Thiên năm mươi sáu: BÌ BỘ LUẬN

Một phần của tài liệu Hoàng đế nội kinh Tố Vấn (Trang 115 - 116)

Hoàng Đế hỏi:

Tôi nghe bì (da) có phận bộ, mạch có kinh kỷ, cân có kết lạc, cốt có độ lượng... Chủ về bệnh đều có khác nhau. Vậy tả, hữu, trên, dưới và Âm, Dương ở đâu, sinh ra bệnh trước sau thế nào, xin cho biết rõ [1].

Kỳ Bá thưa rằng:

Muốn biết bì bộ, phải dùng Kinh mạch để ghi nhớ. Các Kinh khác đều như vậy (1) [2].

Dương Lạc của Dương Minh, gọi là Hai phi. Trên dưới (tức Thủ, Túc Dương Minh) cùng một phép xét nhận. Hễ thấy trong bộ phận, có “phù lạc” hiện lên, tức là Lạc của Dương Minh. Trông xem sắc của nó, nếu xanh nhiều là “thống”, đen nhiều là “tý” hoàng và xích là nhiệt, trắng nhiều là hàn. Nếu năm sắc đều hiện làvừa hàn vừa nhiệt. Ở Lạc mà thịnh (nhiều), sẽ dẫn vào Kinh (1). Dương chủ về bệnh ở ngoài, Âm chủ về bệnh ở trong. (2) [3].

Dương lạc của Thiếu dương, gọi là Khu trì. Trên dưới cùng một phương pháp. Hễ thấy trong bộ phận có “phù lạc” hiện lên, tức là Lạc của Thiếu dương. Lạc thịnh thời dẫn vào kinh. Cho nên ở Dương thời chủ dẫn vào, ở âm thời chủ dẫn ra, để lại thấm vào trong. Các kinh khác đều như vậy. (1) [4].

Dương lạc của Thái dương gọi là quan khu, trên dưới cùng một phương pháp. Hễ thấy trong bộ phận có phù lạc hiện lên tức là Lạc của Thái dương. Lạc thịnh thời dẫn vào Kinh [5].

Âm lạc của Thiếu âm gọi là Khu nhu. Trên dưới cùng một phương pháp. Hễ thấy trong bộ phận có phù lạc hiện lên, tức là Lạc của Thiếu âm. Lạc thịnh thời dẫn vào Kinh. Khi dẫn vào Kinh, qua Dương bộ để rót vào Kinh, khi dẫn ra, do âm bộ rót vào trong Cốt (1) [6].

Âm lạc của Tâm chủ gọi là Hạ kiên. Trên dưới cùng phương pháp. Hễ thấy trong bộ phận có phù lạc hiện lên, tức là Lạc của Tâm chủ, Lạc thịnh thời dẫn vào Kinh. “Trên” tức Thủ quyết âm Tâm chủ, “dưới” tức Túc quyết âm Can [7].

Âm lạc của Thái âm, gọi là quan trập. Trên dưới cùng phương pháp. Hễ thấy trong bộ phận có “phù lạc” hiện lên tức là Lạc của Thái âm. Lạc thịnh thời dẫn vào Kinh [8].

Phàm Lạc mạch của mười hai kinh, đều có hiện ra ở bì bộ [9].

Xem đó thời biết: trăm bệnh khi mới phát sinh đều trước từ bì mao. Tả trúng vào nó thời tấu lý mở ra. Tấu lý mở ra thời phạm vào Lạc mạch. Nếu cứ để nó ở đó mà không tả đi, thời nó sẽ truyền kinh. Vào kinh mà vẫn để vậy, thời nó lại truyền vào Phủ, và ký túc ở Trường, Vị [10].

Tà khí mới phạm vào bì mao, thời các chân lông đều “sẩn” cả lên, rồi tấu khi mở ra mà dẫn vào Lạc [11].

Khi vào lạc, thời Lạc mạch thịnh, sắc biến đi [12].

Khi dẫn vào Kinh, thời khi của Tàng phủ bị hư mà lõm xuống [13].

Nếu lưu ở khoảng cân cốt, hàn nhiều thời cân rút, cốt đau, nhiệt nhiều thời cân trùng, cốt tiêu, thịt sút, xương khoai nứt nẻ, lông tóc cứng thẳng, các bại chứng đều phát sinh [14].

Mười hai bộ của bì, phát sinh bệnh thế nào? [15]

Bì là bộ phận của mạch. Tà phạm vào bì thời tấu lý mở ra, do đó tà phạm vào Lạc mạch, lại do Lạc mạch phạm vào Kinh mạch. Kinh mạch mãn thời phạm vào Tàng, Phủ. Vậy biết. bì cũng có bộ phận, vì khi bất cập mới gây bệnh, nên bệnh lớn [16].

Một phần của tài liệu Hoàng đế nội kinh Tố Vấn (Trang 115 - 116)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(191 trang)