Hoàng Đế hỏi rằng:
Tôi nghe những kẻ phương sĩ (1) hoặc lấy não tủy làm Tàng, hoặc lấy Trường, Vị làm Tàng, hoặc lấy làm Phủ... mà đều lấy làm phải cả, không biết vì sao, xin nói rõ cho nghe... [1]
Kỳ Bá thưa rằng:
Não, tủy, cốt, mạch, đởm, nữ tử bào...sáu thứ đó đều do địa khí sinh ra. Nóù đều Tàng ở Âm, mà tương với đất, chỉ có Tàng mà không tàng, gọi nó là “kỳ hằng chi phủ” [2]. Đến như Vị, Đại trường, Tiểu trường, Tam tiêu, Bàng quang..., năm cái đó đều do thiên khí sinh ra. Khí của nó tượng với trời, chỉ tả mà không tàng. Nóù hấp thụ cái trọc khí của năm Tàng, nên gọi là “truyền hóa chi phủ”, nó không thể tích trữ được lâu mà phải du tả ngay (2) [3].
4) Phách môn cũng là một cơ quan sai khiến của năm Tàng, thủy cốc tới nơi đó, không thể chứa lâu (3) [4].
Phàm gọi là năm Tàng, tức là những cơ quan chứa tinh khí mà không tả, nó chỉ mãn mà không thực [5].
Đến như phủ là một cơ quan truyền hóa mà không tàng, cho nên chỉ thực mà không thể mãn [6]. Bởi vì: thủy cốc vào miệng, thời Vị thực mà Trường hư, khi thức ăn đã dẫn xuống, thời Trường thực mà Vị hư. Cho nên nói: “thực mà không mãn, mãn mà không thực” [7].
Hoàng Đế hỏi rằng:
Khi khẩu sao lại có thể làm chủ cho cả năm Tàng?. (1) [8]. Kỳ Bá thưa rằng:
Vị, coi cũng như cái biển để chứa thủy cốc, nó là nguồn gốc của sáu phủ [9].
Năm vị ăn vào miệng, chứa ở Vị để nuôi khí của năm Tàng. Khí khẩu cũng tức là Thái âm [10]. Phàm khí vị của năm Tàng sáu Phủ, đều sản xuất ra từ Vị, rồi biến hiện lên khí khẩu. Cho nên ở Tàng tượng luận đã nói: “năm khí hút vào mũi, chứa ở Tâm Phế: [11]. Tâm phế có bệnh, mũi cũng vì đó mà thở không thông (2) [12].
Phàm trị bệnh, phải xét ở bộ phận dưới như Trường Vị, là cơ quan thu nạp và bài tiết thủy cốc, lại phải chẩn ở khí khẩu để đoán cái khí của Tàng, Phủ...Rồi mới nhận xét đến ý chí và bệnh tình ra sao [13].
Nếu câu nệ vào quỉ thần, không thể nói là đức tốt, nếu lại ghét cả châm thạch, không thể tiến tới trí xảo (1) [14].
Người mắc bệnh, không muốn để cho dùng đúng phương pháp để điều trị, bệnh tật không khỏi, dù có cố chữa cũng là vô ích [15].