Thực trạng quản lý công tác kiểm tra, đánh giá HĐGDTC cho HS

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục thể chất cho học sinh ở các trường tiểu học huyện phù cát, tỉnh bình định (Trang 73 - 74)

8. CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN

2.4.6. Thực trạng quản lý công tác kiểm tra, đánh giá HĐGDTC cho HS

Công tác kiểm tra đánh giá đóng một vai trò quan trọng trong hoạt động giáo dục thể chất chohọc sinh tiểu học. Để xem xét về thực trạng công tác kiểm tra đánh giá, tác giả đã tiến hành khảo sát 233 đội ngũ CBQL, GV có kết quả nhƣ sau:

Thứ nhất: Công tác kiểm tra đánh giá đảm bảo tính khách quan, độ tin cậy trong đánh giá. Qua kết quả khảo sát cho thấy các GV đƣợc khảo sát đều cho rằng ít quan trọng đến hoàn toàn không quan trọng (chiếm 87.55%), chỉ có 12.45% cho rằng việc thực hiện này là quan trọng và rất quan trọng. Điều đó cho thầy rằng hầu hết các giáo viên đều chƣa nhận thức đƣợc mức độ quan trọng của công tác kiểm tra đánh giá. Qua kết quả điều tra cũng cho thấy việc thực hiện của các trƣờng tƣơng đối đạt yêu cầu khi chỉ có 9.87% ở mức độ yếu kém, còn lại 90.13% thực hiện từ mức độ trung bình trở lên.

Thứ hai: Công tác kiểm tra đánh giá cần phải đảm báo đánh giá đƣợc mức độ đạt đƣợc của các mục tiêu giáo dục (điều này thể hiện ở phẩm chất, năng lực, kỹ năng thái độ) thúc đẩy tự đánh giá. Về vấn đề này hầu hết các giáo viên đƣợc khảo sát đã thấy đó là việc làm quan trọng đến rất quan trọng (65.23%) và 34.77% số lƣợng ý kiến khảo sát cho rằng nó ít quan trọng đến hoàn toàn không quan trọng. Thực hiện điều này ở các trƣờng tiểu học từ mức độ trung bình trở lên chiếm 72.1%. Nhƣ vậy vẫn còn 27.9% là thực hiện ở mức độ yếu và kém.

Thứ ba: Việc kiểm tra đánh giá HĐGDTH có tính hƣớng dẫn phát triển, không dán nhãn học sinh (các học sinh hƣ, khó bảo). Với nội dung này hầu hết cán bộ giáo viên đƣợc khảo sát đều cho rằng đó là việc quan trọng đến rất

quan trọng (chiếm 89.7%), chỉ còn lại 10.3% cho rằng việc này ít quan trọng đến hoàn toàn không quan trọng. Qua khảo sát, các trƣờng chƣa thực hiện tốt việc này khi chỉ có 15.45% thực hiện từ mức độ trung bình trở lên. Nhƣ vậy vẫn còn 84.55% thực hiện ở mức độ yếu và kém.

Thứ tƣ: Trong hoạt động kiểm tra đánh giá HĐGDTH thì cần phải đƣợc xử lý, sử dụng, lƣu trữ đúng quy định. Qua ý kiến khảo sát các thầy cô giáo, ý kiến của các thầy cô giáo cho thấy việc lƣu trữ, xử lý kết quả kiểm tra đánh giá không cần thiết đối với cấp độ tiểu học khi mà 23.17% cho rằng ít quan trọng, không quan trọng và hoàn toàn không quan trọng. Có 25.32% số ý kiến đƣợc hỏi cho là rất quan trọng và 51.5% cho là quan trọng. Qua vấn đề này cho thấy các thầy cô vẫn chƣa lƣu tâm và thực hiện tốt công tác xử lý, lƣu trữ kết quả kiểm tra đánh giá của học sinh tiểu học. Kết quả khảo sát về việc thực hiện vấn đề này ở các trƣờng tiểu học huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định vẫn còn yếu và kém. Khi mà tỷ lệ cho rằng các trƣờng thực hiện ở mức độ kém là 9.44%, yếu 24.89%, chỉ có 65.67% cho rằng là mức độ từ trung bình trở lên. (bảng 2.14 – Phụ lục)

2.5. Thực trạng các yếu tố ảnh hƣởng đến quản lý hoạt động giáo dục thể chất cho học sinh tiểu học

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục thể chất cho học sinh ở các trường tiểu học huyện phù cát, tỉnh bình định (Trang 73 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(152 trang)