Thực trạng quản lý việc xác định mục tiêu HĐGDTC trong các hoạt động giáo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục thể chất cho học sinh ở các trường tiểu học huyện phù cát, tỉnh bình định (Trang 65)

8. CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN

2.4.1. Thực trạng quản lý việc xác định mục tiêu HĐGDTC trong các hoạt động giáo

trọng. Hoạt động giáo dục thể chất là để cho các em học sinh vui chơi, giải trí, thƣ giãn chứ kết quả đánh giá năng lực là không quan trọng ở cấp tiểu học. (Bảng 2.8 Phụ lục)

2.4. Thực trạng quản lý hoạt động giáo dục thể chất cho học sinh ở các trƣờng tiểu học huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định

2.4.1. Thực trạng quản lý việc xác định mục tiêu HĐGDTC trong các hoạt động giáo dục động giáo dục

Để tìm hiểu thực trạng quản lý việc xác định mục tiêu HĐGDTC trong các hoạt động giáo dục, tác giả tiến hành khảo sát 233 đội ngũ CBQL, GV thu đƣợc kết quả nhƣ sau:

Đối với việc mục tiêu giáo dục đã đặt ra đƣợc xem là chuẩn giáo dục và đƣợc sử dụng làm cơ sở đánh giá kết quả, công nhận chất lƣợng GD tại các trƣờng thì 55.37% cho là quan trọng đến rất quan trọng, chỉ có khoảng 44.63% cho rằng là ít quan trọng trở xuống. Qua kết quả nhìn nhận của các giáo viên, cán bộ quản lý đƣợc khảo sát vì việc thực hiện của các nhà trƣờng thực hiện tƣơng đối đạt yêu cầu đặt ra khi có 100% các trƣờng thực hiện từ mức độ trung bình trở lên. (72% các trƣờng thực hiện ở mức trung bình, còn lại 28% là khá và tốt)

Mục tiêu đƣợc toàn thể GV, HS, LLGD hiểu đúng, thực hiện triệt để thì qua kết quả khảo sát có 100% cho rằng điều này là quan trọng đến rất quan trọng. Việc thực hiện ở nội dung này ở mức độ tƣơng đối, khi có 85.12% từ trung bình trở lên, có 14.88% thực hiện yếu và kém.

Đối với mục tiêu hoạt động GDTC đƣợc xây dựng phù hợp môi trƣờng giáo dục chung (chuẩn KT, KN, TĐ), kết quả có 98.28% cho rằng quan trọng và rất quan trọng, chỉ có 1.72% cho rằng ít quan trong đến hoàn toàn không quan trọng; Thực hiện việc này ở các trƣờng tiểu học tƣơng đối thực hiện tốt,

nghĩa là công tác kiểm tra đánh giá của các cấp quản lý thực hiện tƣơng đối tốt (từ mức trung bình trở lên chiếm 92.7%). Chỉ có 6.44% các trƣờng thực hiện ở mức độ yếu và 0.86% các trƣờng thực hiện vấn đề này còn kém.

Mục tiêu GD đƣợc định kỳ rà soát và điều chỉnh phù hợp với định hƣớng đổi mới GD và nhu cầu, điều kiện của ngƣời học. Vì vậy 72.54% cho rằng là quan trọng đến rất quan trọng, chỉ có 27.46% cho rằng là ít quan trọng đến hoàn toàn không quan trọng. Việc thực hiện nội dung này ở các trƣờng tiểu học tƣơng đối tốt. Qua khảo sát cho thấy chỉ có 29.61% là các trƣờng thực hiện còn ở mức độ yếu và kém (yếu 15.88%, kém 13.73%). Hầu hết các trƣờng đều thực hiện ở mức độ trung bình và khá (65.67%) và chỉ có 4.72% các trƣờng thực hiện tốt.

Việc thực hiện mục tiêu giáo dục cần đƣợc các cấp quản lý thƣờng xuyên kiểm tra, đánh giá. Việc này các cán bộ đƣợc khảo sát cho rằng quan trọng là 30.47%, rất quan trọng 28.76%. Tuy nhiên vẫn còn 40.77% cho rằng là ít quan trọng đến không quan trọng. Qua kết quả khảo sát thể hiện tại bảng 2.9 Phụ lục ta thấy rằng việc tổ chức thực hiện ở các trƣờng cũng còn chƣa đạt yêu cầu khi mà chỉ có 81.55% các trƣờng thực hiện ở mức độ trung bình trở lên và vẫn còn 18.45% các trƣờng thực hiện ở mức độ yếu và kém.

2.4.2. Thực trạng quản lý thực hiện nội dung, chương trình HĐGDTC cho HS

Để tìm hiểu thực trạng quản lý thực hiện nội dung, chƣơng trình HĐGDTC cho HS, tác giả tiến hành khảo sát 233 đội ngũ CBQL, GV thu đƣợc kết quả nhƣ sau:

Qua kết quả điều tra thì có thể thấy số giáo viên cho rằng việc chƣơng trình đƣợc rà soát điều chỉnh và cập nhật thƣờng xuyên đóng vai trò quan trọng đến rất quan trọng 87.98%, chỉ có 12.02% số cán bộ giáo viên đƣợc hỏi cho rằng là ít quan trọng và không quan trọng. Tuy nhiên qua việc đánh giá

yếu tố thực hiện có thể thấy có 16.74% đánh giá mức độ yếu, còn lại 83.26% từ mức trung bình trở lên.

Bên cạnh đó các giáo viên cũng cho rằng nội dung GD đƣợc lựa chọn phù hợp với mục tiêu (cho phép hình thành các phẩm chất và năng lực theo chuẩn HĐGD). Đối với vấn đề này qua khảo sát cho thấy các giáo viên cho rằng quan trọng và rất quan trọng chiếm 58.37%, chỉ có 41.63% cho rằng ít quan trọng và không quan trọng. Việc thực hiện vấn đề này ở các trƣờng chỉ ở mức độ bình thƣờng, khi có 1.29% thực hiện ở mức độ kém, 2.15% thực hiện ở mức độ yếu và từ mức độ trung bình trở lên là 96.56%.

Nội dung GD đảm bảo tính chính xác về khoa học, hiện đại, mang tính an toàn cao. Về vấn đề này các giáo viên đƣợc khảo sát cho rằng rất quan trọng 83%, 12% cho rằng là quan trọng và chỉ có 5% cho rằng là ít quan trọng. Việc thực hiện ở các trƣờng cho thấy hầu hết các trƣờng đều thực hiện ở mức độ trung bình, khá chiếm 90%, chỉ có 5% thực hiện yếu và 5% thực hiện tốt nội dung này.

Giáo án, tài liệu GD đƣợc biên soạn đảm bảo tính khoa học, tính giáo dục, sát với chƣơng trình, NDGD là 99.57% là quan trọng và rất quan trọng và 0.43% cho rằng ít quan trọng. Các trƣờng tiểu học của huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định thực hiện chƣa tốt khi 45.93% ở mức độ trung bình và 54.07% thực hiện ở mức độ yếu và kém.

Đối với nội dung GD đƣợc cụ thể hóa thành chƣơng trình, kế hoạch HĐGDTC. Qua kết quả khảo sát thấy rằng 90.13% cho rằng là quan trọng đến rất quan trọng để các giáo viên có thể căn cứ vào đó thực hiện theo chuẩn giáo dục, có 9.87% cho rằng là ít quan trọng đến hoàn toàn không quan trọng. Việc thực hiện ở các trƣờng là đạt yêu cầu khi chỉ có 4.72% thực hiện ở mức độ yếu, còn lại 83,27% thực hiện ở mức độ trung bình trở lên (trong đó 54.51% thực hiện ở mức độ khá và tốt) (bảng 2.10 Phụ lục)

2.4.3. Thực trạng quản lý phương pháp và hình thức tổ chức HĐGDTC cho HS

Để tìm hiểu thực trạng quản lý phƣơng pháp và hình thức tổ chức HĐGDTC cho học sinh nhằm nâng cao hiệu quả HĐGDTC trong các trƣởng tiểu học huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định, tác giả tiến hành khảo sát 233 đội ngũ CBQL, GV thu đƣợc kết quả nhƣ sau:

Việc hƣớng dẫn GV lựa chọn PP/HTTC HĐGD phù hợp nội dung GD. Đối với nội dung này, các giáo viên cho rằng các giáo viên 36.48% là quan trọng đến rất quan trọng, còn 63.52% cho rằng ít quan trọng đến không quan trọng. Việc thực hiện ở các trƣờng vẫn còn yếu và kém (chiếm 15.88%), chỉ có 65.66% thực hiện vấn đề này ở mức độ khá trở lên và 18.45% các trƣờng thực hiện ở mức độ trung bình.

Việc chỉ đạo GVvà HS sử dụng đa dạng các PPGD, hình thức tổ chức GD tích cực; chủ động thực hành đổi mới PPDH/HTTC HĐGD. Điều này các giáo viên đƣợc khảo sát cho rằng 24.03% là quan trọng và rất quan trọng, còn lại 75.97% cho rằng ít quan trọng đến không quan trọng. Qua kết quả khảo sát hầu nhƣ các trƣờng đều thực hiện ở mức độ trung bình trở lên chiếm 54.51%, chỉ có 15.88% là thực hiện ở mức độ kém. Tỷ lệ các trƣờng thực hiện ở mức độ yếu vẫn còn cao (chiếm hơn 29.61%).

Đối với PP/HTTC HĐGD của GV hƣớng đến giáo dục học sinh PP tự rèn luyện. Qua kết quả khảo sát thì 17.59% cho rằng là quan trọng và rất quan trọng, có 5.15% cho rằng không quan trọng, 4.29% hoàn toàn không quan trọng và 72.96% cho rằng là ít quan trọng. Đối với vấn đề này 79.41% ý kiến cho rằng các trƣờng thực hiện từ mức độ trung bình trở lên. Tuy nhiên vẫn có đến 20.59% các trƣờng thực hiện còn ở mức độ yếu và kém. Trong đó mức độ yếu chiếm 19.31% và 1.29% là mức độ kém.

sinh/nhóm HS. Điều này 90.99% các giáo viên cho rằng đó là quan trọng đến rất quan trọng. Tuy nhiên việc thực hiện ở các trƣờng lại rất yếu và kém, chỉ có 33.47% các ý kiến cho rằng là thực hiện ở mức độ trung bình, còn lại 66.53% thực hiện ở mức độ yếu và mức độ kém.

Các PPDH/HTTC HĐGD đƣợc lựa chọn sử dụng phù hợp điều kiện của nhà trƣờng và cộng đồng (CSVC, thiết bị, Môi trƣờng GD). Điều này qua kết quả khảo sát thì 93.99% cho rằng là quan trọng đến rất quan trọng, chỉ có 6.01% số cán bộ giáo viên đƣợc hỏi cho rằng là ít quan trọng. Qua kết quả khảo sát các trƣờng thực hiện việc này rất tốt, có 73.39% các trƣờng thực hiện từ mức độ trung bình trở lên và chỉ có 26.6% thực hiện ở mức độ yếu và kém (bảng 2.11 – Phụ lục)

2.4.4 Thực trạng quản lý các điều kiện, phương tiện tổ chức HĐGDTC cho HS

Để tìm hiểu thực trạng quản lý các điều kiện, phƣơng tiện tổ chức HĐGDTC cho HSnhằm nâng cao hiệu quả HĐGDTC trong các trƣờng tiểu học huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định, tác giả tiến hành khảo sát 233 đội ngũ CBQL, GV thu đƣợc kết quả nhƣ sau:

Thứ nhất: Môi trƣờng tinh thần cho HĐGD có tính thân thiện, khuyến khích giáo viên và học sinh sáng tạo, chủ động trong rèn luyện và tự rèn luyện. Hầu hết các cán bộ giáo viên đều cho rằng việc này là quan trọng và rất quan trọng (83.69%), chỉ có 16.31% cho rằng ít quan trọng. Tuy nhiên mức độ thực hiện của các đơn vị thật sự chƣa tốt khi có 45.49% ở mức độ yếu, kém, 53.36% ở mức trung bình và 2.15% ở mức khá tốt.

Thứ hai: Môi trƣờng vật chất đƣợc thiết kế an toàn, thân thiện, có tính giáo dục và an toàn cao. Điều này rất quan trọng trong việc quản lý hoạt động GDTC cho các em học sinh tiểu học. Qua khảo sát cho thấy 95.28% cho rằng quan trọng đến rất quan trọng và 4.72% cho rằng ít quan trọng và không quan

trọng. Việc thực hiện vấn đề này ở các trƣờng rất yếu. Qua kết quả khảo sát có thể thấy chỉ có 8.58% thực hiện ở mức độ khá tốt, còn 91.42% là mức độ từ trung bình đến kém. Đặc biệt vấn đề này qua khảo sát có tới 24.46% cho là kém và 52.36% cho là yếu.

Thứ ba: Về hệ thống trang thiết bị, tài liệu phục vụ HĐGD đƣợc trang bị theo chuẩn, phù hợp ND, phù hợp yêu cầu đổi mới PPGD. Điều này các giáo viên đƣợc khảo sát cho rằng, các giáo viên có thể tự sáng tạo ra các trang thiết bị khác nhau, phù hợp với điều kiện của từng trƣờng, nhƣng rất cần các tài liệu chung phù hợp với chuẩn giáo dục. Vì vậy 90.91% cho rằng quan trọng đến rất quan trọng, còn lại 9.09% cho rằng ít quan trọng. Việc thực hiện ở các trƣờng cũng rất yếu khi mà chỉ có 71.68% là từ khá trở lên, còn lại 28.32% là thực hiện ở mức độ trung bình trở xuống. Trong số đó có đến 13.73% là mức độ yếu và kém.

Thứ tƣ: Các mối quan hệ hợp tác, chia sẻ nguồn lực trong tổ chức HĐGD với các bên liên quan đƣợc tổ chức đa dạng, hợp lý. Vấn đề này các giáo viên cho rằng cần có sự hợp tác với các lực lƣợng bên ngoài nhà trƣờng để có thêm các điều kiện tổ chức giáo dục thể chất cho học sinh là quan trọng và rất quan trọng (75.54%) và 24.46% cho rằng ít quan trọng đến hoàn toàn không quan trọng. Tuy nhiên các cơ quan quản lý chƣa làm tốt việc này (87.98% từ mức trung bình trở xuống), chỉ có 12.02% ở mức độ khá tốt.

Thứ năm: Nguồn lực tài chính ổn định đảm bảo các yêu cầu chi phí của GD theo chuẩn. Chi phí cho hoạt động GDTC của học sinh đóng vai trò quan trọng. Khi có kinh phí, các hoạt động GDTC sẽ đƣợc tốt. Vì vậy 100% số cán bộ giáo viên đƣợc hỏi cho rằng quan trọng đến rất quan trọng. Tuy nhiên thực hiện việc này ở các trƣờng vấn còn kém 74.98%, yếu 15.88% và trung bình là 2.58%. Trong khi đó chỉ có 1.29% là thực hiện ở mức độ khá và tốt.

NV, LLGD, HS có thành tích trong GD. Điều này đa số cán bộ giáo viên cho rằng tạo động lực thông qua các chính sách nội bộ là cần thiết đối với giáo viên giáo dục thể chất tiểu học (85.41% cho rằng quan trọng đến rất quan trọng). Nhƣng việc xây dựng chính sách nội bộ liên quan đến nhiều thang bậc khác nhau, nên các giáo viên cho rằng mức độ thực hiện việc này vẫn còn yếu và kém (27.89%), chỉ có 72.11% là thực hiện ở mức độ trung bình trở lên (bảng 2.12 Phụ lục)

2.4.5. Thực trạng quản lý công tác phối hợp các lực lượng trong tổ chức HĐGDTC cho HS

Để thực hiện vấn đề này tác giả đã đƣa ra các vấn đề cụ thể để khảo sát 233 đội ngũ CBQL, GV thu đƣợc kết quả nhƣ sau:

Thứ nhất: Trách nhiệm xây dựng và ban hành các quy định nội bộ về công tác phối hợp các LLGD trong tổ chức HĐGDTC cho HS. Điều này các giáo viên cho rằng rất quan trọng đến quan trọng là 29.18%, còn lại 70.82% cho rằng ít quan trọng đến hoàn toàn không quan trọng. Việc thực hiện ở các trƣờng tiểu học huyện Phù Cát qua kết quả khảo sát cho thấy có 63.52% thực hiện ở mức độ khá và tốt. Tỷ lệ khảo sát ở mức trung bình chiếm 36.48%, không có yếu và kém

Thứ hai: Xây dựng việc xác định mục tiêu, nhiệm vụ phối hợp các LLGD trong tổ chức HĐGDTC cho HS. Đối với vấn đề này, các giáo viên cho rằng đơn vị quản lý cần thiết xây dựng các mục tiêu chung, còn mục tiêu cụ thể các trƣờng phát triển tùy theo tình hình và điều kiện của các trƣờng. Tuy nhiên các nhà trƣờng còn thực hiện ở mức độ rất thấp. Kết quả điều tra cho thầy rằng có 45.92% cho rằng quan trọng đến rất quan trọng. Còn lại 54.08% cho rằng ít quan trọng đến hoàn toàn không quan trọng. Việc thực hiện ở các trƣờng ở mức độ tốt 9.01%, khá 33.05%, mức độ trung bình 57.94%, không có yếu và kém.

Thứ ba: Quản lý việc xác định nội dung và hình thức phối hợp các LLGD trong tổ chức HĐGDTC cho HS thì đa số giáo viên cho rằng là quan trọng, rất quan trọng (84.12%). Còn lại 15.88% cho rằng ít quan trọng đến hoàn toàn không quan trọng. Trong thời gian vừa qua các nhà trƣờng cũng đã tích cực thực hiện triển khai việc này tại một số trƣờng (từ trung bình trở lên chiếm 100%), trong đó có 48.5% mức độ khá và tốt.

Thứ tƣ: Quản lý việc xây dựng cơ chế phối hợp các LLGD trong tổ chức HĐGDTC cho HS thì đa số các giáo viên đều cho rằng việc này rất quan trọng. Không có các quy chế này, các trƣờng sẽ khó khăn trong việc tổ chức thực hiện. Vì vậy 87.99% cho rằng là quan trọng đến rất quan trọng và chỉ có 12.01% cho rằng ít quan trọng đến không quan trọng. Đối với vấn đề này, 86.7% các trƣờng thực hiện ở mức độ yếu và kém. Chỉ có 13.3% thực hiện từ mức độ trung bình trở lên.

Thứ năm: Công tác kiểm tra, giám sát, đánh giá, rút kinh nghiệm đối với công tác phối hợp các LLGD trong tổ chức HĐGDTC cho HS nhằm có những bài học đƣợc rút ra trong quá trình phối hợp là quan trọng đến rất quan trọng chiếm 80.69%. Còn lại 19.31% cho rằng là ít quan trọng hoặc hoàn toàn không quan trọng. Qua việc khảo sát ý kiến, phần lớn các trƣờng thực hiện chƣa đạt yêu cầu khi có 48.07% thực hiện ở mức độ yếu và kém (kém 10.73%), chỉ có 51.93% là thực hiện ở mức độ trung bình trở lên.

Thứ sáu: Xây dựng các điều kiện về thông tin, CSVC, thiết bị và tài chính cho công tác phối hợp các LLGD trong tổ chức HĐGDTC cho HS. Qua kết quả khảo sát thấy rằng, việc này là quan trọng đến rất quan trọng chiếm 90.99%. Còn lại là ít quan trọng đến không quan trọng chiếm 9,01%.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục thể chất cho học sinh ở các trường tiểu học huyện phù cát, tỉnh bình định (Trang 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(152 trang)