7. Kết cấu luận văn
1.2. Quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng cơ bản
1.2.3.2. Tổ chức thẩm định, quyết định đầu tư xây dựng cơng trình
Theo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xây dựng số 62/2020/QH14 ngày 17/6/2020 của Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thì “Thẩm định dự án là việc kiểm tra, đánh giá của người quyết định đầu tư, chủ đầu tư, cơ quan chuyên môn về xây dựng đối với những nội dung cần thiết trong quá trình chuẩn bị và thực hiện dự án ĐTXD theo quy định của Luật Xây dựng, bao gồm việc thẩm định của người quyết định đầu tư, chủ đầu tư để quyết định ĐTXD và phê duyệt thiết kế xây dựng; việc thẩm định của cơ quan chuyên môn về xây dựng để kiểm soát việc tuân thủ quy định pháp luật của các chủ thể tham gia hoạt động xây dựng”.
Theo Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18/6/2014 của Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thì “Thẩm tra dự án là việc kiểm tra, đánh giá về chuyên mơn của tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện năng lực hoạt động xây dựng, năng lực hành nghề xây dựng đối với những nội dung cần thiết trong quá trình chuẩn bị và thực hiện dự án ĐTXD làm cơ sở cho công tác thẩm định”.
Quản lý công tác thẩm định là cơ sở để thực hiện chức năng QLNN về xây dựng, nhằm so sánh đánh giá một cách khách quan, khoa học và toàn diện
các nội dung của dự án, hoặc so sánh đánh giá các phương án của một hay nhiều dự án để đánh giá tính hợp lý, tính hiệu quả và tính khả thi, từ đó đưa ra quyết định đầu tư. Nội dung công tác thẩm định bao gồm xem xét về sự phù hợp của thiết kế cơ sở với quy hoạch chi tiết xây dựng hoặc tổng mặt bằng được phê duyệt, về vị trí, cảnh quan, quy định về kiến trúc, các chỉ tiêu khác… được phê duyệt; việc áp dụng các quy chuẩn, tiêu chuẩn về xây dựng, mơi trường, phịng cháy chữa cháy và các tiêu chuẩn khác có liên quan nhằm đảm bảo tính đồng bộ đáp ứng yêu cầu vận hành với cơng trình liên quan. Thẩm quyền thẩm định thiết kế cơ sở, thẩm định dự án thuộc các cơ quan chuyên môn QLNN trực thuộc cấp quyết định đầu tư theo phân cấp quy định.
Dự án được phê duyệt phải bảo đảm đem lại hiệu quả phát triển KT- XH, tránh thất thốt lãng phí, trong đó tn thủ ĐTXD đúng theo quy hoạch, cảnh quan kiến trúc, khả năng kết nối với HTKT trong khu vực, đáp ứng yêu cầu bền vững, bảo vệ môi trường sinh thái; phù hợp với điều kiện tự nhiên, kết hợp tốt các mặt kinh tế với công bằng xã hội; sử dụng hợp lý các nguồn lực, tài nguyên tại khu vực có dự án, bảo đảm đúng mục đích, đối tượng và trình tự ĐTXD; đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân. Đối với các dự án sử dụng vốn NSNN thì nhà nước với tư cách vừa là chủ đầu tư, vừa là cơ quan quản lý chung các dự án thực hiện cả hai chức năng quản lý với chức năng là chủ đầu tư và quản lý với chức năng vĩ mô (QLNN).