Thiên sáu mươi bảy: NGŨ VẬN HÀNH ĐẠI LUẬN

Một phần của tài liệu Hoàng đế nội kinh Tố Vấn (Trang 139 - 143)

LUẬN

Hoàng Đế ngồi ở nhà Minh Đường, mới bắt đầu chỉnh lại thiên cương, rộng xem tám phương (cực), suy xét năm thường (1). Mời Thiên sư (Kỳ Bá) mà hỏi rằng:

Tôi nghe phu tử cho biết cái số về “ngũ vận”, chỉ có cái nghĩa là năm khí chủ về các năm mà thôi. Giờ Qủy Du Khu lại nói với tôi rằng” Thổ chủ về Giáp, Kỷ, Kim chủ về Aát, Canh, Thủy chủ về Bính, Tân, Mộc chủ về Đinh, Nhâm, Hỏa chủ về Mậu Qúi... Và ở trên Tý, Ngọ, Thiếu âm làm chủ, ở trên Sửu, Vị (Mùi), Thái âm làm chủ, ở trên Dần, Thân, Thiếu dương làm chủ, ở trên mão, Dậu, Dương minh làm chủ, ở trên Thìn, Tuất, Thái dương làm chủ, ở trên Tỵ, Hợi, Quyết âm làm chủ... So với âm dương của năm vận sáu khí không hợp, là sao vậy? [1].

Kỳ Bá thưa rằng:

Quỷ Du Khu nói như vậy là hiểu cái đại âm dương của trời đất đó. Phàm về “số” mà có thể đếm được cái “sở hợp” mà thôi. Đến như âm dương của trời đất, đếm có thể được mười, mà suy ra có thể thành trăm; đếm có thể được nghìn, mà suy ra có thể thành vạn... Vậy không thể nào lấy “số” để suy mà chỉ có thể lấy “hình tượng” để ví (1) [2].

Hoàng Đế hỏi:

Xin cho biết lúc đầu ra làm sao? [3]. Kỳ Bá thưa rằng:

Thần xem ở Thái thủy Thiên nguyên sách có chép rằng:

Cái khí của Đan thiên, qua ở Mậu phận thuộc sao Ngưu, Nữ cái khí của Kiền thiên, qua ở Kỷ phận, thuộc sao Tâm, Vỹ, cái khí Thương thiên, qua ở các sao Nguy, Thất, Liễu, Quỷ, cái khí của Huyền thiên, qua ở các sao Trương, Dực, Lâu, Vị... Như nói về Mậu Kỷ phận, tức là khoảng sao Khuê, Bích, Giác, Chẩn, mà là cửa ngõ của trời đất. Tóm lại, bắt đầu của sự biến hóa, đạo do đó mà sinh ra, cần phải hiểu biết lắm mới được (2) [4].

Hoàng Đế hỏi:

Luận nói: trời đất là trên dưới của muôn vật, tả hữu là đạo lộ (đường lối) của âm dương, xin cho biết rõ nghĩa đó ra sao?(1) [5]

Kỳ Bá thưa rằng:

Luận nói về trên dưới, là trên dưới của từng năm, và âm dương ở về nơi nào (2) [6].

Nói về tả hữu: Phàm trên thấp Quyết âm, thời bên tả là Thiếu âm, bên hữu là Thái dương, thấy Thiếu âm, thời bên tả là Thái âm, bên hữu là Quyết âm; thấy Thái âm, thời bên tả là Thiếu dương, bên hữu là Thiếu âm, thấy Dương minh, thời bên tả là Thái dương, bên hữu là Thiếu dương; thấy Thái dương, thời bên tả là Quyết âm, bên hữu là Dương minh... Đó là ngoảnh mặt về phương bắc để định rõ ngôi mà nói (3) [7].

Hoàng Đế hỏi: Thế nào là dưới?[7] Kỳ Bá thưa rằng:

Quyết âm ở trên thời Thiếu dương ở dưới, tả là Dương minh, hữu là Thái âm. Thiếu âm ở trên thời Dương minh ở dưới tả là Thái dương, hữu là Thiếu dương, Thái âm ở trên thời Thái dương ở dưới, Tả là Quyết âm, hữu là Dương minh, Thiếu dương ở trên thời Quyết âm ở dưới, tả là Thiếu âm, hữu là Thiếu dương; Dương minh ở trên thời thời Thiếu âm ở dưới, tả là Thiếu dương, hữu là Thiếu âm... Đó tức là cái ngoảnh mặt về phương Nam để ấn định bộ vị, còn sự nhận thấy là do người hướng về Bắc để

xem vậy (1) [8]

Trên dưới cùng gặp, hàn thử cùng lâm (tới); khi tương đắc thời hòa, không tương đắc thời bệnh (2) [9].

Hoàng Đế hỏi:

Khí không tương đắc mà bệnh, là thế nào? [10] Kỳ Bá thưa rằng:

Đó là vì lấy dưới để lâm lên trên, không đúng với địa vị, nên sinh bệnh (3) [11]. Động tĩnh như thế nào ? [12]

Ở trên thời hữu hành (đi vòng sang bên hữu), ở dưới thời tả hành... tả hữu đi hết một “chu”, còn dư, thời lại hội (4). [13]

Hoàng Đế hỏi:

Tôi nghe Qủy Du Khu nói: “Ưùng với đất thời tĩnh”, giờ Phu tử lại nói: “ở dưới thời tả hành...” vậy thế là nghĩa sao? [14]

Kỳ Bá thưa rằng:

Trời, đất, động, tĩnh, năm hành thiên, phục. Tuy đời trước của Qủy Du Khu cũng chỉ biết được động tượng của trời mà thôi. Còn về “tĩnh hình” của dất thời vẫn chưa rõ (1) [15]

Cái công dụng của sự biến hóa, trời bày ra tượng, đất gây nên hình, “thất diệu” kinh vĩ ở khoảng Thái hư, ngũ hành chương minh ở trên mặt đất. Đất, cốt để chở mọi hình loại đã sinh thành; Thái hư, cốt để bày cái tinh khí hiển hiện ở trên trời. Sự động của hình với tinh, cũng như gốc rễ đối với cành là. Ngửa lên xem tượng, dù xa cũng có thể biết được (2) [16].

Hoàng Đế hỏi:

Đất, ở về phần dưới, phải không? [17] Kỳ Bá thưa rằng:

Đất sở dĩ ở dưới người, chính vì nó ở trong khoảng Thái hư đó [18]. Có nương tựa vào đâu không? [19]

Chỉ do “đại khí” mang lên đó thôi (3) [20].

Nhờ khí táo để làm cho can (khô), nhờ khí thử để làm cho chưng (như nung, nấu, hấp), nhờ khí phong để làm cho động, nhờ khí thấp để làm cho nhuận, nhờ khí hỏa để làm cho kiên (cứng, rắn lại), nhờ khí hỏa để làm cho ôn, cho nên khí phong hàn ở dưới, khí táo nhiệt ở trên, khí thấp ở khoảng giữa... Sáu khí đó du hành khắp ở trên và dưới, do đó mới thành được sự sinh hóa (1) [21].

Cho nên khí táo thắng thời đất “can”, khí thử thắng thời đất nhiệt, khí phong thắng thời đất động, khí thấp thắng thời đất lầy (nê), khí hàn thắng thời đất nứt (lạt), khí hỏa thắng thời đất cố (rắn bền) (2) [22].

Hoàng Đế nói:

Khí của trời đất, lấy gì để “bậu” được? [23] Kỳ Bá thưa rằng:

Khí của trời đất, và cái biến chuyển của thắng phục, không hình ra ở “chẩn” (tức chẩn mạch). Mạch pháp nói rằng “sự biến của trời đất, không thể chẩn ở mạch...” Tức là nghĩa đó (1) [24].

Hoàng Đế hỏi:

Gián khí như thế nào? [25] Kỳ Bá thưa rằng

Tùy cái “sở tại” của khí, phải dự kỳ ở hai bên tả hữu (2) [26]. Hoàng Đế hỏi:

Dự kỳ như thế nào? [27]. Kỳ Bá thưa rằng:

Theo với khí thời hòa trái với khí thời bệnh (3). Không đúng với địa vị cũng sinh bệnh (4): thay đổi mất địa vị cũng bệnh (5); bỏ mất cái địa vị nên giữ thời nguy (6); Xích với thốn trái nhau thời chết (7); Âm Dương giao nhau cũng chết (8); trước hãy lập lấy năm, để biết là khí gì và tả hữu tương ứng như thế nào, rồi sau mới có thể nói được đến thử, sinh, nghịch, thuận (9) [28].

Hoàng Đế hỏi:

Hàn, thử, thấp, táo, phong, hỏa... Hợp với người như thế nào Đối với muôn vật, sao mà hóa sinh được? [29].

Kỳ Bá thưa rằng:

Đông phương sinh ra phong, phong sinh hành mộc, mộc sinh ra vị toan (chua), toan sinh ra Can, Can sinh ra Cân, Cân sinh ra Tâm (1), nó ở trời là Huyền, ở người là đạo, ở đất là hóa, do hóa mà sinh ra năm vị. Đạo sinh ra trí, huyền sinh ra thần, hóa sinh ra khí. Thần, ở trời là Phong, ở đất là Mộc, ở thể là Cân, ở khí là Nhu (mềm mại), ở Tàng là Can (2).

Tính của nó là huyên (ấm áp); đức của nó là hòa, công dụng của nó là động, sắc của nó là thương (xanh); về sự hóa của nó là vinh (tươi tốt). Thuộc về trùng là giống có mao (lông), chính của nó là tán (sơ tán), bệnh của nó là tuyên phát, sự biến của nó là tồi lạp (bẻ gãy); tai sảnh của nó là vẫn (rơi rụng), vị của nó là toan, chí của nó là nóä. Do nóä sẽ làm thương Can, nhờ “bi” sẽ thắng nóä, phong làm thương Can; táo sẽ thắng phong, toan làm thương Cân, tân sẽ thắng toan [30]

Nam phương sinh nhiệt, nhiệt sinh ra hành hỏa, hỏa sinh ra vị khổ, khổ sinh ra Tâm, Tâm sinh ra huyết, huyết sinh ra Tỳ. Nó ở trời là nhiệt, ở đất là hỏa, ở thể là mạch, ở khí là tức (hơi thở), ở Tàng là Tâm. Tính của nó là thử (nắng, nóng) đức của nó là hiển (tỏ tường, rõ ràng): công dụng của nó là táo (nóng nảy, vội vàng); sắc của nó là Xích (đỏ), hóa của nó là mậu (tốt, về mùa Hạ cây cỏ rậm rạp). Thuộc loại trùng là loài Vũ (lông cánh), chính của nó là Minh (sáng); lệnh của nó là uất chưng (nung, nấu, nóng, bức); biến của nó là viêm thước (bốc cháy); tai sảnh của nó là phần, bính (đốt; viêm thước, phần, bính đều là hình dung cái khí cực nhiệt); vị của nó là khổ, chí của nó là hỷ. Hỷ làm thương Tâm, khủng sẽ thắng được hỷ, nhiệt làm thương khí, hàn sẽ thắng được nhiệt, khổ làm thương khi, hàn sẽ thắng được khổ [31].

Trung ương sinh ra thấp, thấp sinh ra hành thổ, thổ sinh ra vị Cam; cam sinh ra Tỳ, Tỳ sinh ra nhục. Nhục sinh ra Phế. Nó ở trời là thấp, ở đất là thổ, ở thể là Nhục, ở khí là xung (đầy); ở Tàng là Tỳ. Tính của nó là tĩnh; đức của nó là Nhu (ẩm ướt); công dụng của nó là hóa, sắc của nó là hoàng (vàng); hóa của nó là doanh (đầy, cũng như xung), về trùng thuộc loại Khỏa (loài trùng có nhiều chất thịt, do đất sinh ra); chính của nó là yên tĩnh, lệch của nó là râm hội (lở nát, khi thấp nhiều quá)... Vị của nó là Cam; chí của nó là tư (nghĩ, nhớ). Tư làm thương Tỳ, nóä sẽ thắng được tư, thấp làm thương nhục, phong sẽ thắng được thấp; cam làm thương Tỳ, toan sẽ thắng được Cam [32].

Tây phương sinh ra táo, táo sinh ra hành kim, kim sinh ra tân, tân sinh ra Phế, Phế sinh ra bì mao, bì mao sinh ra Thận. Ở trời là táo, ở đất là kim, ở thể là bì mao, ở khi là thành; ở Tàng là Phế. Tính của nó là lương (mát); đức của nó là thanh (trong trẻo); công dụng của nó là trắng; hóa của nó là liễm (thâu, liễm lại) thuộc về trùng là loài giới (loài có vỏ cứng bên ngoài như trai, sò) chính của nó là Kinh (cứng cáp); lệch của nó là vụ lộ (mù, móc); biến của nó là túc sái, tai sảnh của nó là úa rụng; vị của nó là tân, chí của nó là ưu. Ưu làm thương Phế, hỷ sẽ thắng ưu; nhiệt làm thương bì mao, hàn sẽ thắng nhiệt, tân và thương bì mao, khổ sẽ thắng tân (1) [33].

Bắc phương sinh hàn, hàn sinh ra hành Thủy, Thủy sinh ra vị hàm, hàm sinh ra Thận, Thận sinh ra cốt tủy, tủy sinh ra Can. (cứng), ở Tàng là Thận. Tính của nó là lâm (rét, run); đức của nó là hàn, công dụng của nó là (...? nguyên bản khuyết một chữ), sắc của nó là Hắc (đen); tà của nó là túc (nghiêm ngặt) về trùng thuộc loại lân (loài có vảy); chính của nó là Tĩnh (yên lặng) lệnh của nó là ) (...? nguyên bản khuyết một chữ). Nó biến là ngưng tật (rét buốt), tại sảnh của nó là băng hộc (mưa đá), vị của nó

là hàm, chí của nó đều có chủ trị về từng mùa. [34].

Là Khủng, Khủng thương thận. Tư thắng khủng. Hàn làm thương huyết táo thắng hàn. Vị mặn làm thương huyết. Vị ngọt thắng vị mặn. Vị trí của Ngũ khi đã được nói ở trước đây. Nếu không có tà khi thì nó sẽ ở chính vị.

Hoàng Đế hỏi:

Bệnh biến đổi như thế nào? Kỳ Bá thưa:

Khi tương đắc thì nhẹ, khi không tương đắc thì nặng, thì theo tà, Phụ tà thì sợ, Hoàng đế khen phải. Hoàng Đế hỏi:

Chủy tuế như thế nào? Kỳ Bá thưa:

- Khê có dư thì sẽ chế ngự, sinh ra thắng mà ức hiếp, không thắng thì không cùng chung, không thắng, không ức hiếp mà đại sao thừa lân. Thắng nhẹ mà ức hiếp, bị ức hiếp.

Một phần của tài liệu Hoàng đế nội kinh Tố Vấn (Trang 139 - 143)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(191 trang)