Thiên ba mươi: DƯƠNG MINH MẠCH GIẢ

Một phần của tài liệu Hoàng đế nội kinh Tố Vấn (Trang 71 - 72)

Hoàng Đế hỏi:

Túc Dương minh mạch mắc bệnh, ghét người với lửa, nghe tiếng gỗ thời giật mình sợ hãi... Chuông trống không sợ, mà lại sợ tiếng gỗ, là vì sao? [1]

Kỳ Bá thưa rằng:

Dương minh tức là Vị mạch. Vị thuộc thổ, nghe tiếng gỗ thời sợ hãi đó là vì thổ ghét mộc [2]. Sao lại ghét lửa? [3]

Dương minh chủ về nhục, mạch của nóù huyết khí đều thịnh, tà khí phạm vào thời nhiệt, nhiệt quá nên ghét lửa [4].

Sao lại ghét người? [5]

Dương minh quyết thời suyễn mà uất, vì uất nên ghét người [6].

Hoặc có người suyễn mà chết, lại có người suyễn mà sống, là vì sao? [7].

Quyết nghịch, chứng liền với Tàng thời chết, liền với Kinh thời chết (Mạch của Thái âm, vòng quanh Vị, Lạc của Dương minh thông với Tâm. Như nhiệt tà quyết nghịch ở trên, phạm vào kinh mạch của Tâm, Phế, gây nên chứng suyễn, uất thời sống; nếu phạm thẳng vào Tâm, Phế thời chết) [8].

Hoàng Đế hỏi:

Có chứng bệnh nặng, cởi bỏ áo mà chạy, trèo lên nơi cao mà hát, hoặc có khi không ăn tới vài ngày, lại trèo qua tường, leo lên nóùc nhà. Những nơi leo trèo đó, đều không phải những nơi lúc vô bệnh có thể lên được. Thế mà giờ ốm, lại lên được, là vì sao? [9]

Kỳ Bá thưa rằng:

Tứ chi là cái gốc của mọi dương khí. Dương khí thịnh thời tứ chi “thực”, vì “thực nên mới lên được nơi cao” [10].

Cởi bỏ áo là vì sao? [11]

Nhiệt quá ở mình, nên cởi bỏ áo để chạy [12].

Nóùi càn chửi bậy, không kể gì thân sơ, là vì sao? [13]

Vì dương thịnh nên sinh ra nóùi bậy chửi càn, không kể thân sơ, mà không muốn ăn, vì không muốn ăn nên chạy càn (1) [14].

Một phần của tài liệu Hoàng đế nội kinh Tố Vấn (Trang 71 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(191 trang)