Những tiêu chí đánh giá kết quả công tác quản trị rủi ro tín dụng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu chi nhánh bình định (Trang 44 - 96)

7. Những đóng góp của luận văn

1.2.3. Những tiêu chí đánh giá kết quả công tác quản trị rủi ro tín dụng

Để đánh giá kết quả quản trị rủi ro tín dụng của NHTM, ngƣời ta thƣờng đánh giá chất lƣợng tín dụng của NHTM đó, phản ánh về chất lƣợng tín dụng, có rất nhiều chỉ tiêu, nhƣng nói chung chúng ta thƣờng quan tâm đến hệ thống các chỉ tiêu sau đây.

1.2.3.1. Các chỉ tiêu phản ảnh nợ quá hạn [18]

• Tỷ lệ nợ quá hạn:

Dư nợ quá hạn Tỷ lệ nợ quá hạn =

Tổng dư nợ

Tỷ lệ này cho biết, cứ trên 100 đồng dƣ nợ hiện tại có bao nhiêu đồng quá hạn, đây là chỉ tiêu cơ bản cho biết chất lƣợng hoạt động tín dụng của ngân hàng. Tỷ lệ này càng cao phản ánh RRTD của ngân hàng càng cao, chất lƣợng tín dụng thấp và ngƣợc lại.

• Chỉ tiêu “Cơ cấu nợ quá hạn”:

Dư nợ quá hạn ngắn hạn

Tỷ lệ nợ ngắn hạn quá hạn = x 100% Dư nợ ngắn hạn

Dư nợ quả hạn trung, dài hạn

Tỷ lệ nợ trung, dài hạn quá hạn = x 100% Dư nợ trung, dài hạn

• Nợ quá hạn theo thời gian:

- Nợ quá hạn dƣới 180 ngày.

- Nợ quá hạn từ 180 ngày đến 365 ngày.

- Nợ quá hạn trên 360 ngày.

• Nợ quá hạn theo thành phần kinh tế:

- Nợ quá hạn của doanh nghiệp nhà nƣớc, công ty cổ phẩn, công ty trách nhiệm hữu hạn (pháp nhân).

- Nợ quá hạn của các hộ gia đình, hộ sản xuất, cá nhân.

1.2.3.2. Các chỉ tiêu phản ánh nợ xấu:

Nợ xấu

Tỷ lệ nợ xấu = x 100 (%) Tổng dư nợ

Nợ xấu bao gồm các khoản nợ thuộc các nhóm 3, 4 và nhóm 5 (theo Văn bản hợp nhất số 01/VBHN-NHNN của NHNN ban hàng ngày 31/3/2014). Tỷ lệ nợ xấu cho biết, trong 100 đồng tổng dƣ nợ thì có bao nhiêu đồng là nợ xấu. Chính vì vậy, tỷ lệ nợ xấu là chỉ tiêu cơ bản để đánh giá chất lƣợng tín dụng của ngân hàng. Nợ xấu phản ánh khả năng thu hồi vốn khó khăn hơn, vốn của ngân hàng lúc này không còn ở mức độ rủi ro thông thƣờng nữa mà là nguy cơ mất vốn. Tỷ lệ nợ xấu thấp không đồng nghĩa với khối lƣợng nợ xấu thấp, do tỷ lệ nợ xấu đƣợc tính trên tổng dƣ nợ tín dụng.

Tuy nhiên, nếu căn cứ vào chỉ tiêu tỷ lệ nợ quá hạn và tỷ lệ nợ xấu để đánh giá RRTD, chất lƣợng tín dụng của một ngân hàng thì chƣa đủ. Bởi vì; những khoản tín dụng chƣa đến hạn không có nghĩa là không có rủi ro. Còn nếu các ngân hàng muốn che dấu chất lƣợng tín dụng thì có thể tăng dƣ nợ để làm cho tổng dƣ nợ tăng lên, tỷ lệ nợ quá hạn giảm xuống hoặc khách hàng và cán bộ ngân hàng có thể thoả thuận vay khoản mới để trả nợ cũ hoặc nhân viên ngân hàng có thể giãn nợ cho khách hàng. Vì vậy, những chỉ tiêu này chỉ phản ánh một cách tƣơng đối RRTD.

1.2.3.3. Hiệu suất sử dụng vốn [18]

Tổng dư nợ cho vay

Hiệu suất sử dụng vốn (H1) = x 100% Tổng nguồn vốn huy động

Đây là chỉ tiêu phản ánh tƣơng quan giữa nguồn vốn huy động và dƣ nợ cho vay trực tiếp khách hàng, vốn huy động là nguồn vốn có chi phí thấp (rẻ hơn đi vay), ổn định về số dƣ và kỳ hạn, nên năng lực cho vay của một

NHTM thƣờng bị giới hạn bởi năng lực huy động vốn. Tuy nhiên không phải lúc nào và ở đâu ngân hàng cũng tự cân đối đƣợc nguồn vốn để đáp ứng nhu cầu cho vay. Thứ nhất, tại địa bàn hoạt động nhu cầu vay vốn đầu tƣ là rất lớn, trong khi đó khả năng huy động vốn là rất khó. Để giải quyết mâu thuẫn này, ngân hàng phải đi vay từ các ngân hàng khác (hoặc vay trung ƣơng) để cho vay lại. Trong trƣờng hợp này thì hệ số hiệu suất sử dụng vốn lớn hơn 100% rất nhiều. Do đi vay với chi phí cao nên có thể làm cho hiệu quả hoạt động của tín dụng giảm. Chính vì vậy, giải pháp tốt nhất cho ngân hàng là từng bƣớc chủ động cải thiện nguồn vốn huy động của mình. Thứ hai, tại địa bàn hoạt động nhu cầu vay vốn rất ít, trong khi đó khả năng huy động vốn lại rất cao. Để giải quyết mâu thuẫn này buộc ngân hàng phải cho các ngân hàng khác vay (hoặc chuyển về trung ƣơng) vay lại nguồn vốn huy động. Trong trƣờng hợp này thì hệ số H1 nhỏ hơn 100% rất nhiều. Do phải cho vay nguồn vốn huy động với lãi suất thấp nên có thể làm giảm hiệu quả hoạt động của ngân hàng. Chính vì vậy, giải pháp tốt nhất của ngân hàng là tìm đầu ra (cho vay, đầu tƣ) để sử dụng hiệu quả nguồn vốn huy động.

Tổng dư nợ cho vay

Hiệu suất sử dụng vốn (H2) = x 100%

Tổng tài sản có

Chỉ tiêu này cho biết, cứ 100 đồng thuộc tài sản có thì có bao nhiêu đồng để cho vay trực tiếp khách hàng. Vì tín dụng là hạng mục sinh lời chủ yếu, nên hiệu suất sử dụng vốn càng cao thì hoạt động kinh doanh ngân hàng càng hiệu quả và ngƣợc lại. Tuy nhiên, ngân hàng sử dụng vốn cho vay quá mức, thì phải chịu rủi ro thanh khoản; ngƣợc lại, nếu hiệu suất sử dụng vốn H2 quá thấp chứng tỏ ngân hàng đang lãng phí nguồn vốn, tức nguồn vốn chƣa đƣợc sử dụng hiệu quả một cách tối ƣu. Trong điều kiện bình thƣờng, hiệu suất sử dụng vốn của ngân hàng thƣờng 70-80%.

1.2.3.4. Tỷ lệ trích lập dự phòng

Dự phòng RRTD trích lập

Tỷ lệ trích lập dự phòng RRTD = x 100% Dư nợ bình quân

Tùy theo cấp độ rủi ro mà TCTD phải trích lập dự phòng rủi ro từ 0 - 100% giá trị của từng khoản cho vay (sau khi trừ giá trị tài sản bảo đảm đã đƣợc định giá lại). Nhƣ vậy, một ngân hàng có danh mục cho vay càng rủi ro thì tỷ lệ trích lập dự phòng cũng sẽ càng cao. Thông thƣờng, tỷ lệ này dao động trong khoảng từ 0 - 5%.

1.3. KINH NGHIỆM QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG MỘT SỐ NGÂN

HÀNG THƢƠNG MẠI TRONG NƢỚC VÀ BÀI HỌC RÚT RA CHO NGÂN HÀNG TMCP Á CHÂU - CHI NHÁNH BÌNH ĐỊNH

1.3.1. Kinh nghiệm quản trị rủi ro tín dụng của một số NHTM:

Trong thời gian gần đây, đã có một sự thay đổi cơ bản trong cơ cấu tổ chức bộ máy và quy trình cấp tín dụng của một số ngân hàng Việt Nam. Giờ đây, đến một số ngân hàng (Vietcombank, MB, SHB...), chúng ta không còn thấy Phòng tín dụng, là bộ phận trƣớc đây tiếp xúc khách hàng và tiến hành thẩm định hồ sơ vay vốn để xem xét quyết định cho vay. Chúng ta sẽ đƣợc làm quen với một khái niệm mới là Phòng Quan hệ khách hàng, là đầu mối tiếp xúc và tiếp nhận đầy đủ các yêu cầu của khách hàng để các bộ phận chức năng xem xét phê duyệt.

Những thay đổi cơ bản trong mô hình quản trị rủi ro tín dụng đang đƣợc các ngân hàng này áp dụng là:

- Hoàn thiện bộ máy quản trị rủi ro tín dụng từ Hội sở chính đến các chi nhánh với sự phân cấp rõ ràng về mức phán quyết, chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận, đồng thời xây dựng các chính sách quản trị rủi ro tín dụng, chính sách phân bổ tín dụng, chính sách khách hàng, xây dựng danh mục đầu tƣ ...

- Chuyển đổi mô hình quản trị theo chiều ngang sang mô hình theo chiều dọc. Theo mô hình này, các nghiệp vụ kinh doanh chính, trong đó có hoạt động cấp tín dụng, đƣợc quản lý tập trung tại Hội sở chính, các chi nhánh chủ yếu làm chức năng bán hàng.

- Phân tách bộ phận tín dụng thành các bộ phận chuyên môn khác nhau nhƣ quan hệ khách hàng (tập trung chủ yếu vào hoạt động tiếp thị, tiếp xúc khách hàng, khởi tạo tín dụng), bộ phận quản trị rủi ro tín dụng (thực hiện thẩm định tín dụng độc lập và ra các ý kiến về cấp tín dụng cũng nhƣ giám sát quá trình thực hiện các quan hệ quyết định tín dụng của bộ phận khách hàng), bộ phận tác nghiệp (thực hiện lƣu trữ hồ sơ, nhập hệ thống máy tính và quản lý khoản vay...). Các ngân hàng thƣơng mại cổ phần nhƣ Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Quốc tế (VIB), Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Việt Nam thịnh vƣợng (VPBank)... đã và đang tiến hành quá trình cơ cấu lại bộ máy kinh doanh tín dụng theo hƣớng này để phân định rõ chức năng đề xuất và thẩm định tín dụng nhằm đảm bảo tính khách quan trong hoạt động cấp tín dụng.

1.3.1.1. Kinh nghiệm quản trị rủi ro tín dụng của Ngân hàng thương mại cổ phần Phát triển Nhà Thành phố Hồ Chí Minh (HDBank).

HDBank là một trong những ngân hàng đầu tiên đã công bố thực hiện thành công hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ gồm 9 bộ chỉ tiêu xếp hạng dành cho 4 đối tƣợng khách hàng: định chế tài chính, tổ chức kinh tế, hộ kinh doanh và cá nhân. Việc ứng dụng hệ thống này sẽ giúp HDBank đánh giá đƣợc chất lƣợng tín dụng, phân nhóm khách hàng cũng nhƣ lƣợng hóa tín dụng, phân loại nợ, trích lập dự phòng, quản trị chất lƣợng tín dụng hiệu quả và toàn diện. Tính đến nay, tỷ lệ nợ xấu của HDBank dã đƣợc kiểm soát ở mức cho phép.

Đồng thời, HDBank đã xây dựng đƣợc khối quản trị rủi ro và kiểm soát tuân thủ theo theo tiêu chuẩn quốc tế gồm các phòng ban (Quản trị rủi ro,

Thẩm định giá, Pháp chế, Kiểm tra kiểm soát nội bộ, Xử lý nợ, ...). Các phòng ban này liên kết chặt chẽ với nhau tạo thành quy trình thẩm định khép kín thực hiện các hoạt động quản trị rủi ro tín dụng và rủi ro phi tín dụng nhƣ: rủi ro thanh khoản, rủi ro tỷ giá, pháp lý, rủi ro nhân lực và các hoạt động khác. Bên cạnh đó, ngân hàng cũng đã hoàn thành chuẩn hóa nhiều văn bản nội bộ, quy trình xét duyệt thẩm định, đẩy mạnh công tác giám sát từ xa, xây dựng bộ tiêu chuẩn quản trị rủi ro, đơn giản thủ tục vay, thời gian giải ngân nhanh chóng (chỉ trong ba ngày với những hồ sơ hợp lệ) góp phần đem lại sự tín nhiệm và hài lòng cho khách hàng.

1.3.1.2. Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương (Techcombank):

Cùng với việc kí kết hợp đồng hợp tác chiến lƣợc với Ngân hàng HSBC, Techcombank đã đƣợc đối phƣơng giúp đỡ rất nhiều và chuyển đổi thành công mô hình quản lý tín dụng của mình. Đây là một lợi thế rất lớn của Ngân hàng Techcombank bởi lý do HSBC có hoạt động quản trị rủi ro chuyên nghiệp và chuẩn hóa. Đổ có thể đảm bảo việc cấp tín dụng an toàn và hiệu quả, HSBC đã áp dụng một hệ thống quản trị RRTD với các nguyên tắc và chuẩn mực cao nhất nhằm giảm thiểu tối đa tổn thất cho Ngân hàng. HSBC luôn đảm bảo nguyên tắc tách bạch, phân công chức năng rõ ràng giữa các bộ phận, tuân thủ phân công, độc lập trong quá trình giải quyết và giám sát các khoản cấp tín dụng nhằm quản lý độc lập. Ke thừa những kinh nghiệm trên, Techcombank đã xây dựng hệ thống quản lý tín dụng phù hợp với điều kiện riêng của mình. Cụ thể: tại Chi nhánh, chuyên viên khách hàng chịu trách nhiệm là đầu mối bán hàng, tìm kiếm khách hàng, thu thập hồ sơ, lập báo cáo thẩm định, trình lãnh đạo chi nhánh và gửi toàn bộ hồ sơ lên phòng thẩm định và phê duyệt tín dụng. Tại phòng thẩm định và phê duyệt tín dụng, chuyên viên thẩm định tiếp nhận hồ sơ vay vốn gửi lên từ chi nhánh, thực hiện công tác thẳm định: trên bề mặt hồ sơ, gọi điện thoại kiểm tra thông tin khách hàng,

trƣờng hợp phát hiện có dấu hiệu không phù họp sẽ chuyển cho bộ phận kiểm tra thực tế để đen tận nơi thầm định khách hàng. Sau đó tìm kiếm thông tin từ dữ liệu Ngân hàng tra cứu thông tin tại Trung tâm thông tin tín dụng quốc gia (CIC), chuyển bộ phận định giá tài sản bảo đảm (nếu có) tại phòng định giá hội sở hay thuê định giá độc lập bên ngoài... nếu khách hàng không đủ điều kiện vay sẽ ra thông báo từ chối trả lời chi nhánh. Nếu khách hàng đủ điều kiện vay chuyên viên thẩm định sẽ đề xuất và trình chuyên gia phê duyệt tín dụng. Trƣờng hợp vƣợt mức ủy quyền sẽ trình chuyên gia phê duyệt cấp cao hoặc Hội đồng tín dụng Trụ sở chính. Tại trung tâm hỗ trợ kinh doanh: sau khi hồ sơ khách hàng đƣợc phê duyệt, phòng thẩm định và phê duyệt tín dụng sẽ thông báo cho chi nhánh và chuyển kết quả phê duyệt cho trung tâm hỗ trợ kinh doanh. Cán bộ tại đây sẽ thực hiện ký kết hợp đồng tín dụng, khế ƣớc nhận nợ, ký hợp đồng thế chấp, đăng kí giao dịch bảo đảm, nhập kho tài sản bảo đảm và giải ngân cho khách hàng. Tại phòng quản lý nợ: sau khi hoàn tất việc phát tiền vay cho khách hàng, Phòng quản lý nợ sẽ là bộ phận thƣờng xuyên theo dõi tình hình trả nợ của khách hàng. Nếu phát sinh nợ quá hạn sẽ gọi điện hoặc đến gặp khách hàng để thông báo nhắc nợ, nếu khách hàng vẫn chây ỳ thì có thể phối hợp với chi nhánh để phối hợp thu nợ hoặc phối hợp với bộ phận xử lý nợ để xử lý tài sản bảo đảm. Tại phòng quản trị rủi ro tín dụng: định kỳ hàng tháng hoặc hàng quý sẽ thực hiện công tác kiểm tra đánh giá diễn biến dƣ nợ của toàn hệ thống ngân hàng.

1.3.1.3. Kinh nghiệm quản trị rủi ro tín dụng của Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương (Vietinbank):

Trƣớc xu thế phát triển, hội nhập kinh tế quốc tế của đất nƣớc, thể chế tín dụng đã có những thay đổi quan trọng, đó là: chuyển từ lãi suất cố định, sang lãi suất khung và đến nay là lãi suất thoả thuận; tách tín dụng chính sách ra khỏi tín dụng thƣơng mại; bổ sung các nghiệp vụ tín dụng mới; mở rộng

đối tƣợng tiếp cận tín dụng; trao quyền tự chủ tự chịu trách nhiệm cho các chi nhánh NHTM...

Bƣớc phát triển chính sách tín dụng của VietinBank là quá trình kế thừa, phát huy giá trị sẵn có, thay đổi để thích nghi với sự biến động của môi trƣờng kinh tế, xã hội và phù hợp pháp luật trong từng thời kỳ, tiếp cận nhanh chóng xu thế mới, thông lệ quốc tế, các phƣơng pháp quản lý tiên tiến... Giá trị cốt lõi là chuyển từ tƣ duy bao cấp sang tƣ duy tín dụng thị trƣờng. Theo đó tín dụng đã hƣớng tới phục vụ nhu cầu hợp lý của khách hàng, tạo ra lợi nhuận trên cơ sở chấp nhận rủi ro đi kèm, các quyết định tín dụng dựa trên đánh giá lợi ích, rủi ro và có biện pháp kiểm soát rủi ro.

VietinBank đã chuyển đổi mô hình tổ chức bộ máy tín dụng trong toàn hệ thống với các chức năng độc lập, vừa đảm bảo tính chuyên nghiệp cao, vừa tăng cƣờng khả năng giám sát giữa các chức năng, theo đó chức năng nghiên cứu tham mƣu ban hành chính sách tín dụng đƣợc tách biệt với chức năng quản lý khách hàng, thẩm định và đề xuất tín dụng (Phòng khách hàng); thẩm định rủi ro và quản lý danh mục tín dụng (phòng Quản trị rủi ro); theo dõi, quản lý các khoản nợ bị suy giảm khả năng trả nợ (Phòng quản lý nợ có vấn đề); kiểm tra, giám sát tín dụng độc lập (Ban kiểm tra, kiểm soát nội bộ). Nhờ đó, quá trình đổi mới chính đã mang lại những kết quả quan trọng.

Bên cạnh đó, Vietinbank còn thực hiện chính sách tăng trƣởng tín dụng linh hoạt trong từng thời kỳ, giải quyết có hiệu quả tình trạng thừa vốn, tình trạng tăng trƣởng tín dụng nóng; ứng xử tín dụng hợp lý với các đối tƣợng cấp tín dụng cụ thể, tuân thủ danh mục tín dụng đã đƣợc thiết lập, có ƣu tiên cho các khu vực kinh tế phát triển, khách hàng có năng lực tài chính mạnh, các lĩnh vực then chốt của nền kinh tế, ít chịu rủi ro; Nâng cao tiêu chuẩn lựa chọn khách hàng, phƣơng án, dự án kinh doanh, tăng cƣờng biện pháp quản lý tín dụng đối với khách hàng, trích lập dự phòng rủi ro đầy đủ và tích cực xử

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu chi nhánh bình định (Trang 44 - 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)