7. Kết cấu luận văn
1.2. Quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng cơ bản
1.2.3.1. Tổ chức lập quy hoạch, kế hoạch đầu tư xây dựng
Nhà nước thực hiện chức năng quản lý hoạt động ĐTXD thông qua xây dựng mục tiêu, chiến lược phát triển KT-XH. Trên cơ sở quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH vùng và địa phương mà tổ chức lập kế hoạch đầu tư trung hạn và kế hoạch đầu tư hàng năm. Kế hoạch đầu tư trung hạn được lập gồm 5 năm; kế hoạch đầu tư hàng năm có nhiệm vụ triển khai kế hoạch đầu tư trung hạn, trong đó có kế hoạch ĐTXD các cơng trình HTKT và hạ tầng xã hội
nhằm đáp ứng mục tiêu phát triển KT-XH, an ninh quốc phịng, bảo vệ mơi trường của địa phương.
Lập kế hoạch ĐTXDCB hàng năm căn cứ vào kết quả, tình hình thực hiện kế hoạch phát triển KT-XH của địa phương, phải phù hợp với kế hoạch ĐTXD trung hạn đã được phê duyệt. Ngồi ra, có thể phát sinh các nhiệm vụ đột xuất, dự án cấp bách không nằm trong kế hoạch ĐTXD trung hạn nhưng phải phù hợp với khả năng cân đối nguồn vốn để thực hiện trong năm; việc phân bổ vốn ĐTXDCB phải tuân thủ nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn ĐTXDCB trong từng giai đoạn đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt; ưu tiên bố trí vốn cho các ngành, lĩnh vực theo mục tiêu và định hướng phát triển của từng thời kỳ, đảm bảo công khai, minh bạch và công bằng; đảm bảo quản lý tập trung, thống nhất về mục tiêu, cơ chế, chính sách.
Có thể thấy rằng, cơng tác quản lý quy hoạch ĐTXD có vai trị rất quan trọng: quản lý tổ chức không gian của đô thị, nông thôn và khu chức năng đặc thù đảm bảo cho hoạt động đầu tư phù hợp với mục tiêu chiến lược giúp cho KT-XH phát triển đúng hướng, hiệu quả và bền vững.
Đối với việc thực hiện nhiệm vụ quản lý quy hoạch, lập kế hoạch đầu tư ở cấp huyện thì cơ quan HĐND và UBND giữ vai trị chính. Trên cơ sở quy hoạch tổng thể xây dựng các vùng, khu vực trọng điểm có tính liên vùng và liên ngành, quy hoạch của các đô thị lớn được cấp trên phê duyệt, UBND cấp huyện thực hiện lập quy hoạch chi tiết xây dựng, sau đó trình HĐND cùng cấp xem xét chấp thuận, từ đó có cơ sở để UBND cấp huyện phê duyệt quyết định kế hoạch đầu tư; đồng thời, thực hiện chức năng QLNN qua các bước tổ chức công bố quy hoạch xây dựng, giám sát kiểm tra việc thực hiện, bảo đảm đúng theo quy định.
Những căn cứ để lập quy hoạch dự án: Nhiệm vụ quy hoạch xây dựng vùng đã được phê duyệt; quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH của địa
phương, quy hoạch phát triển ngành có liên quan, quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống đô thị và hệ thống HTKT đã được phê duyệt, các quy chuẩn, tiêu chuẩn áp dụng trong xây dựng.
Nội dung của công tác quy hoạch: Đánh giá hiện trạng về điều kiện tự nhiên, KT-XH, xác định các động lực phát triển địa phương, xác định hệ thống các đô thị, điểm dân cư, các khu công nghiệp, nông – lâm – ngư nghiệp, thương mại, du lịch, dịch vụ; xác định các cơng trình HTKT đầu mối như vị trí, quy mô; dự kiến các hạng mục ưu tiên phát triển, dồn nguồn lực thực hiện; dự báo các tác động môi trường vùng và đề xuất biện pháp để giảm thiểu ảnh hưởng xấu đến môi trường trong các đồ án quy hoạch.