Nâng cao chất lƣợng công tác thẩm định tín dụng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu chi nhánh bình định (Trang 98 - 100)

7. Những đóng góp của luận văn

3.2.1. Nâng cao chất lƣợng công tác thẩm định tín dụng

Rủi ro tín dụng có thể xuất phát từ những phân tích và thẩm định tín dụng không cẩn trọng và thiếu chính xác dẫn đến những quyết định cho vay sai lầm. Đây là bƣớc cực kỳ quan trọng và đảm bảo hạn chế rủi ro tín dụng với hiệu quả cao nhất, ít tổn thất nhất. Quá trình thẩm định cần đáp ứng đƣợc yêu cầu về chất lƣợng phân tích và thời gian ra các quyết định, đảm bảo sự cẩn trọng hợp lý trên cơ sở phân tích lợi nhuận và rủi ro cũng nhƣ đáp ứng đƣợc các yêu cầu về chất lƣợng phục vụ khách hàng. Giải quyết các đòi hỏi này Ngân hàng TMCP Á Châu – Chi nhánh Bình Định cần thực hiện:

- Thực hiện phân tích và thẩm định chính xác rủi ro tổng thể của khách hàng thông qua xác định giới hạn tín dụng theo định kỳ 6 tháng hoặc 1 năm. Công việc này sẽ giúp cho ngân hàng có cái nhìn tổng thể về tình hình tài chính, chất lƣợng kinh doanh và đánh giá triển vọng phát triển của doanh nghiệp để nhận thấy những rủi ro của doanh nghiệp, định ra một giới hạn tín dụng hợp lý, nằm trong giới hạn chịu nợ của khách hàng đối với Ngân hàng TMCP Á Châu –

Chi nhánh Bình Định (không bao gồm giới hạn tín dụng của các TCTD khác bởi không thể kiểm soát đƣợc mức cho vay của các TCTD khác).

Tuy nhiên mỗi khách hàng không chỉ vay tại một ngân hàng mà còn có thể vay tại nhiều ngân hàng khác nhau và sự đổ vỡ của bất kỳ khoản vay tại ngân hàng nào cũng sẽ gây ra rủi ro và ảnh hƣởng đến khả năng trả nợ của khách hàng. Do đó bên cạnh việc định ra giới hạn tín dụng cần kèm theo các điều kiện tín dụng khác, đặc biệt là điều kiện về tổng dƣ nợ vay và cơ cấu tài chính của khách hàng, nhằm đảm bảo mức độ an toàn trong kinh doanh.

Để thực hiện tốt yêu cầu này, cần chú trọng đến phân tích định lƣợng, lƣợng hóa mức độ rủi ro của khách hàng qua đánh giá các số liệu, đồng thời kết họp với phân tích định tính (phân tích môi trƣờng vĩ mô, vi mô, môi trƣờng nội bộ của doanh nghiệp, lịch sử quan hệ tín dụng với ngân hàng...) để nhận ra những rủi ro tiềm tàng và khả năng kiểm soát, hạn ché những rủi ro đó của ngân hàng. Trong phân tích định lƣợng, ứng dụng hệ thống cho điểm và xếp hạng tín dụng khách hàng đã tích hợp trong phần mềm SCORING. Thông qua việc sử dụng các mô hình định lƣợng, mức độ rủi ro sẽ đƣợc lƣợng hóa hợp lý, phản ánh một cách rõ ràng hơn mức độ rủi ro của các khoản vay dự kiến và xây dựng những biên pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro trƣớc khi cấp tín dụng với khách hàng. Nỗ lực xác định giới hạn tín dụng hợp lý sẽ giúp cho ngân hàng luôn ở thế chủ động và có giải pháp kiểm soát RRTD một cách hiệu quả.

- Trên cơ sở giới hạn tín dụng đã đƣợc phê duyệt, trong từng lần cấp tín dụng chủ yếu tập trung phân tích rủi ro của chính phƣơng án vay đó để giảm bớt thời gian xử lý các giao dịch. Trong phân tích này, cần tập trung đến tính pháp lý của phƣơng án, dự án vay, đến nguồn cung cấp, thị trƣờng và khả năng tiêu thụ... Đồng thời cần đƣa ra những rủi ro dự kiến, khả năng kiểm soát của ngân hàng và kịch bản xử lý khi những tình huống xấu xảy ra.

- Trong thẩm định các dự án đầu tƣ, tình trạng nâng giá trị thực tế của dự án để đƣợc vay nhiều hơn, thuê đất nhiều hơn khá phổ biến. Điều này đã dẫn đến rủi ro bởi vốn tự có tham gia thực sự của khách hàng vay chiếm tỷ lệ thấp dẫn đến tính chịu trách nhiệm của khách hàng không cao, đồng thời khi rủi ro xảy ra thì khả năng thu hồi đƣợc nợ đã giảm sút. Để đảm bảo xác định khách quan và chính xác giá trị tài sản bảo đảm, trƣờng hợp cần thiết có thể thuê một tổ chức định giá hoặc kiểm toán độc lập, có uy tín để thực hiện việc kiểm toán toàn bộ việc thanh quyết toán giá trị công trình và định giá tài sản. Đồng thời thực hiện chặt chẽ và nghiêm túc việc chứng minh nguồn vốn tự có tham gia dự án của khách hàng, giải ngân đối ứng theo tiến độ công trình.

- Cần phối kết hợp chặt chẽ các điều kiện tín dụng trong hợp đồng tín dụng nhƣ lãi suất, tỷ lệ vốn tự có tham gia phƣơng án, dự án, các tài sản bảo đảm... để đảm bảo lợi ích thu đƣợc phải tƣơng xứng với mức độ rủi ro. Chi nhánh cần chủ động xác định mức lãi suất thỏa thuận phù hợp đối với từng khách hàng, đồng thời cần xây dựng biểu lãi suất theo thang bậc sử dụng vốn vay của doanh nghiệp. Các khách hàng có mức độ xếp hạng tín dụng càng thấp thì cần nâng tỷ lệ tham gia của vốn tự có, cần lựa chọn những tài sản bảo đảm có tính thanh khoản cao... Các điều kiện pháp lý trong hợp đồng tín dụng càng chặt chẽ càng đảm bảo các quyền lợi của Ngân hàng TMCP Á Châu – Chi nhánh Bình Định khi rủi ro xảy ra, đồng thời nâng cao trách nhiệm của khách hàng trong sử dụng vốn vay, hạn ché rủi ro xảy ra.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu chi nhánh bình định (Trang 98 - 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)