Lôi Công hỏi rằng:
Khốc (khoc thành tiếng) khấp (khóc ngầm) mà lệ (nước mắt) không ra hoặc ra mà ít “thế” (nước mũi) là vì sao? [1]
Hoàng Đế dạy rằng:
Tâm là chuyên tinh của năm Tàng. Nó khai khiếu lên mắt, hiện ra săc là phần tươi tốt của Tâm. Vì vậy, phàm người có đức, thời khí hoà hiện ra mắt; có việc lo buồn thời rầu rĩ tỏ ra sắc. [2]
Vì vậy, bi ai thời “Khấp hạ” (khóc có lệ rơi). Khấp hạ là do Thủy sinh. Thủy do tông mạch; tích thủy tưc là chí âm. Chi âm là tinh của Thận. Sở dĩ lệ không rơi, là do tinh nó cũng giằng co, nên Thủy không xuất được. (1). [3]
Nghĩ như: tinh của Thủy là chí, tinh của Hỏa là thần; Thủy hỏa tương cảm, thần chí đều bi, do đó Thủy mới từ trong mắt chảy ra. Cho nên “ngạn” có nói “tâm bi”, gọi là “chí bi”. Vì chí với tâm tinh, đều dồn lên mắt. [4]
Vì vậy, đều bi, thời thần khí truyền vào Tâm tinh, nên không truyền lên chí, mà chí độc bi, cho nên khấp mà lệ ra (2). [5]
“Thế” phát sinh ra tự Não (óc). Não thuộc Âm; Tủy, là một chất làm cho đầy ở trong xương. Não thấm (rích) ra thành Phế. Chí là chủ của xương. Vì vậy, Thủy chảy mà Thế theo, là nó theo về đồng loại. [6]
“Thế” với “khấp” (tức lệ) ví như anh với em, nếu mạch “Cấp” thời đều chết, nếu sống thời đều sống. Nếu chí mà sớm bi, thời “Thế” và “Khấp” sẽ đồng thời đằm đìa (1). [7]
Lôi Công hỏi rằng:
Có người khốc khấp mà “Lệ” không ra; có khi “Lệ” ra mà ít “Thế”, là vì sao? [8] Hoàng Đế dạy rằng:
Khấp mà lệ không ra, là do khốc mà không thật bi. Không khấp là do thần không bi; thần không bi thời chí không bi. Âm Dương cũng giằng co nhau, khấp (lệ) sao ra một mình được. Đại phàm, về chí mà bị, thời uất uất khí xung âm, xung âm thời chí rời khỏi mắt; chí đã rời thời thần không giữ tinh. Tinh thần rời khỏi mắt, thời “thế” và khấp” đồng thời ra (2). [9]
Lôi Công không nhớ ở Kinh (Linh Khu) dạy ư? Phàm chứng Quyết, thời mắt không còn trong thấy. Vì người mắt chứng Quyết, thời Dương khí dồn lên trên, Âm khí dồn xuống dưới. Dương khí dồn lên trên thời hỏa sáng một mình; Âm khí dồn xuống dưới thời chân lạnh và bụng trướng, xem đó thời biết “một thủy” không thắng được “năm hỏa”, cho nên thành mục manh (1). [10]
Vì vậy, ra gió thời lệ rơi. Bởi gió nó thổi vào mắt khiến cho Dương khí không giữ với tinh, một mình Dương hỏa thiêu vào mắt, nên mới lệ rơi (1). [11]
Muốn so sánh, thời như: hỏa mạnh sinh phong sẽ biến thành mưa… âu cùng một loài vậy (2). (Nguồn Y Học Cổ Truyền Việt Nam )