Thiên bảy mươi & bảy mươi mốt: NGŨ THƯỜNG CHÍNH ĐẠI LUẬN

Một phần của tài liệu Hoàng đế nội kinh Tố Vấn (Trang 152 - 157)

THƯỜNG CHÍNH ĐẠI LUẬN

Hoàng Đế hỏi rằng:

Thái hư rộng thẳm, năm vận xoay vần; suy thịnh không giống, tổn ích cùng theo. Xin cho biết thế nào là binh khí? Vì sao mà có tên? [1]

Kỳ Bá thưa rằng:

Mộc gọi là Phu hòa, Hỏa gọi là Thăng minh, Thổ gọi là Bị hóa; Kim gọi là Thẩm bình, Thủy gọi là Tĩnh thuận (1) [2].

Bất cập thời gọi là [3]?

Mộc gọi là Uûy hòa; Hỏa gọi Phục minh, Thổ gọi là Ty giam. Kim gọi là Tùng cách, Thủy gọi là Hạc lưu (2) [4].

Thái quá thời gọi là gì [5]?

Mộc gọi là Phát sinh, Hỏa gọi là Hách hy, Thổ gọi là Đôn phụ, Kim gọi là Kiên thành, Thủy gọi là Lưu diễn (3) [6].

Hoàng Đế hỏi:

Xin cho biết các chứng hậu phát sinh do ba khí trên đó, như thế nào [7]?

Kỳ Bá thưa rằng: về năm Phu hòa, lệnh của nó là Phong, tàng của nó là Can, nó sơ thanh (tức kim), nó khai khiếu lên mắt, nó nuôi ở Cân. Nếu bệnh, sẽ lý cấp, chi mãn, vị của nó thuộc Toan [8].

Về năm Thăng minh, lệnh của nó là Nhiệt; Tàng của nó là Tâm. Tâm sợ hàn (thủy), nó chủ về lưới, nó nuôi ở huyết, nếu bệnh, sẽ nhuận khiết (tức thịt rùng, và rút gân), vị của nó thuộc Khổ [9].

Về năm Bị hóa, lệnh của nó là Thấp; Tàng của nó là Tỳ, Tỳ sợ phong (tức phong mộc), nó chủ về miệng, nó nuôi vệ nhục. Nếu bệnh, sẽ thành chứng bĩ. Vị của nó thuộc Cam [10].

Về năm Thẩm bình, lệnh của nó là táo; Tàng của nó là Phế, Phế sợ nhiệt, nó chủ về mũi, nó nuôi ở bì mao. Nếu bệnh, sẽ phát khái (ho). Vị của nó thuộc Tân [12].

Vền năm Tĩnh thuận, lệnh của nó là bàn; Tàng của nó là Thận, Thận sợ thấp (thổ), nó chủ về hai đường âm (tiền, hậu âm). Nếu bệnh, sẽ thành chứng quyết. Vị của nó thuộc Tân [11].

Về năm Tĩnh thuận, lệnh của nó là bàn; Tàng cùa nó là Thận, Thận sợ thấp (thổ), nó chủ về hai đường âm (tiền, hậu âm). Nếu bệnh, sẽ thành chứng quyết. Vị của nó thuộc Hàm [12].

Cho nên, sinh mà chớ sái, trường mà chớ phạt, hóa mà chớ chế, thâu mà chớ hại, tàng mà chứ ức (nén xuống). Như thế gọi là bình khí (1) [13].

Về năm Uûy hòa, tức là mộc vận bất cập. Do đó, cái khí “sở thắng”, nó sẽ thắng được sinh khí, Kim khí đã thắng thời mộc không thể phát triển được chính lệnh của mình. Do đó thổ không còn úy kỵ gì nữa. Mộc suy thời hỏa khí cũng không thể thịnh [14];

Phàm bệnh hay phát sinh tại can tàng.

Về năm phục minh, tức là hỏa vận bất cập, hỏa vận cập, nên cái khí của thủy tàng lại được tự do tán bố; kim cũng không còn phải sợ, cho nên thâu khí được tự chủ chính lệnh. Do đó, thổ khí cũng không được thịnh, và bệnh hay phát sinh tại Tâm tàng [15].

Về năm Tỵ giam, tức là năm thổ vận bất cập. Vì Thổ bất cập, nên Mộc nó thắng lại được, khiến hóa khí không còn thi triển được chính lệnh. Cũng do đó mà thâu khí phải bình. Mộc với hỏa đã được hoành hành nên mưa gió có luôn. Mà bệnh thời hay phát sinh tại Tỳ tàng [16].

Về năm Tùng cách, tức là năm kim vận bất cập vì kim bất cập, nên Mộc không còn sợ hãi. Bệnh hay phát sinh tại Phế tàng [17].

Về năm Hạc lưu, tức là năm thủy vận bất cập. Vì Thủy bất cập, nên dương khí lại thắng mà được tự do phát triển; cũng do đó mà hóa lệch của Thổ cũng được xương thịnh, và hỏa không còn úy kỵ, nên khí dương nhiệt mới có thể tràn lan bốn cõi. Bệnh hay phát sinh tại Thận tàng [18].

Xem đó thời biết; thừa sự nguy mà tiến hành không phải mời mà tự đến. Nếu bạo ngược không có đức, thời tai hại tới ngay. Nhỏ thời báo phục nhỏ, nặng thời báo phục nặng, đó là cái thường của khí (1) [19.

Về năm phát sinh, tức là tuế mộc thái quá. Vị của nó toan, cam, tâm, nó tượng về mùa Xuân. Kinh của nó là Túc Thiếu dương, Quyết âm, Tàng của nó là Can và Tỳ. Bệnh của nó là nóä, khí nghịch và thổ lợi. Nếu không chủ ở đức, thời kim khí lại phục, ta sẽ thương Can [20].

Về năm Hách hy, tức là tuế hỏa thái quá. Vị của nó là khổ, tân, hàm, nó tượng về mùa Hạ, Kinh của nó là Thủ Thiếu âm, Thái dương, Thủ Quyết âm thiếu dương, Tàng của nó là Tâm với Phế. Bệnh của nó là tiếu (hay cười), ngược, lở láy, cuồng vọng và mắt đỏ. Nếu chính lệch bạo lạt, tàng khí sẽ lại phục, tà sẽ thương Tâm [21].

Về năm Đôn phụ, tức là tuế thổ thái quá. Vị của nó là cam, hàn, toan, nó tượng về mùa Trường hạ, kinh của nó là Túc thái âm, Dương minh, tàng của nó là Tỳ và Thận. Bệnh của nó là phúc mãn, tứ chi rã rời, gió lớn thổi đến, tà sẽ thương Tỳ [22].

Về năm Kiên thành, tức là tuế kim thái quá. Vị của nó là tân, toan, khổ, tượng của nó là mùa Thu, kinh của nó là Thủ Thái âm, Dương minh. Tàng của nó là Phế và Can. Bệnh của nó là suyễn, khát, khó thở, không nằm ngửa. Nếu khi nóng quá nhiều, tà sẽ thương Phế [23].

Về năm Lưu diễn, tức là năm thủy vận thái quá. Vị của nó là hàm, khổ, cam, tượng của nó là mùa Đông, kinh của nó là Túc Thiếu âm. Thái dương, Tàng của nó là Thận và Tâm Bệnh của nó là trướng (bụng to vượt lên). Nếu trưởng khí (hỏa) không hóa được, ta sẽ thương Thận [24].

Cho nên nói: nếu đức không giữ được thường, thời “sở thắng” sẽ lại phục, nếu chính lệnh giữ được thường, thời “sở thắng” cùng hóa. Tức là nghĩa đó (1) [25].

Hoàng Đế hỏi:

Trời bất túc ở tây bắc, tả hàn mà hữu lương (mát) đất bất mãn ở đông năm, hữu nhiệt mà tả ôn... Là vì cớ sao (1) [26]?

Kỳ Bá thưa rằng:

Đó là do cái khí âm dương, cái lý cạo hạ, và cái khác của Thái, Thiếu mà sinh ra (2) [27].

Đông nam thuộc dương. Dương thời tinh giáng xuống ở dưới, cho nên hữu nhiệt mà tả ôn, Tây Bắc thuộc Âm. Âm thời tinh phụng lên trên, cho nên tả hàn mà hữu lương. Vì vậy, đất có cao thấp, khí có ôn lương. Ở nơi cao thời khí hàn, ở nơi thấp thời khí nhiệt (3) [28].

Cho nên, đến ở nơi hàn lương thời có bệnh trướng, đến ở nơi ôn nhiệt thời hay có bệnh lở. Hạ đi, thời trướng khỏi, hãn đi, thời lở khỏi. Đó là cái lẽ thường mở đóng của Tấu lý, và sự khác nhau của Thái, Thiếu (4) [29].

Hoàng Đế hỏi:

Đối với sự thọ, yểu như thế nào? [30] Kỳ Bá thưa rằng:

Nơi nào dược âm tinh thượng phụng thời người thọ, nơi nào bị dương tinh giáng xuống thời người yểu (1) [31].

Về bệnh, nên trị liệu thế nào? [32]

Thuộc về khí của Tây Bắc, thời tán đi mà làm cho hàn; thuộc về khí của Đông, Nam. Thời thâu lại mà làm cho ôn, liệu trị khác nhau vậy (2) [33]

Cho nên nói: khí hàn, khí lương... liệu trị bằng hàn lương, lại dùng thêm phép tẩm vào nước... Khí ôn, khí nhiệt... liệu trị bằng ôn nhiệt, phải làm cho nguyên dương mạnh để cố thủ ở bên trong... Miễn

sao cho khí hòa đồng, mới có thể yên. Nếu “giả” thời làm trái lại (3). Hoàng Đế hỏi:

Cùng là khí trong một châu, mà sinh, hóa, thọ, yểu, không giống nhau, là vì sao? [35] Kỳ Bá thưa rằng:

Cái lý cao thấp, do địa thế mà gây nên. Ở nơi tùng cao (cao vọt, như cao nguyên, hoặc rừng núi) thời âm khí chủ trị, ở nơi ô hạ (đất trũng, thấp, như miền giáp bể, đồng chiêm v.v...). Thời Dương khí chủ trị. Dương thắng thời khí đến trước thiên thời (Hậu thiên). Đó là cái lẽ thường của đọa lý, và là cái đạo của sự sinh hóa (1) [36]

Hoàng Đế hỏi:

Cùng có thọ, yểu khác nhau chăng? [37] Kỳ Bá thưa rằng:

Ở nơi cao thời khí thọ; ở nơi thấp thời khí yểu. Đất vì lớn nhỏ mà khác nhau. Nhỏ thời khác nhỏ, lớn thời khác lớn (2) [38].

Cho nên về phép trị bệnh, phải hiểu rõ thiên đạo, địa lý, âm dương canh thắng, khí đến tiên hậu, người được thỏ yểu, và cái kỳ hạn của sự sinh hóa... Mới có thể biết được hình khí của con người (3) [39].

Hoàng Đế hỏi rằng:

Có năm không vì Vận và “Phương” mà sinh bệnh. Tàng khí cũng có khí không ứng, không dụng là thế nào [40]?

Kỳ Bá thưa rằng:

Đó là do sự “chế” của thiên khí mà khí của con người cũng theo (1)... [41] Xin cho hiểu rõ.. [42]

Thiếu dương, Tư thiên thời hỏa khí “hạ lâm”, Phế khí theo lên... Do đó, phát ra các chứng khái (ho), xì (hắt hơi), cừu nục (đổ máu ra đằng mũi); Ty chất (mũi ngạt, hoặc mọc mụn trong mũi), khẩu thương (lở ở miệng), hàn nhiệt, phù thũng (sưng phù ở chân)... Tâm thống và Vị quản thống, quyết nghịch, trong cách không thông... Bệnh phát rất chóng (2) [43].

Dương minh Tư thiên, Táo khí hạ lâm, Can khí ứng lên theo, Thổ sẽ bị tai sảnh, bệnh phát ra hiếp thống mắt đỏ, run rẩy, cân nuy, không đúng được lâu (1) [44].

Khí bạo nhiệt đưa đến, thổ bị thử khí nung nấu, dương khí uất phát, tiểu tiện biến sắc, hàn nhiệt như chứng ngược, quá lắm thời Tâm thống (2) [45].

Thái dương Tư thiên thời hạn hạ lâm. Tâm khí ứng lên theo Kim sẽ bị tai sảnh. Bệnh phát ra Tâm nhiệt, phiền, ách can, hay khát, đau ở sống mũi và hắt hơi, hay bi, hay vươn vai. Vì nhiệt khí vọng hành, nên hay quân. Quá lắm thời phát Tâm thống (1) [46].

Thổ sẽ ẩm ướt. Thấp khí làm biến cả mọi vật, gây nên chứng thủy ẩm, trung mãn, không ăn được, bì tý, nhục a, cân mạch không lợi, quá lắm thời sưng thũng và hậu ung (mọc mụn ở phía sau) (2) [47].

Quyết âm tư thiên, phong khí hạ lâm Tỳ khí ứng lên theo. Bệnh phát sinh các chứng: thân thể nặng, cơ nhục nhão nát, ăn kém, miệng không biết ngom, phong râm ở trên, nên thêm các chứng mắt hoa, tai ù (1). Hỏa tràn lan khí nóng, nên đất cũng biến thành khí thử (2) [48]

Thiếu âm tư thiên, nhiệt khí hạ lâm, Phế khí ứng lên theo. Bệnh sẽ phát: Suyễn, Aåu, hàn, nhiệt, xị, đau xương sống mũi, đổ máu cam, mũi ngạt, khí nóng bức tràn lan, quá lắm thời phát lở lấy, mụn nhọt. Đất bị khí “táo”, khiến người hiếp thống và hay thở dài (1) [49].

Thái âm Tư thiên, thời thấp khí hạ lâm, Thận khí ứng lên theo [50].

Bệnh phát ra trong Hung không thông thông lợi, âm nuy. Thận khí quá suy, dương khí không thể phát triển. Nếu gặp Đông lệnh, sẽ gây thêm chứng yêu chùy (xương sống) đau, không thể trở mình, hoặc quyết nghịch (1) [51].

Đất sẽ “tàng” khí âm, gây chứng Tâm hạ lũ thống, Thiếu phúc thống, kém ăn. Thừa lên Kim thời thôi, Nếu Thủy tăng, vị sẽ biến ra hàm. Dùng phép hành thủy, sẽ khỏi (11) [52].

Hoàng Đế hỏi:

Hằng năm, có các loài vật không sinh dục, vận chủ không toàn, do khí gì gây nên [53]? Kỳ Bá thưa rằng:

Bởi sáu khí, năm loại, cùng thắng, chế lẫn nhau. Được khí tương đồng thời thịnh, gặp khí tương dị thời suy, đó là lẽ thường trong đạo, sinh hóa của trời đất, không có gì khác lạ [54].

Cho nên, khí chủ có sở chế, tuế lập có sở sinh. Địa khí thời chế về “thắng kỷ”, thiên khí thời chế về “kỷ thắng” [55].

Hoàng Đế hỏi:

Khí thủy bắt đầu mà sinh hóa, khí tán mà có hình, khí bố (tán bố) thời phồn dục (tâm, tốt), khí chung (cuối cùng) thời tượng... Cái nguyên lý chỉ như một. Nhưng năm vị sinh ra, sinh hóa có hậu, bạc, thành thục có nhiều, ít, chung thủy không giống nhau, là vì sao [56]?

Kỳ Bá thưa rằng:

Do địa, khí chế ngự đó, Phàm vật không có thiên khí thời không sinh, không có địa khí thời không trưởng (1) [57].

Hoàng Đế nói:

Xin cho biết chi tiết ra làm sao? [58 ]. Kỳ Bá thưa rằng:

Hàn, nhiệt, táo, thấp, sự hóa không giống nhau cho nên Thiếu dương Tại toàn, khí hàn độc không sinh ra. Vị nó tân, về liệu trị, dùng các vị khổ toan (1) [59].

Dương minh Tại toàn thời thấp độc không sinh ra. Vị nó toan, khí nó thấp. Chủ trị của nó là Tân, Khổ, Cam (1) [60].

Thái dương Tại toàn, thời nhiệt độc không sinh ra. Vị nó khổ. Chủ trị của nó là Đạm và Hàm (2) [61].

Quyết âm tại toàn, thời thanh độc không sinh ra. Vị nó Cam. Chủ trị của nó là Toan và Khổ, khi nó chuyên, vị nó chính (3) [ 62].

Thiếu âm Tại toàn thời hàn độc không sinh ra. Vị nó tân, chủ trị của nó là tân, khổ, cam (4) [ 63]. Thái âm Tại toàn thời táo độc không sinh ra. Vị nó hàn, khí nó nhiệt, chủ trị của nó là cam hàn (5) [64].

Hóa thuần thời hàm giữ gìn, khí chuyên thời tân hóa mà điều trị (6) [65].

Cho nên: muốn dùng “bổ” ở trên dưới, thời phải dùng phép thuận, muốn dùng ‘trị” ở trên dưới, thời phải dùng phép nghịch. Nhận xem hàn, nhiệt, thịnh, suy ở đâu để điều hòa. Cho nên nói “Thượng thủ, hạ thủ, nóäi thủ, ngoại thủ, đề cầu nơi hữu quá (có lỗi, tức có bệnh); Lại xét bệnh nhân có thể thắng được độc thời dùng hậu dược (vị thuốc khí vị nùng hậu); không thắng được độc thời dùng bạc dược (vị thuốc khí vị đạm bạc) (1) [66].

Nếu bệnh khí tương phản, thời bệnh ở trên, trị ở dưới, bệnh ở dưới, trị ở trên, bệnh ở trung (giữa) trị ở bên cạnh (1) [67].

Trị bệnh nhiệt bằng vị hàn, dùng “ôn” cho dẫn hành, trị hàn bằng vị nhiệt, dùng “lương” cho dẫn hành, trị ôn bằng vị thanh, dùng “lãnh” cho dẫn hành, trị thanh bằng vị ôn, dùng “nhiệt” cho dẫn hành, cho nên hoặc tiêu, hoặc tước, hoặc thồ, hoặc hạ, hoặc bổ, hoặc tả... Bệnh lâu, bệnh mới cùng một phương pháp (2) [68].

Hoàng Đế hỏi:

Bệnh ở trong mà không thực, không kiên, không tụ, không tán... Thế là vì sao [69]? Kỳ Bá thưa rằng:

Không có tích thời cầu ở Tàng: hư thời bổ, dùng thuộc để trừ đi, dùng ăn để giúp theo, dùng phép tẩm vào nước để lấy hãn... Miễn sa trong ngoài đều hòa, bệnh sẽ được hết (1) [70].

Hoàng Đế hỏi:

Thuốc có thứ có chất độc, có thứ không có chất độc. Về việc uống, có qui chế nhất định không [71]?

Kỳ Bá thưa rằng:

Bệnh có lâu, mới; phương có lớn, nhỏ, thuốc có chất độc hay không chất độc, về phương pháp dùng, vốn có qui chế thường [72].

Vị thuốc có chất đại độc, dùng để trị bệnh, bệnh mười phần, giảm hớt được 6 phần thời thôi, đừng dùng nữa [73]. Vị thuốc có chất độc thường, dùng để trị bệnh, bệnh mười phần, bớt được bảy phần thời thôi đừng dùng nữa [74]. Vị thuốc có chất tiêu độc, dùng để trị bệnh, bệnh mười phần, bớt được tám phầ thời thôi đừng dùng nữa [75]. Vị thuốc không có chất độc, dùng để trị bệnh, bệnh mười phần, bớt được chín phần, thời thôi, đừng dùng nữa [76]. Cơm gạo, cá, thịt, các thức quả, các thức rau... Dùng làm thức ăn cho bổ dưỡng thêm, bệnh hết thời thôi, không nên nhiều quá, e làm thương đến chính khí [78]. Nếu bệnh vẫn chưa khỏi, lại dùng thuốc theo như phương pháp trên (2) [78].

Phải trước xét nhận ở tuế khí, đừng làm hại đến khí hòa, đừng đã thịnh lại giúp cho thịnh thêm, đừng đã hư lại làm cho hư thêm... Khiến người mắc tai vạ, đừng chuốc lấy tà, đừng làm mất chất chính, khiến người bị yếu vong (3) [79].

Hoàng Đế hỏi:

Có người mắc bệnh lâu ngày, khí đã thuận mà vẫn không khỏe, bệnh hết mà người vẫn gầy... Như thế là thế nào [80]?

Kỳ Bá thưa rằng:

Không thể thay khí hóa, không thể trái bốn mùa [81]. Giờ kinh lạc đã thông, huyết khí đã thuận chỉ nên làm cho hồi phục lại cái Tàng nào bất túc, cho được điều hòa như nhau, bổ dưỡng thêm, điều hòa thêm yên lặng, để đợi thời, giữ khí cho cẩn thận, đừng để sai lệch... Như thế, sinh khí sẽ được lâu dài và thân hình sẽ được mạnh khỏe (2) [82].

Một phần của tài liệu Hoàng đế nội kinh Tố Vấn (Trang 152 - 157)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(191 trang)