Môi trường kinh tế, chính trị, xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng cơ bản ở huyện tuy phước, tỉnh bình định (Trang 42 - 44)

7. Kết cấu luận văn

1.3.4. Môi trường kinh tế, chính trị, xã hội

Sự ổn định về kinh tế, chính trị, xã hội là nhân tố quan trọng, có tác động lớn tới hoạt động quản lý đầu tư. Môi trường chính trị, xã hội ổn định, nền kinh tế tăng trưởng ổn định, ít lạm phát và ít biến động sẽ tạo ra cho các nhà đầu tư một tâm lý yên tâm trong quá trình huy động và sử dụng vốn, do đó vốn đầu tư có điều kiện được bảo toàn và phát triển. Trước hết là điều kiện về địa lý tự nhiên, các yếu tố thuộc điều kiện về địa lý tự nhiên như địa hình, khí hậu, địa chất, tài nguyên có ảnh hưởng rất lớn đến sự hình thành và hoạt động của dự án đầu tư, tác động mạnh mẽ đến “đầu vào” và “đầu ra” của các dự án.

Tình hình chính trị, các chính sách và hệ thống luật pháp của nhà nước là những yếu tố có liên quan, ảnh hưởng đến môi trường đầu tư và tâm lý của nhà đầu tư. Sự ổn định về chính trị, luật pháp nghiêm minh và các chính sách nhất quán sẽ mang lại sự an tâm cho các nhà đầu tư. Nếu tình hình không ổn định hoặc chiến tranh xảy ra sẽ gây cản trở công cuộc đầu tư, làm cho hoạt động đầu tư cũng như nhiều hoạt động khác bị ngừng trệ, đổ vỡ.

Tình hình phát triển KT-XH của địa phương có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình thực hiện và phát huy hiệu quả của dự án. Tình hình KT-XH diễn biến không bình thường, giá trị đồng tiền giảm sút, lạm phát ở mức cao, giá cả không ổn định sẽ làm đảo lộn tính toán ban đầu của chủ đầu tư, làm chuyển hóa kết quả đầu tư, từ lãi trở thành lỗ.

Về nguyên tắc, nhà nước thường ĐTXD vào những vùng, miền, lĩnh vực mà đầu tư tư nhân không muốn làm, không thể làm, không được làm. Nhà nước thường đầu tư vào những nơi mà lợi ích KT-XH được coi trọng hơn lợi ích kinh tế thuần tuý. Vì vậy, môi trường cạnh tranh trong ĐTXD của nhà nước về lý thuyết nhìn chung thường ít khốc liệt, thiếu minh bạch. Tuy nhiên, nếu thiếu vắng sự cạnh tranh sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả của hoạt động ĐTXD. Nhà nước cần phải tạo ra một môi trường cạnh tranh thực chất trong lĩnh vực ĐTXD để tạo điều kiện nâng cao hiệu quả hoạt động đầu tư.

TIỂU KẾT CHƢƠNG 1

ĐTXDCB trong nền kinh tế quốc dân là một bộ phận của đầu tư phát triển, góp phần quan trọng trong phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng KT-XH, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Để có cơ sở cho việc đưa ra các giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả trong công tác QLNN về ĐTXDCB ở huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định trong thời gian tới, trong Chương 1 này đã hệ thống hóa đầy đủ cơ sở lý luận của đề tài giúp định hướng cho người nghiên cứu xác định rõ ý nghĩa của các khái niệm, thuật ngữ chuyên môn về đầu tư, ĐTXDCB, QLNN về ĐTXDCB; xác định nội dung, vai trò của công tác QLNN về ĐTXDCB, góp phần tăng cường kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn.

Việc làm rõ những khái niệm về đầu tư, ĐTXDCB, QLNN về ĐTXDCB; xác định nội dung, vai trò của việc QLNN về công tác ĐTXDCB và xác định một số nhân tố ảnh hưởng đến QLNN về ĐTXDCB là vấn đề cần thiết góp phần nâng cao hiệu quả công tác QLNN về ĐTXDCB cho địa phương trong giai đoạn hiện nay và trong thời gian tới. Những nghiên cứu ở Chương 1 là cơ sở lý luận cho việc khảo sát thực trạng QLNN về ĐTXDCB ở huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định trong Chương 2 và đưa ra các giải pháp ở Chương 3.

CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ ĐẦU TƢ XÂY DỰNG CƠ BẢN Ở HUYỆN TUY PHƢỚC, TỈNH BÌNH ĐỊNH

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng cơ bản ở huyện tuy phước, tỉnh bình định (Trang 42 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)