LUẬN
Lôi Công hỏi rằng:
Can hư, Thận hư, Tỳ hư… Đều khiến con người thân thể nặng nề khó chịu. Nên dùng độc dược, thích và cứu hoặc dùng biêm thách, hoặc dùng thanh dịch v.v… Vậy mà có khi khỏi, có khi không khỏi, là vì sao? [1]
Hoàng Đế dạy rằng:
Tỳ mạch hư mà phù, tựa phế; Thận mạch tiểu và phù tựa Tỳ; Can mạch cấp và trầm tựa Thận… Đó đều là những mạch chứng mà y giả dễ nhầm. Chỉ có “thung dung” nhận kỹ, mới có thể biết được. Đến như ba Tàng thổ, mộc, thủy cùng ở bộ phận dưới, có gì mà không phân biệt được. [2]
Lôi Công hỏi rằng:
Mạch phù mà Huyền, án vào rắn như thạch (đá) xin cho biết đó là bệnh gì? [3] Hoàng Đế dạy rằng:
Mạch phù mà Huyền, đó là bởi Thận bất túc; Trầm mà thạch, là do Thận khí bị ngừng mắêc ở bên trong; bệnh nhân khiếp nhược, thiểu khí… là do thủy đạo không thông lợi, khiến cho hình khí bị tiêu thước; khái khấu và phiền oan, là do Thận khí nghịch lên. Đó là khí ở một người, và bệnh chỉ phạm vào một Tàng. [4]
Lôi Công hỏi rằng:
Giờ đây có người, tứ chi rã rời, khái huyết tiết… Ngu này nhận là thương Phế, thiết mạch thấy phù, đại mà khẩn… Ngu không dám chữa. Thô công dũng biêm thạch mà khỏi bớt; lại làm cho xuất huyết, huyết ra được mà mình thấy nhẹ nhàng… Vậy là bệnh gì? [5]
Hoàng Đế dạy rằng:
Mạch phù, đại và hư là do Tỳ khí tuyệt ở bên ngoài, bỏ Vị phủ, trở ra kinh của Dương minh. Vì hai hỏa không thể thắng được ba thủy, vì vậy nên mạch loạn mà không thường. Tứ chi rã rời là do tinh khí của Tỳ không đạt ra tới tứ chi; suyễn và khái, là do thủy khí dồn lên Dương minh; huyết tuyết, là do mạch cấp, huyết không dẫn hành được. Như đoán là thương Phế, thời nhằm lắm. [6]
Nếu là thủy tà dương Phế thời do Tỳ khí không giữ; Vị khí không thanh; Kinh khí không sai khiến được; chân tàng hoại quyết, kinh mạch bàng tuyệt, năm Tàng lậu tiết, không nục thời ẩu. Vậy đối với chứng hậu trên kia, khác hẳn. [7]