉnh Bình Định.
*Quá trình khảo nghiệm: Quy trình xin ý kiến đƣợc tiến hành nhƣ sau:
Bước 1: Lập phiếu điều tra xin ý kiến. Đánh giá các biện pháp quản lý hoạt động chăm sóc, nuôi dƣỡng ở các trƣờng mầm non theo hai tiêu chí. Điều tra về tính hợp lý, tính khả thi của các biện pháp quản lý theo 4 mức độ: Rất hợp lý /Rất khả thi, Hợp lý /Khả thi, Ít hợp lý /Ít khả thi, Không hợp lý /Không khả thi. Chuẩn bị các phiếu [Phụ lục 2]
Bước 2: Lựa chọn khách thể điều tra. Tiến hành trƣng cầu ý kiến của CBQL, GV mầm non trên địa bàn huyện (50 ngƣời).
Bước 3: Gửi phiếu trƣng cầu ý kiến đến các khách thể (50 phiếu).
Bước 4: Thu phiếu khảo nghiệm, thống kê số liệu và định hƣớng kết quả nghiên cứu. Tổng số phiếu thu về là 50 phiếu.
- Để đánh giá tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý đề xuất, định lƣợng ý kiến đánh giá bằng cách cho điểm nhƣ sau:
+ Mức độ hợp lý: Rất hợp lý: 4 điểm;Hợp lý: 3 điểm; Ít hợp lý: 2 điểm;Không hợp lý: 1 điểm
+ Mức độ khả thi: Rất khả thi: 4 điểm; Khả thi: 3 điểm; Ít khả thi: 2 điểm; Không khả thi: 1 điểm
- Cách tính toán: Lấy trung bình cộng điểm số trên điều tra. Mức 1: Giá trị trung bình từ 3,5 –>4 : Rất hợp lý /Rất khả thi Mức 2: Giá trị trung bình từ 3,0–>3,5 : Hợp lý / Khả thi
Mức 3: giá trị trung bình từ 2,5 –>3,0 : Ít hợp lý/ Ít khả thi
Mức 4: giá trị trung bình < 2,5 : Không hợp lý / không khả thi