Nội dung hoạt động giáo dục thể chất chohọc sinh tiểu học

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục thể chất cho học sinh ở các trường tiểu học huyện phù cát, tỉnh bình định (Trang 31)

8. CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN

1.3.2. Nội dung hoạt động giáo dục thể chất chohọc sinh tiểu học

Chƣơng trình GDTC dựa trên nền tảng lí luận và thực tiễn, cập nhật thành tựu khoa học thể dục thể thao và khoa học sƣ phạm hiện đại, trong đó có các kết quả nghiên cứu về giáo dục học, tâm lí học, sinh lí học, phƣơng pháp GDTC và huấn luyện thể thao; kinh nghiệm xây dựng chƣơng trình môn GDTC của Việt Nam và các nƣớc có nền giáo dục tiên tiến; kết quả phân tích thực tiễn giáo dục, điều kiện kinh tế – xã hội Việt Nam và sự đa dạng của học sinh.

Bảo đảm phù hợp tâm – sinh lí lứa tuổi và quy luật phát triển thể chất của học sinh, phát huy tính chủ động và tiềm năng của mỗi học sinh thông qua các phƣơng pháp, hình thức tổ chức giáo dục; vận dụng các phƣơng pháp kiểm tra, đánh giá phù hợp với đặc điểm của môn học, hỗ trợ việc hình thành, phát triển phẩm chất, năng lực của học sinh.

Chƣơng trình GDTC có tính mở, tạo điều kiện cho học sinh đƣợc lựa chọn và tạo điều kiện để nhà trƣờng xây dựng kế hoạch giáo dục phù hợp.

Về nội dung thì giáo dục thể chất tại các trƣờng tiểu học đƣợc quy định tại Thông tƣ số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26 tháng 12 năm 2018 của Bộ trƣởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. Cụ thể nhƣ sau:

Nội dung môn học: Vệ sinh sân tập, chuẩn bị dụng cụ trong tập luyện; những yếu tố môi trƣờng tự nhiên có lợi, có hại trong tập luyện; vệ sinh trong giờ học: khởi động, tập luyện, hồi phục, nghỉ ngơi sau tập luyện; chế độ ăn

uống đảm bảo dinh dƣỡng trong tập luyện; các hoạt động nhƣ: Đội hình đội ngũ, bài tập thể dục, tƣ thế và kĩ năng vận động cơ bản; các bài thể dục tự chọn: môn đá cầu, chuyền cầu, ném bóng trúng đích, ném bóng rổ...

Các hoạt động ngoài giờ: Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp là sự tiếp nối và thống nhất hữu cơ với hoạt động dạy học, tạo điều kiện gắn lí thuyết với thực hành, góp phần quan trọng vào sự hình thành và phát triển nhân cách toàn diện của học sinh.

Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp (HĐGDNGLL) là một bộ phận quan trọng không thể thiếu đƣợc trong toàn bộ quá trình giáo dục của các trƣờng phổ thông nói chung, của trƣờng tiểu học nói riêng. Biết, hiểu, thiết kế và tổ chức hiệu quả HĐGDNGLL trong trƣờng tiểu học là một nhiệm vụ quan trọng đối với giáo viên.

Nội dung của HĐGDNGLL nhằm:

- Phản ánh cuộc sống học tập, sinh hoạt và rèn luyện của HS tiểu học ở nhà trƣờng, gia đình và trong cộng đồng.

- Những thông tin cập nhật trong các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội phù hợp với nhận thức của học sinh tiểu học.

- Tạo cơ hội để học sinh tiểu học phát triển các khả năng của mình.

1.3.3. Phương pháp và hình thức giáo dục thể chất cho học sinh tiểu học

Phƣơng pháp giáo dục tiểu học là những thành tố quy định hệ thống những cách thức tác động đến sự hình thành và phát triển ở học sinh tiểu học những hành vi và thói quen, trên cơ sở ý thức tình cảm tích cực, phù hợp với các chuẩn mực, hành vi đã đƣợc quy định.

Hệ thống phƣơng pháp này rất phong phú, đa dạng, chúng có tác dụng tạo nên cách thức giáo dục cho giáo viên và tự giáo dục cho học sinh.

Theo điều 24 Luật giáo dục ghi“ Phƣơng pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh, phù hợp với

đặc điểm của từng lớp học, môn học, bồi dƣỡng phƣơng pháp tự học, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh”. Đối với học sinh tiểu học thì phƣơng pháp tự học đƣợc hiểu và vận dụng nhƣ sau: Học sinh tự giác, thích thú thực hiện nhiệm vụ học tập theo sự hƣớng dẫn của giáo viên, học sinh biết đặt câu hỏi, tự kiểm tra đánh giá kết quả làm bài và biết sửa chữa những sai sót trong bài làm của mình. Yêu cầu dạy học ở tiểu học là phải nhẹ nhàng, tự nhiên, chất lƣợng, vì thế phƣơng pháp giáo dục tiểu học cần đảm bảo các nguyên tắc sau:

- Học sinh là nhân vật trung tâm trong giờ học tập, vui chơi, rèn luyện. (trên lớp và ngoài giờ lên lớp) hoạt động theo sự hƣớng dẫn của giáo viên. Phải phát huy tính tích cực, độc lập chủ động của từng học sinh, của tập thể học sinh trong quá trình dạy học và giáo dục.

- Giáo viên chủ động, sáng tạo lựa chọn và phối hợp các phƣơng pháp phù hợp với đặc điểm từng môn, từng hoạt động vui chơi với từng độ tuổi học sinh, từng vùng.

- Coi trọng tác động tình cảm, biết kích động, nêu gƣơng đúng mức và kịp thời, tạo cho học sinh thƣờng xuyên có niềm vui và hứng thú học tập và rèn luyện, biết tự giác thực hiện nghiêm túc những yêu cầu giáo dục.

- Đa dạng hóa những hình thức tổ chức dạy học, giáo dục theo hƣớng phát huy tài năng của cả ngƣời dạy và ngƣời học.

- Nhà trƣờng phối hợp thƣờng xuyên, chặt chẽ với gia đình và xã hội, xây dựng môi trƣờng giáo dục thống nhất.

- Loại trừ mọi phƣơng pháp trái với mục tiêu giáo dục nhƣ: nhồi nhét, áp đặt, đánh đập, sỉ nhục học sinh, lí thuyết viển vông, học không đi đôi với hành; không phù hợp với từng loại đối tƣợng và hoàn cảnh riêng của học sinh; giáo dục kiểu “trung bình chủ nghĩa”.

Vận động là nhu cầu tự nhiên của con ngƣời, đặc biệt là đối với cơ thể đang phát triển nhƣ học sinh tiểu học. Cho đến hiện nay khoa học đã chứng minh đƣợc rằng: Phần lớn những em ít vân động thì các vận động phức hợp và chức năng thần kinh thực vật thƣờng kém phát triển; hoạt động hệ tuần hoàn và hệ hô hấp bị hạn chế, khả năng lao động chân tay giảm sút, trọng lƣợng cơ thể tăng nhanh. Ngoài ra những em “đói vận động” còn có các biểu hiện: Giảm khả năng chịu đựng của cơ thể, hay mắc bệnh về đƣờng hô hấp (qua các kết quả điều tra cho thấy những em thiếu vận động có nguy cơ mắc các bệnh về đƣờng hô hấp cao hơn các em bình thƣờng 20%).

Vận động có vai trò hết sức quan trọng với sự phát triển của cơ thể, bên cạnh đó sự phát triển vận động của các em không chỉ có ý nghĩa đối với sự phát triển thể chất mà còn kéo theo sự phát triển tâm lý của các em. Ở mỗi một giai đoạn thì nhu cầu vận động của các em là khác nhau. Vì vậy chƣơng trình giáo dục thể chất nhằm phát triển vận động cần dựa trên những cơ sở:

- Các bài tập vận động có tác dụng chung đến toàn bộ cơ thể, kích thích đƣợc nhiều cơ bắp tham gia thúc đẩy sự hoạt động của toàn bộ các hệ cơ quan trong cơ thể.

- Cùng với việc dạy những bài tập vận động chúng ta cũng phải chú ý đến việc phát triển các kỹ năng, tố chất vận động.

- Cần tăng cƣờng ƣu tiên các nhóm cơ bắp còn yếu về mặt sinh lý và giáo dục tƣ thế đúng cho các em, giúp các em có một thân hình cân đối, các động tác nhẹ nhàng chính xác.

- Sự phát triển vận động đƣợc thực hiện thông qua nhiều hình thức phong phú phù hợp với đặc điểm phát triển của học sinh tiểu học làm sao gây đƣợc hứng thú với các em: Trò chơi vận động, thể dục buổi sáng, các tiết học thể dục, lao động… Trong đó trò chơi vận động, trò chơi thể thao là các hình thức hoạt động hấp dẫn học sinh và có tác dụng giáo dục nhiều tới các vận động cơ bản và sự phối hợp các vận động.

Qua những hoạt động thể dục, thể thao vừa sức, rèn luyện cho các em các kỹ năng, kỹ xảo vận động, làm phát triển ở các em những phẩm chất vận động cơ bản ngày càng ở trình độ cao nhƣ: mạnh, khéo, bền …

Các phƣơng pháp giảng dạy

Thứ nhất: Phƣơng pháp sử dụng lời nói

a) Phƣơng pháp giảng giải: Xu hƣớng chung là GV giảng giải nhiều, nói rõ nguyên lý kỹ thuật động tác, các yêu cầu chi tiết về thực hiện động tác. b) Kể chuyện, mạn đàm, trao đổi: Đây là phƣơng pháp ít đƣợc sử dụng trong thực tiễn giảng dạy trƣớc đây do không có nhiều thời gian và GV chƣa tin tƣởng vào những hiểu biết của HS để tham gia mạn đàm, trao đổi.

c) Chỉ thị và hiệu lệnh là phƣơng pháp GV sử dụng chủ yếu để điều khiển hoạt động của HS, chứ HS thì không đƣợc sử dụng.

d) Đánh giá bằng lời nói: Đây cũng là phƣơng pháp giảng dạy mà chủ yếu là đƣợc GV sử dụng để đánh giá kết quả đạt đƣợc sau mỗi lần thực hiện động tác, mối buổi tập hay cả quá trình tập luyện …

e) Báo cáo bằng miệng và giải thích lẫn nhau là phƣơng pháp ngƣời tập tự thực hiện theo yêu cầu của GV hoặc tự mình đề ra rồi đánh giá, báo cáo kết quả thực hiện.

Thứ hai: Sử dụng các phƣơng pháp trực quan

a) Phƣơng pháp trực quan trực tiếp: trực quan trực tiếp có thể đƣợc thể hiện qua các cách sau:

- Biểu diễn tự nhiên (mang tính nghệ thuật).

- Biểu diễn sƣ phạm (vì mục đích giảng dạy động tác).

- Phƣơng pháp "cảm giác quan" . Xuất phát từ mục tiêu, yêu cầu và đặc điểm nội dung giảng dạy TD trƣớc đây mà trong giảng dạy TD ngƣời ta rất quan tâm đến việc sử dụng các phƣơng pháp trực quan trực tiếp, cụ thể là:

- Làm mẫu ở các góc độ khác nhau, nhanh- chậm khác nhau. - Làm mẫu toàn phần và làm mẫu từng phần động tác.

- Làm mẫu động tác đúng và làm mẫu cả động tác sai.

b) Phƣơng pháp trực quan gián tiếp là sự cảm thụ của các giác quan thông qua các tín hiệu, hình ảnh gián tiếp của động tác.

- Sử dụng các giáo cụ trực quan: Tranh ảnh, sơ đồ… trong thực tế giảng dạy trƣớc đây rất ít đƣợc GV sử dụng tới.

- Sử dụng mô hình và sa bàn hầu nhƣ không đƣợc thực hiện.

- Sử dụng phim ảnh, phim video: Thông qua chiếu phim tài liệu học tập chuyên môn hoặc băng ghi hình thực hiện kỹ thuật bài tập…

- Phƣơng pháp định hƣớng: Dùng vật định hƣớng giúp HS nhận thức phƣơng hƣớng, biên độ, quỹ đạo chuyển động …

Đặc trƣng của GDTC là một loại hình giáo dục mà nội dung chuyên biệt là dạy học vận động (động tác) và sự phát triển có chủ đích các tố chất vận động của con ngƣời. Các giai đoạn dạy học động tác nhằm hình thành ở ngƣời học kỹ năng vận động, khả năng vận dụng vào thực tế. Việc tổ chức các hoạt động, trang bị kiến thức và hình thành kỹ năng vận động (kỹ năng thực hiện bài tập, động tác và trò chơi vận động,...) thông qua dạy học động tác và tổ chức các hoạt động, giúp cho HS hình thành và phát triển đƣợc các tổ chất thể lực cơ bản nhƣ: nhanh, mạnh, bền, khéo léo và mềm dẻo, khả năng thích ứng của cơ thể, trí nhớ vận động, phản ứng của cơ thể, khả năng chăm sóc và phát triển sức khỏe, khả năng hoạt động thể thao, ... từ đó giúp cho HS phát triển khả năng trình diễn và thi đấu.

1.3.4. Các điều kiện hỗ trợ hoạt động giáo dục thể chất cho học sinh tiểu học

Theo Thông tƣ số 13/2020/TT-BGDĐT ngày 26/05/2020 thì hoạt động giáo dục thể chất cho học sinh tiểu học bao gồm các vấn đề cơ bản nhƣ sau:

- Có một sân chung của nhà trƣờng để tổ chức các hoạt động của toàn trƣờng; sân phải bằng phẳng, có cây xanh bóng mát;

- Sân thể dục thể thao bảo đảm an toàn và có dụng cụ, thiết bị vận động cho học sinh.

Xây dựng kế hoạch phát triển CSVC (bao gồm cả trang thiết bị, dụng cụ) phục vụ GDTC và thể thao trƣờng học, gắn với triển khai quy hoạch hệ thống CSVC kỹ thuật TDTT quốc gia.

Đầu tƣ xây dựng hệ thống sân tập, trang thiết bị, dụng cụ tập luyện và từng bƣớc đầu tƣ xây dựng nhà tập đa năng cho các cơ sở giáo dục phổ thông ở những nơi có điều kiện.

Xây dựng quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dƣỡng, bảo đảm đủ số lƣợng và chuẩn hóa đội ngũ GV TDTT tại các cơ sở giáo dục phổ thông.

Tổ chức thƣờng xuyên, có hiệu quả các hoạt động tập huấn, bồi dƣỡng, nâng cao trình độ về chuyên môn nghiệp vụ, phƣơng pháp dạy học cho đội ngũ GV TDTT trong nhà trƣờng.

Đề xuất sửa đổi, bổ sung các nội dung liên quan đến đổi mới giáo dục thể chất và thể thao trƣờng học quy định tại Luật thể dục, thể thao và các văn bản khác liên quan.

1.3.5. Các lực lượng tham gia hoạt động giáo dục thể chất cho học sinh tiểu học

Các lực lƣợng tham gia hoạt động giáo dục thể chất cho học sinh tiểu học chủ yếu bao gồm các giáo viên giảng dạy thể dục tại các trƣờng tiểu học, giáo viên chủ nhiệm và một số các bộ phận khác nhƣ: Đội thiếu niên tiền phong của nhà trƣờng, Hội cha mẹ học sinh, các lực lƣợng xã hội ...

Mỗi bộ phận tham gia đóng góp những vai trò nhất định trong hoạt động giáo dục thể chất tiểu học cho học sinh. Tuy nhiên quan trọng nhất đó là đội ngũ các cán bộ nhà giáo tại các trƣờng tiểu học đóng vai trò quan trọng nhất.

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức và trách nhiệm của các cấp, các ngành, gia đình, nhà trƣờng và xã hội đối với việc phát triển GDTC và thể thao trƣờng học.

Xây dựng kế hoạch cụ thể và huy động sự tham gia có hiệu quả của các phƣơng tiện thông tin, truyền thông các cấp trong việc phát hành các ấn phẩm, tài liệu truyền thông; tổ chức các hội nghị, hội thảo, chuyên đề, các chiến dịch, sự kiện truyền thông về GDTC và thể thao trƣờng học.

Tăng cƣờng sự phối hợp, hỗ trợ của các cơ sở tập luyện, thi đấu thể thao do ngành TDTT quản lý trong công tác GDTC và thể thao trƣờng học tại địa phƣơng.

1.3.6. Kiểm tra đánh giá hoạt động giáo dục thể chất cho học sinh

Kiểm tra hoạt động học tập của học sinh bao gồm kiểm tra thực hiện việc chuẩn bị trƣớc khi lên lớp, thời gian học trên lớp và ngoài giờ lên lớp; Kiểm tra việc thực hiện nội dung học tập của học sinh xem có đúng với thời khóa biểu, đúng các quy định của nhà trƣờng. Mục đính kiểm tra nhằm duy trì kỷ cƣơng, nề nếp học tập, bảo đảm giờ nào việc ấy.

Quá trình đánh giá học tập môn Thể dục của học sinh bằng nhận xét cần căn cứ vào chuẩn kiến thức, kỹ năng cần đạt của mỗi nội dung, sự tiến bộ và kết quả đạt đƣợc của các em qua từng thời kỳ để nhận xét, đánh giá xếp loại học sinh.

Các phƣơng pháp chủ yếu đƣợc sử dụng trong kiểm tra và đánh giá kết quả HĐGDTC gồm có:

- Nhóm phƣơng pháp quan sát: Quan sát là nhóm phƣơng pháp chủ yếu mà giáo viên thƣờng sử dụng để thu thập dữ liệu kiểm tra đánh giá. Quan sát bao hàm việc theo dõi hoặc xem xét học sinh thực hiện các động tác, chuỗi động tác hoặc bài tập (quan sát quá trình) hoặc nhận xét kết quả thực hiện các động tác, chuỗi động tác hoặc bài tập (quan sát sản phẩm). Thông thƣờng trong quan sát, giáo viên có thể sử dụng các loại kĩ thuật sau để thu thập thông tin. Đó là: ghi chép các sự kiện thƣờng nhật; sử dụng thang đo; sử dụng bảng kiểm tra (bảng kiểm)/ bảng tham chiếu; sử dụng phiếu hƣớng dẫn đánh giá theo tiêu chí.

- Nhóm phƣơng pháp vấn đáp: gồm có việc đặt các câu hỏi, trình bày miệng của học sinh. Phƣơng pháp vấn đáp có thể bao gồm: vấn đáp gợi mở,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục thể chất cho học sinh ở các trường tiểu học huyện phù cát, tỉnh bình định (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(152 trang)