7. Những đóng góp của luận văn
1.2.2. Nội dung quản trị rủi ro tín dụng
Quản trị RRTD hƣớng tới mục tiêu hạ thấp RRTD, nâng cao mức độ an toàn trong kinh doanh bằng các chính sách, các biện pháp quản lý, giám sát các hoạt động tín dụng khoa học và hiệu quả. Cũng nhƣ qui trình quản trị rủi ro nói chung, việc quản trị RRTD đƣợc thực hiện gồm các bƣớc cơ bản: Nhận diện rủi ro, đo lƣờng rủi ro, sàng lọc giám sát rủi ro, xử lý rủi ro, phòng ngừa và hạn chế RRTD.
1.2.2.1. Nhận diện rủi ro tín dụng
Nhận diện RRTD bao gồm các bƣớc: theo dõi, xem xét, nghiên cứu môi trƣờng hoạt động và quy trình cho vay, từ đó thống kê các dạng RRTD, nguyên nhân từng thời kỳ và dự báo đƣợc nguyên nhân tiềm ẩn có thể gây ra RRTD.
Để nhận diện rủi ro, các nhà quản trị phải lập đƣợc bảng liệt kê tất cả các dạng rủi ro đã, đang và sẽ có thể xuất hiện bằng các phƣơng pháp: lập bảng câu hỏi nghiên cứu, tiến hành điều tra, phân tích các hồ sơ tín dụng, đặc biệt quan tâm điều tra các hồ sơ đã có vấn đề. Kết quả phân tích cho ra những dấu hiệu, biểu hiện, nguyên nhân RRTD, từ đó nhằm tìm ra biện pháp hữu hiệu nhất để phòng chống rủi ro.
Việc nhận diện rủi ro tín dụng là một hoạt động xuyên suốt trong quá trình thẩm định và đóng vai trò quan trọng bởi nó là tiền đề giúp cho ngân hàng có thể đƣa ra quyết định có nên cấp tín dụng cho khách hàng hay không. Các phƣơng pháp sử dụng để nhận diện rủi ro bao gồm: dựa vào khả năng bản thân CBTD, sử dụng bảng câu hỏi điều tra, sử dụng dữ kiện trong quá khứ, tham khảo ý kiến chuyên gia. Thông tin giúp cho Ngân hàng có thể nhận diện RRTD là các thông tin về môi trƣờng vi mô, vĩ mô, các thông tin về hoạt động ngành. Nói tóm lại tất cả các thông tin có ảnh hƣởng đến doanh nghiệp và dự án mà ngân hàng có thể thực hiện cấp tín dụng sẽ đƣợc Ngân hàng thu
thập để phục vụ cho việc nhận diện rủi ro này. Trong quá trình nhận diện đòi hỏi tƣ duy và kinh nghiệm của các cán bộ, nó cũng phụ thuộc rất nhiều vào độ tin cậy và chính xác của thông tin thu thập đƣợc.
a. Nhóm các dấu hiệu liên quan đến mối quan hệ với ngân hàng. Khách hàng có những biểu hiện:
- Các khoản nợ gốc và lãi khách hàng không thanh toán đầy đủ hoặc chậm thanh toán.
- Xin ngân hàng cho kéo dài thời hạn trả nợ, xin gia hạn nợ.
- Vốn vay bị sử dụng sai mục đích khác so với thỏa thuận trong hợp đồng.
- Vốn điều lệ bị giảm.
b. Nhóm dấu hiệu liên quan đến phƣơng pháp quản lý và tổ chức khách hàng
- Không có sự thống nhất trong hội đồng quản trị hay ban điều hành về quan điểm, mục tiêu, cách thức quản lý.
Quản lý nhân sự yếu kém, cơ cấu không hợp lý dẫn đến việc dùng ngƣời không hiệu quả và có hiện tƣợng những ngƣời có năng lực rời khỏi công ty.
- Nội bộ không đoàn kết, có sự mâu thuẫn và tranh giành quyền lực.
- Phát sinh nhiều chi phí không hợp lý.
c. Nhóm dấu hiệu về hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng
- Giá trị sản lƣợng hoặc doanh thu của doanh nghiệp sụt giảm rõ rệt.
- Thu nhập không ổn định và thiếu tính thƣờng xuyên.
- Chậm trễ trong việc thanh toán lƣơng cho nhân viên.
- Hệ số quay vòng vốn lƣu động thấp, khả năng thanh toán giảm.
- Các khoản nợ thƣơng mại gia tăng bất thƣờng.
d. Nhóm dấu hiệu thuộc về xử lý thông tin tài chính, kế toán.
- Chậm trễ, hay trì hoãn nộp báo cáo tài chính, kế toán, có dấu hiệu gian lận số liệu trong báo cáo tài chính.
- Tăng doanh số bán hàng nhƣng lãi giảm hoặc lỗ.
- Tiền mặt giảm, vốn lƣu động giảm.
- Sản xuất và bán hàng không đạt chỉ tiêu nhƣ trong kế hoạch.
e. Nhóm dấu hiệu thuộc về thƣơng mại
- Doanh nghiệp chuyển lĩnh vực kinh doanh, kinh doanh những nghành nghề mà không thuộc chuyên môn của mình, lĩnh vực có độ rủi ro cao.
- Yếu tố đầu vào không thuận lợi nhƣ: giá nguyên vật liệu đầu vào tăng nhanh, không nhập đƣợc những nguyên liệu đặc chủng...
f. Nhóm dấu hiệu về mặt pháp luật.
- Có những thay đổi về chính sách liên quan đến nghành nghề kinh doanh của khách hàng theo chiều hƣớng bất lợi.
- Khách hàng có biểu hiện vi phạm pháp luật.
1.2.2.2. Đo lường rủi ro tín dụng
Đo lƣờng RRTD là xác định mức độ rủi ro của một khoản tín dụng. Hay nói cách khác, đo lƣờng RRTD là việc xây dựng mô hình thích hợp để lƣợng hoá mức độ rủi ro mang lại từ phía khách hàng, từ đó xác định phần bù rủi ro và giới hạn tín dụng an toàn tối đa đối với một khách hàng.
Hiện nay, phân tích định lƣợng dụa trên các chỉ tiêu tài chính đƣợc xem là phƣơng pháp truyền thống và phổ biến, tuy nhiên, phƣơng pháp này bộc lộ những nhƣợc điểm nhất định (Nguyễn Văn Tiến, 2010), chẳng hạn nhƣ:
- Kết quả chỉ tiêu tài chính phụ thuộc vào chất lƣợng dữ liệu dùng để tính. - Việc chọn ra nhóm DN tƣơng đồng với DN đang xem xét để so sánh là việc làm tố nhiều công sức và không phải lúc nào cũng khả thi.
- Kết luận trên cơ sở phân tích từng chỉ tiêu riêng lẻ có thể cho những kết quả đối nghịch, trong khi đó các chỉ tiêu lại không có sự liên kết chặt chẽ.
Vì những lý do trên mà các NHTM đã không ngừng cải tiến phƣơng pháp đánh giá khách hàng để ra các quyết định cho vay hợp lý.
Ngày nay, các NHTM đã sử dụng mô hình cho điểm để lƣợng hoá RRTD ngƣời đi vay. Mô hình cho điểm tín dụng có ƣu điểm so với phƣơng pháp truyền thống ở chổ là: xử lý nhanh chóng khối lƣợng lớn các đơn xin vay với chi phí thấp, khách quan. Các mô hình cho điểm tín dụng sử dụng các số liệu phản ánh đặc điểm của ngƣời vay để lƣợng hoá xác suất vỡ nợ cũng nhƣ phân loại ngƣời vay thành các nhóm có mức độ rủi ro khác nhau. Để sử dụng mô hình này, nhà quản lý phải xác định đƣợc các tiêu chí về kinh tế và tài chính liên quan đến RRTD đới với từng nhóm khách hàng cụ thể. Đối với tín dụng tiêu dùng, các tiêu chí đó có thể là thu nhập, tài sản, tuổi tác, giới tính, nghề nghiệp và nơi ở. Đối với tín dụng công ty thì các tiêu chí nhƣ tài chính, quản lý, thị trƣờng, … Sau khi các tiêu chí đã đƣợc xác định, kỹ thuật thống kê sẽ đƣợc sử dụng để lƣợng hoá (cho điểm) xác suất RRTD hoặc để phân hạng RRTD.
Sau đây chúng ta sẽ đƣợc tiếp cận với một số mô hình lƣợng hoá RRTD cơ bản thƣờng đƣợc sử dụng (Joel Bessis (2012), Nguyễn Văn Tiến (2010).
a. Xếp hạng khách hàng
Theo Joel Bessis (2012): “xếp hạng tín dụng là sự đánh giá uy tín tín dụng của ngƣời đi vay và ngƣời đảm bảo. Xếp hạng tín dụng thƣờng đƣợc áp dựng cho các doanh nghiệp lớn, ngân hàng, công ty bảo hiểm, quốc gia hay các tổ chức công. Trong dịch vụ ngân hàng bán lẻ, có một lƣợng lớn dữ liệu thống kê cho phép đánh giá rủi ro từ các mô hình thống kê hoặc điểm”. Các tiêu chuẩn xếp hạng khách hàng đi vay hoặc phát hành trái phiếu bao gồm: đánh giá định tính về uy tín tín dụng của đối tác và các biến định lƣợng, trong đó phần nhiều là các biến tài chính. Các lƣới xếp hạng tín dụng nội bọ thƣờng có một vài thành phần đƣợc kết hợp với nhau trong xếp hạng cuối cùng đƣợc ấn định cho một đối tác.
riêng lẻ. Nhƣng xếp hạng tín dụng nên mở rộng cho tất cả các đơn vị có liên hệ với ngƣời đi vay trực tiếp hay khoản vay. Vì vậy, Joel Bessis đã đƣa ra ba yếu cần đánh giá tổng quát để xếp hạng chung của ngƣời đi vay.
Xếp hạng bên trong của ngân hàng bào gồm: + Xếp hạng bên trong của ngƣời đi vay (bảng 1.1) + Xếp hạng tổ chức hỗ trợ.
+ Đánh giá mức độ hỗ trợ của công ty mẹ nếu có.
Bảng 1.1. Các tiêu chuẩn xếp hạng mẫu cho doanh nghiệp
1. Xếp hạng bên trong Nội dung
đánh giá Trọng số
Những điểm cơ bản
Ngành công nghiệp
Vị thế và thị phần, mô hình kinh doanh Quản lý và điều hành Các điểm tài chính Tài chính Cấp vốn Khả năng trả nợ 2. Hỗ trợ
Kinh doanh củ chốt của công ty cổ phần Lịch sử hỗ trợ
Liên hệ kinh tế và công nghệ Hỗ trợ bằng tài chính
Đánh giá hỗ trợ
3. Tổng hợp
Xếp hạng bên trong
Xếp hạng của đơn vị hỗ trợ
Sự tồn tại của một xếp hạng quốc gia
Xếp hạng cuối cùng
Việc xếp hạng này thực chất là phân loại khách hàng theo các nhóm có độ rủi ro khác nhau nhằm có biện pháp quản lý có hiệu quả đối với khách hàng cũng nhƣ sớm phát hiện và ngăn chặn rủi ro có thể xảy ra. Sau đây là bảng đánh giá phân loại của Standard & Poor và Moody:
Bảng 1.2. Bảng đánh giá, phân loại khách hàng của Standard & Poor’s và Moody’s
Nguồn tiêu
chuẩn xếp hạng Tình trạng
Moody's
Aaa Cao nhất, rủi ro thấp nhất Aa Cao
A Khá cao với một số rủi ro
Baa Điểm trung bình. Không nỗi bật Ba Yếu tố đầu cơ. Rủi ro tồn tại
B Ít đảm bảo sẽ trả nợ
Caa Uy tín thấp, một số trái phiếu sẽ vỡ nợ Ca Đầu cơ ở mức độ cao
C Triển vọng rất xấu
Standard& Poor's
AAA Cao nhất AA Tốt
A Khá tốt
BBB Khá nhƣng nhạy với các điều kiện bất lợi BB Điều kiện không chắc chắn
B Sự không chắc chắn lớn CCC Dễ bị tổn tổn thƣơng
CC Rất dễ bị tổn tổn thƣơng
C Vẫn có nghĩa vụ, mặc dù bị phá sản hoặc tƣơng tự
D Không còn hoạt động. Vỡ nợ
Những khách hàng đƣợc xếp hạng tín nhiệm ở bậc cao nhất Aaa, sau đó giảm là Aa, A, và Baa (theo tiêu chuẩn xếp hạng của Moody's) là những trƣờng hợp lƣợng hóa rủi ro ở mức bằng không, và tăng dần mức độ rủi ro đến Baa, là có thể đƣợc chấp nhận trong đầu tƣ và cho vay, mà không sợ rủi ro, hoặc rủi ro ở mức chấp nhận đƣợc. Các trƣờng hợp còn lại không nên cho vay. Tƣơng tự nhƣ vậy, với tiêu chuẩn của Standard & Poor's, mức độ rủi ro tăng dần từ các khách hàng ở mức AAA đến BBB là có thể chấp nhận đƣợc. Những trƣờng hợp còn lại rủi ro cao không nên đầu tƣ hoặc cho vay.
b. Mô hình điểm số Z [18]
Đây là mô hình do E.I.Atman đề xuất dùng để đo điểm tín dụng đối với các doanh nghiệp vay vốn. Đại lƣợng Z là thƣớc đo tổng hợp để phân hạng rủi ro tín dụng đối với ngƣời vay và phụ thuộc vào trị số của các chỉ tiêu tài chính ngƣời vay và tầm quan trọng của các chỉ tiêu này trong việc xác định xác suất vỡ nợ của ngƣời vay trong quá khứ.
Mô hình cho điểm nhƣ sau:
Z = 1,2X1 +1,4X2 + 3,3X3 +0,6X4 +1,0X5 Trong đó: Xl = Tỷ số “vốn lƣu động/Tổng tài sản”. X2 = Tỷ số “Lợi nhuận giữ lại /Tổng tài sản”.
X3= Tỷ số “Lợi nhuận trƣớc thuế và tiền lãi/Tổng tài sản”. X4= Tỷ số “Thị giá cổ phiếu/Giá trị ghi sổ của nợ dài hạn”. X5 = Tỷ số “Doanh thu/Tổng tài sản”.
Trị số Z càng cao thì xác suất vỡ nợ càng thấp. Nhƣ vậy, khi trị số thấp hoặc là một số âm là căn cứ để xếp khách hàng vào nhóm có nguy cơ vỡ nợ cao.
+ Z < 1,81: khách hàng có khả năng rủi ro cao.
+ 1,81 < Z < 3: khách hàng nằm trong vùng cảnh báo. + Z > 3: khách hàng không có khả năng vỡ nợ.
Z thấp hơn 1,81 là đều phải xếp vào nhóm có nguy cơ RRTD cao. Bên cạnh, mô hình hình này có ƣu điểm so với phƣơng pháp truyền thống là nó cho phép xử lý nhanh chóng một khối lƣợng lớn các khách hàng có nhu cầu vay vốn với chi phí thấp, khách quan, do đó sẽ góp phần tích cực trong việc kiểm soát đƣợc RRTD ngân hàng. Bên cạnh những ƣu điểm đã nêu ở trên mô hình cũng bộc lộ những hạn chế nhƣ trong điều kiện hiện nay mức độ RRTD là khác nhau và các yếu tố môi trƣờng cũng không đƣợc xét đến đặc biệt là khi các điều kiện kinh doanh cũng nhƣ điều kiện thị trƣờng đang thay đổi liên tục nhƣ hiện nay. Và các yếu tố quan trọng cũng không đƣợc xét đến nhƣ uy tín của khách hàng trên thƣơng trƣờng, mối quan hệ lâu dài với ngân hàng, hay yếu tố vĩ mô nhƣ chu kỳ kinh tế, chu kỳ kinh doanh. Nhìn chung, các nhân tố này thƣờng không đƣợc đề cập trong mô hình ghi điểm tín dụng “Z”. Mặt khác, mô hình cho điểm thƣờng không sử dụng các thông tin đại chúng có sẵn, nhƣ giá cả thị trƣờng của các tài sản tài chính.
c. Mô hình điểm số tín dụng tiêu dùng [18]
Hiện nay nhiều ngân hàng sử dụng phƣơng pháp cho điểm để xử lý các đơn xin vay của ngƣời tiêu dùng. Thực tế, các NHTM cũng sử dụng mô hình này để đánh giá các khoản tín dụng tiêu dùng nhƣ mua sắm xe hơi, vật dụng sinh hoạt gia đình, bất động sản và kinh doanh nhỏ.
Các yếu tố quan trọng liên quan đến khách hàng sử dụng trong mô hình cho điểm tín dụng bao gồm: hệ số tín dụng, tuổi đời, trạng thái tài sản, số ngƣời phụ thuộc, sở hữu bất động sản, thu nhập, số điện thoại cố định, số loại tài khoản cá nhân, thời gian công tác.
Mô hình cho điểm tín dụng thƣờng có từ 7 đến 12 hạng mục, mỗi hạng mục đƣợc cho điểm từ 1 đến 10. Ví dụ bảng dƣới đây cho thấy những hạn mục và điểm của chúng đƣợc ở các ngân hàng Mỹ.
Bảng 1.3. Các hạng mục xác định chất lƣợng tín dụng và cho điểm
STT Các hạng mục xác định chất lượng tín dụng Điểm số
1 Nghề nghiệp của người đi vay
Chuyên gia hay phụ trách kinh doanh Công nhân có kinh nghiệm (tay nghề cao) Nhân viên văn phòng
Sinh viên
Công nhân không có kinh nghiệm Công nhân bán thất nghiệp
10 8 7 5 4 2 2 Trạng thái nhà ở Nhà riêng
Nhà thuê hay căn hộ
Sông cùng bạn hay ngƣời thân
6 4 2 3 Xếp hạng tín dụng Tốt Trung bình Không có hồ sơ Tồi 10 5 2 0 4 Kinh nghiệm nghề nghiệp
Nhiều hơn 1 năm Từ 1 năm trở xuống
5 2 5 Thời gian sống tại địa chỉ hiện hành
Nhiều hơn 1 năm Từ 1 năm trở xuống 2 1 6 Điện thoại cố định Có Không 2 0
STT Các hạng mục xác định chất lượng tín dụng Điểm số
7 Số người sống cùng (người phụ thuộc)
Không Một Hai Ba Nhiều hơn ba 3 3 4 4 2 8 Các tài khoản tại ngân hàng
Có tài khoản tiết kiệm và phát hành séc Chỉ tài khoản tiết kiệm
Chỉ tài khoản phát hành séc Không có 4 3 2 0
Nguồn: Nguyễn Văn Tiến (2010), Quản trị rủi ro kinh doanh ngân hàng
1.2.2.3. Sàng lọc và giám sát rủi ro tín dụng
Thông tin bất cân xứng xuất hiện trên thị trƣờng tín dụng bởi vì ngƣời cho vay ít thông tin hơn ngƣời đi vay về dự án đầu tƣ và các hoạt động chính của ngƣời đi vay. Trạng thái này khiến ngân hàng phải sản xuất thông tin để sàng lọc và giám sát khoản vay (Nguyễn Văn Tiến, 2013).
Sàng lọc [19]
Lựa chọn đối nghịch trên thị trƣờng tín dụng đòi hỏi ngƣời cho vay phải