Thiên mười sáu: CHẨN YẾU KINH CHUNG LUẬN

Một phần của tài liệu Hoàng đế nội kinh Tố Vấn (Trang 35 - 37)

LUẬN

Hoàng Đế hỏi rằng: [1]

Cái cốt yếu của phép chẩn mạch, như thế nào? [1]. Kỳ Bá thưa rằng: [2]

Tháng giêng, tháng hai, khí trời mới sinh, khí đất mới chớm...Khí của người qui tụ vào Can, vì Cân thuộc Mộc [2].Tháng ba tháng tư, là hai tháng Thìn. Tỵ [3].Nguyệt kiến thuộc về Thổ với Hỏa. Khí trời lúc đó đã tỏ hẳn, khi đất úc đó đã định hẳn, khi của người qui tụ vào Tỳ, vì Tỳ thuộc Thổ, mà Thổ lại sinh Hỏa [4].

Tháng năm tháng sáu là hai tháng Ngọ và Vị (Mùi). Nguyệt kiến thuộc Hỏa. Hỏa thuộc phương Nam. Khi trời đã thịnh, khí đất đã cao, khí của người qui tụ lên đầu. Vì đầu thuộc về Nam phương Hỏa [5].

Tháng bảy, tháng tám là hai tháng Thân, Dậu. Nguyệt kiến thuộc Kim. Kim thuộc Tây phương. Dương khí của trời đã giáng xuống, mà Âm khí của đất bốc lên, mới bắt đầu túc sái (hanh và lạnh); Khí của người qui tụ vào Phế, vì Phế thuộc về Tây phương Kim [6].

Tháng chín, tháng mười, là hai tháng Tuất, Hợi. Nguyệt kiến thuộc về Thủy. Âm khí mới bắt đầu đọng giá, địa khí mới bắt đầu vít lấp; Khí của người qui tụ vào Tâm... Tức là Dương khí đã vào Tàng [7].

Tháng mười một, tháng mười hai là hai tháng Tí, Sửu. Nguyệt kiến thuộc Thủy, Thủy thuộc về phương Bắc. Thủy đã cứng rắn, khí đất đã hợp, khí của người qui tụ vào Thận. Vì Thận thuộc bắc phương Thủy [8].

Cho nên, mùa xuân thời “thích” ở Tán du (các du huyết ở đường mạch), với các tấu lý. Thấy chớm máu thì thôi. Nếu bệnh hơi quá, thời cho hơi sâu châm xuống, để cho khí đạo được lưu thông [9].

Mùa hạ “thích” vào Lạc du (các huyệt của Lạc), thấy chớm máu thì thôi. Nếu để khí đạo truyền đi quá, lại gây nên sự bế tắc, mà bệnh đau càng tăng [10].

Mùa Thu “thích” vào các thớ thịt ở bên trong bì phu. Hoặc để nóùâng, hoặc xuống sâu, nhưng chỉ được vào tới thớ thịt, hễ thấy thần khí biến chuyển, thời thôi ngay [11].

Mùa Đông, thích vào các “Du khiếu” ở bên trong thớ thịt (gần tới xương), bệnh nặng, cho thẳng châm xuống, bệnh nhẹ, chỉ nên châm tới thớ thịt thời thôi [12].

Tất cả bốn mùa Xuân, Hạ, Thu, Đông đều có nơi “thích” nhất định, mà sâu nóùâng đều có phép, không thể nhầm lẫn [13].

Mùa Xuân mà thích vào bộ phận của mùa Hạ thời mạch loạn, khiến người khí sút đi, tà khí sẽ lấn vào cốt tủy, bệnh không thể khỏi. Do đó bệnh nhân sẽ không muốn ăn, và thiếu khí [14].

Mùa Xuân mà thích vào bộ phận của mùa Thu, thời bệnh nhân gân sẽ co rút và khí nghịch, lại sinh ra chứng khái thấu, bệnh không thể khỏi, thường lại thêm cả chứng kinh, hoặc hay khóc [15].

Mùa Xuân mà thích vào bộ phận của mùa Đông, khiến cho tà khí bám chặt vào trong Tàng, bệnh nhân sinh ra trướng mãn, và cứ lẳng lặng không muốn nói thành tiếng [16].

Mùa Hạ mà thích vào bộ phận của mùa Xuân, thời không những bệnh không khỏi, mà lại khiến bệnh nhân sinh ra rã rời mỏi mệt [17].

Mùa Hạ mà thích vào bộ phận của mùa Thu, thời không những bệnh không khỏi, lại khiến bệnh nhân trong lòng như muốn không nói gì, và cứ sợ sệt như người sắp bị bắt [18].

nhân thiểu khí thường hay gắt gỏng khó chịu [19].

Mùa Thu mà thích vào bộ phận của mùa Xuân, không những bệnh không khỏi, lại khiến cho bệnh nhân cứ thắc mắc như định làm việc gì, đến lúc đứng lên làm thời lại quên [20].

Mùa Thu thích vào bộ phận của mùa Hạ, không những bệnh không khỏi, khiến cho bệnh nhân chỉ muốn nằm bày bạy, mà lại hay mơ mộng [21].

Mùa Thu mà thích vào bộ phận của mùa Đông, không những bệnh không khỏi, lại khiến cho bệnh nhân thường rờn rợn ghê rét [22].

Mùa Đông mà thích vào bộ phận của mùa Xuân, không những bệnh không khỏi, khiến cho bệnh nhân chỉ muốn nằm, nhưng dù nằm mà vẫn không sao chớp được mắt [23].

Mùa Đông mà thích vào bộ phận của mùa Hạ, không những bệnh không khỏi, khiến cho bệnh nhân khí tiết quá nhiều ra ngoài gây thành các chứng tý [24].

Mùa Đông mà thích vào bộ phận của mùa Thu, không những bệnh không khỏi, lại khiến cho bệnh nhân sinh ra chứng khác [25].

Phàm thích vào Hung hay Phúc, cần nhất là phải tránh năm Tàng [26].Nếu trúng vào tâm, thời chỉ trong một đêm một ngày sẽ chết [27]. Nếu trúng vào tỳ, thời 5 ngày sẽ chết. Nếu trúng vào thận thời bảy ngày sẽ chết [28]. Nếu trúng và phế thời năm ngày sẽ chết [29].

Nếu trúng vào cách, cũng là một loại thương trúng, bệnh dù có khỏi, nhưng quá một năm tất cũng phải chết [30].

Thích, mà biết tránh năm tàng, tức là biết sự thuận nghịch đó [31]. Nóùi về thuận, tức là chỉ vào cái nơi mà Cách với Tỳ Thận giáp nhau [32]. Nhưng kẻ không biết thời trái lại thế [33].

Thích vào Hung Phúc, phải lấy miếng vải mỏng phủ lên cái huyệt của mình định thích đã, rồi mới dùng châm từ trên vải mà thích xuống. Thích một lần không khỏi lại thích thêm lần nữa. Lúc thích cần châm phải vững vàng ngay ngắn [34]. Thích vào chỗ sưng, nên làm lung lay mũi châm, nếu thích vào kinh mạch, thời đừng lung lay mũi kim. Đó là nói về phương pháp thích [35].

Hoàng Đế hỏi rằng:

Chứng trạng lúc cuối cùng của mười hai kinh mạch như thế nào? [36]. Kỳ Bá thưa rằng:

Mạch của kinh Thái dương, tới khi cuối cùng, thời chứng trạng phát hiện, mắt trợn ngược, tay chân uốn lật trái lại, hoặc co quắp không duỗi ra được, sắc mặt trắng bợt, mồ hôi ra đầm đìa, lúc đó sẽ chết [37].

Mạch của kinh Thiếu dương, tới lúc cuối cùng, các khớp xương đều rã rời, con ngươi mắt trông lệch sang một bên. Trong vòng một ngày rưỡi thời chết. Hễ lúc nào thấy sắc mặt đương tái xanh, bỗng chuyển trắng bợt, tức là lúc thần chết đã đến [38].

Mạch của kinh Dương minh tới lúc cuối cùng, miệng và tai thường méo lại hoặc vạy đi, hay sợ, nói càn, mạch ở tay và chân đều bật lên rất mạnh, ngoài da thịt không biết đau ngứa, đó là lúc sắp chết [39].

Mạch ở kinh Thiếu âm tới lúc cuối cùng, sắc mặt đen xạm, răng khô và bợn bẩn, bụng trướng lên và vít lấp cả trên dưới không thông đó là thời kỳ chết [40].

Mạch ở kinh Thái âm tới lúc cuối cùng, bụng trướng bế, khó thở, hay ợ, hay ọe, thời khí nghịch, khí nghịch thời mặt đỏ lên, khí không nghịch thời trên dưới không thông, không thông thời sinh ra mặt đen sạm, bì mao khô đét đi...Đó là thời kỳ chết [41].

Mạch của kinh quyết âm tới thời kỳ cuối cùng, bệnh nhân nóng ruột, cổ khô, hay đi tiểu, trong lòng buồn bực, quá lắm thời lưỡi rụt, thận nang co rúm lại...Đó là thời kỳ chết [42].

Một phần của tài liệu Hoàng đế nội kinh Tố Vấn (Trang 35 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(191 trang)