Trình độ chun mơn và phẩm chất đạo đức của cán bộ quản lý

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng cơ bản ở huyện tuy phước, tỉnh bình định (Trang 39)

7. Kết cấu luận văn

1.3.2. Trình độ chun mơn và phẩm chất đạo đức của cán bộ quản lý

Trình độ, năng lực của cán bộ quản lý trực tiếp tác động tới hoạt động quản lý. Sự am hiểu về ngành nghề lĩnh vực mình quản lý sẽ ảnh hưởng trực

tiếp tới khả năng nắm bắt tình hình, từ đó phân tích và đưa ra được những kết luận đúng đắn trong cơng tác quản lý. Thêm vào đó, phẩm chất đạo đức của cán bộ quản lý sẽ quyết định việc thực hiện đúng theo trách nhiệm được giao.

Con người đóng vai trị quan trọng mang tính chất quyết định tới q trình quản lý ĐTXD, quyết định tới kết quả công việc. Người cán bộ làm công tác quản lý dù ở bất kỳ cơ quan nào hoặc cấp quản lý nào đều phải trang bị cho mình những kiến thức tổng quát và chuyên sâu trên các phương diện như kinh tế, kỹ thuật, luật pháp, quản lý cũng như những thông tin liên quan đến dự án. Cụ thể, người cán bộ quản lý cần đảm bảo được các yêu cầu như: Nắm vững chủ trương, chính sách phát triển kinh tế của nhà nước, ngành, địa phương và các quy chế quản lý kinh tế, tài chính; quy chế quản lý ĐTXDCB của nhà nước. Nắm chắc và thường xun bổ sung thơng tin về tình hình kinh tế, chính trị, xã hội của đất nước, của ngành, địa phương cũng như của các nước trong khu vực và trên thế giới. Ngoài ra đối với người lãnh đạo cũng cần tránh bệnh chạy theo thành tích, bệnh cục bộ địa phương, bệnh quan liêu mệnh lệnh, coi thường pháp luật... Đây cũng có thể được coi là một trong những yếu tố làm giảm hiệu quả thậm chí cịn gây những hậu quả như thất thốt, lãng phí, tham nhũng... trong cơng tác quản lý ĐTXDCB tại địa phương.

Nghiên cứu và kiểm tra một cách khách quan, khoa học và toàn diện về nội dung dự án, tình hình đơn vị vay vốn, phối hợp với các cơ quan chuyên môn và chuyên gia để đưa ra các nhận xét, kết luận, kiến nghị chính xác. Có tinh thần trách nhiệm cao và trung thực trong cơng việc. Bởi vì nếu kết luận thiếu tính chính xác và khơng trung thực trong q trình QLDA có thể gây ra những thiệt hại lâu dài khơng những cho chủ đầu tư mà cịn ảnh hưởng tới địa phương, tới ngành và toàn bộ nền kinh tế.

1.3.3. Hệ thống các chính sách pháp luật về đầu tư xây dựng

Một hệ thống pháp luật đầy đủ và phù hợp sẽ đem lại hiệu quả quản lý cao và ngược lại, một hệ thống pháp luật chưa đầy đủ, không đồng bộ, chồng

chéo, sẽ làm giảm hiệu quả của công tác quản lý đầu tư.

Các chính sách quản lý của nhà nước đồng bộ tạo ra môi trường thuận lợi cho các nhà đầu tư. Hệ thống các chính sách pháp luật về ĐTXD nói chung và ĐTXDCB nói riêng. Các văn bản quy phạm pháp luật tạo ra hành lang pháp lý điều chỉnh hoạt động ĐTXDCB và có ảnh hưởng sâu rộng và trực tiếp đến hoạt động ĐTXDCB; do vậy có ảnh hưởng đến hiệu quả của hoạt động ĐTXD.

Hệ thống văn bản pháp luật phải đảm bảo ổn định, tránh thay đổi liên tục gây khó khăn cho q trình tổ chức thực hiện. Tuy nhiên để đáp ứng yêu cầu thực tiễn, phải kịp thời bổ sung, điều chỉnh cho phù hợp. Đi cùng với các văn bản luật, các văn bản dưới luật phải được ban hành kịp thời để hướng dẫn thực hiện tránh tình trạng luật chờ nghị định, nghị định chờ thông tư hướng dẫn…

Hệ thống các chính sách pháp luật về ĐTXD nói chung và ĐTXDCB nói riêng phải được thể chế hố. Các văn bản quy phạm pháp luật tạo ra hành lang pháp lý điều chỉnh hoạt động ĐTXDCB. Hệ thống các chính sách pháp luật có ảnh hưởng sâu rộng và trực tiếp đến hoạt động ĐTXDCB và do vậy có ảnh hưởng to lớn đến hiệu quả của hoạt động ĐTXDCB. Hệ thống chính sách pháp luật vừa thiếu vừa yếu sẽ dẫn đến tình trạng có nhiều kẽ hở tạo điều kiện cho tiêu cực, tham nhũng thất thốt, lãng phí trong ĐTXDCB. Hệ thống chính sách pháp pháp luật đầy đủ nhưng không sát thực, chồng chéo, nhiều thủ tục phiền hà cũng làm nản lòng các nhà đầu tư và do vậy gián tiếp ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động ĐTXD.

Đây là nhân tố quan trọng hàng đầu đảm bảo cho QLNN đối với dự án ĐTXDCB được thực hiện nề nếp. Hệ thống pháp luật đầy đủ, đồng bộ và nhất quán là cơ sở để thực hiện tốt QLNN đối với dự án; ngược lại, tính khơng đồng bộ, thiếu nhất quán sẽ làm cản trở QLNN đối với dự án ĐTXDCB.

1.3.4. Môi trường kinh tế, chính trị, xã hội

Sự ổn định về kinh tế, chính trị, xã hội là nhân tố quan trọng, có tác động lớn tới hoạt động quản lý đầu tư. Mơi trường chính trị, xã hội ổn định, nền kinh tế tăng trưởng ổn định, ít lạm phát và ít biến động sẽ tạo ra cho các nhà đầu tư một tâm lý yên tâm trong quá trình huy động và sử dụng vốn, do đó vốn đầu tư có điều kiện được bảo toàn và phát triển. Trước hết là điều kiện về địa lý tự nhiên, các yếu tố thuộc điều kiện về địa lý tự nhiên như địa hình, khí hậu, địa chất, tài ngun có ảnh hưởng rất lớn đến sự hình thành và hoạt động của dự án đầu tư, tác động mạnh mẽ đến “đầu vào” và “đầu ra” của các dự án.

Tình hình chính trị, các chính sách và hệ thống luật pháp của nhà nước là những yếu tố có liên quan, ảnh hưởng đến môi trường đầu tư và tâm lý của nhà đầu tư. Sự ổn định về chính trị, luật pháp nghiêm minh và các chính sách nhất quán sẽ mang lại sự an tâm cho các nhà đầu tư. Nếu tình hình khơng ổn định hoặc chiến tranh xảy ra sẽ gây cản trở công cuộc đầu tư, làm cho hoạt động đầu tư cũng như nhiều hoạt động khác bị ngừng trệ, đổ vỡ.

Tình hình phát triển KT-XH của địa phương có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình thực hiện và phát huy hiệu quả của dự án. Tình hình KT-XH diễn biến khơng bình thường, giá trị đồng tiền giảm sút, lạm phát ở mức cao, giá cả khơng ổn định sẽ làm đảo lộn tính tốn ban đầu của chủ đầu tư, làm chuyển hóa kết quả đầu tư, từ lãi trở thành lỗ.

Về nguyên tắc, nhà nước thường ĐTXD vào những vùng, miền, lĩnh vực mà đầu tư tư nhân không muốn làm, không thể làm, không được làm. Nhà nước thường đầu tư vào những nơi mà lợi ích KT-XH được coi trọng hơn lợi ích kinh tế thuần t. Vì vậy, mơi trường cạnh tranh trong ĐTXD của nhà nước về lý thuyết nhìn chung thường ít khốc liệt, thiếu minh bạch. Tuy nhiên, nếu thiếu vắng sự cạnh tranh sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả của hoạt động ĐTXD. Nhà nước cần phải tạo ra một môi trường cạnh tranh thực chất trong lĩnh vực ĐTXD để tạo điều kiện nâng cao hiệu quả hoạt động đầu tư.

TIỂU KẾT CHƢƠNG 1

ĐTXDCB trong nền kinh tế quốc dân là một bộ phận của đầu tư phát triển, góp phần quan trọng trong phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng KT-XH, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Để có cơ sở cho việc đưa ra các giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả trong công tác QLNN về ĐTXDCB ở huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định trong thời gian tới, trong Chương 1 này đã hệ thống hóa đầy đủ cơ sở lý luận của đề tài giúp định hướng cho người nghiên cứu xác định rõ ý nghĩa của các khái niệm, thuật ngữ chuyên môn về đầu tư, ĐTXDCB, QLNN về ĐTXDCB; xác định nội dung, vai trò của cơng tác QLNN về ĐTXDCB, góp phần tăng cường kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa nơng nghiệp và nơng thơn.

Việc làm rõ những khái niệm về đầu tư, ĐTXDCB, QLNN về ĐTXDCB; xác định nội dung, vai trò của việc QLNN về công tác ĐTXDCB và xác định một số nhân tố ảnh hưởng đến QLNN về ĐTXDCB là vấn đề cần thiết góp phần nâng cao hiệu quả công tác QLNN về ĐTXDCB cho địa phương trong giai đoạn hiện nay và trong thời gian tới. Những nghiên cứu ở Chương 1 là cơ sở lý luận cho việc khảo sát thực trạng QLNN về ĐTXDCB ở huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định trong Chương 2 và đưa ra các giải pháp ở Chương 3.

CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ ĐẦU TƢ XÂY DỰNG CƠ BẢN Ở HUYỆN TUY PHƢỚC, TỈNH BÌNH ĐỊNH

2.1. Khái quát về đặc điểm tự nhiên, tình hình kinh tế - xã hội ở huyện Tuy Phƣớc, tỉnh Bình Định Tuy Phƣớc, tỉnh Bình Định

2.1.1. Khát quát đặc điểm tự nhiên ở huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định

Hình 2.1. Bản đồ hành chính huyện Tuy Phƣớc

Tuy Phước là huyện đồng bằng nằm ở phía Nam tỉnh Bình Định, là cửa ngõ đi vào thành phố Quy Nhơn; phía Đơng giáp thành phố Quy Nhơn và đầm Thị Nại, phía Tây giáp huyện Vân Canh, phía Nam giáp thành phố Quy Nhơn, phía Bắc giáp huyện An Nhơn và huyện Phù Cát; có các Quốc lộ chạy

qua: QL 1A nối hai miền Nam Bắc, QL 19, QL 19C nối với các tỉnh Tây Nguyên và nước bạn Lào, Campuchia; có hệ thống đường sắt Bắc Nam chạy qua, đặc biệt là ga Diêu Trì - một trong những ga lớn trong cả nước. Tồn huyện có 13 đơn vị hành chính gồm 11 xã, 02 thị trấn, với 101 thơn, khu phố. Diện tích tự nhiên 219,87km2, trong đó diện tích đất sản xuất nơng nghiệp: 10.304,9ha; đất lâm nghiệp: 2.757,9ha; đất nuôi trồng thủy sản: 1.074,8ha; đất chuyên dùng: 3.187,9ha; đất ở: 1.059,8ha. Dân số 180.307 người [35, tr.1].

Địa hình Tuy Phước chia thành 3 khu vực rõ rệt: các xã phía Tây Nam (Phước Thành, Phước An) có tiềm năng rất lớn về đất sản xuất cây công nghiệp, song chưa được khai thác hết; các xã khu Đơng (Phước Hịa, Phước Thắng, Phước Thuận, Phước Sơn) với thế mạnh về cây lúa và thủy sản, là khu vực đầy tiềm năng kinh tế của huyện và các xã còn lại là vùng chuyên canh cây lúa [38].

Về khí hậu, Tuy Phước nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới điển hình, chỉ có 2 mùa là mùa khô và mùa mưa, mùa khô từ tháng 3 đến tháng 8, mùa mưa từ tháng 9 đến tháng 12; ít chịu ảnh hưởng của mùa đông lạnh miền Bắc. Nhiệt độ trung bình năm 30 - 310C, khơng có sự cách biệt lớn giữa các tháng trong năm. Lượng mưa trung bình 2.000 - 2.500 mm nhưng phân bố không đều theo thời gian và không gian, chiếm 80% lượng mưa cả năm; mùa mưa trùng với mùa bão [38].

Tất cả những đặc điểm tự nhiên này, làm cho huyện Tuy Phước có đủ điều kiện thuận lợi để khai thác các thế mạnh về tiềm năng lao động, đất đai, các nguồn tài nguyên cho việc phát triển KT-XH của huyện, trở thành điểm đến của các doanh nghiệp trong và ngoài nước. Đây là một trong những yếu tố quyết định trong thu hút đầu tư, góp phần quan trọng trong việc phát triển kinh tế địa phương, tăng cường cơ sở vật chất HTKT, đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

2.1.2. Tình hình kinh tế - xã hội huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định

Trong những năm qua, mặc dù phải đương đầu với những thách thức to lớn để khắc phục hậu quả nặng nề do thiên tai liên tiếp xảy ra, tình hình kinh tế trong và ngồi nước có những diễn biến phức tạp; thời tiết có lúc diễn biến khơng thuận lợi, dịch bệnh cây trồng, vật nuôi xảy ra đã ảnh hưởng đến đời sống nhân dân, tình hình sản xuất và phát triển KT-XH của huyện. Tuy nhiên cùng với sự phát triển chung, tình hình KT-XH của huyện vẫn đạt được một số thành tựu: nền kinh tế của huyện tiếp tục tăng trưởng, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, kết cấu hạ tầng KT-XH tiếp tục được tăng cường. Các lĩnh vực y tế, giáo dục, chính sách xã hội, giải quyết việc làm, văn hóa, thể thao có nhiều tiến bộ; đời sống nhân dân tiếp tục được cải thiện.

Giai đoạn 2016 - 2020, huyện Tuy Phước đã tổ chức thực hiện phát triển kinh tế nông, lâm, ngư nghiệp đạt chỉ tiêu đề ra, tốc độ tăng giá trị sản xuất bình qn hàng năm là 4,0%; cơng nghiệp - tiểu thủ công nghiệp tốc độ tăng giá trị sản xuất bình quân hàng năm là 10,7%; thương mại và dịch vụ tăng bình quân hàng năm 11,1%. Nhìn chung, nền kinh tế huyện thời gian qua tiếp tục tăng trưởng khá và bền vững, giá trị tổng sản phẩm địa phương tăng bình quân hàng năm là 9,0%. Thực hiện huy động nhiều nguồn lực bằng các hình thức và phương thức thích hợp, huy động vốn trong đó có nguồn vốn đóng góp của nhân dân để xây dựng kết cấu hạ tầng như kiên cố hóa kênh mương thủy lợi, bê tơng hóa giao thơng nơng thơn, trạm y tế, trường học… giao thông đã được khép kín từ huyện đến trung tâm các xã, thị trấn; các đường làng, ngõ xóm đã được mở rộng, bê tơng hóa, làm cho bộ mặt nơng thôn mới được khởi sắc. Xây dựng nông thôn mới đến nay có 11/11 xã đạt chuẩn nông thôn mới và đang đề nghị Trung ương công nhận huyện đạt chuẩn nông thôn mới năm 2020. Đồng thời, huyện đã đề ra nhiều biện pháp quản lý nâng cao hiệu quả các thành phần kinh tế trên địa bàn nhằm từng bước ổn

định nhiệm vụ thu chi, phát huy tính chủ động của huyện trong cơng tác tài chính, khai thác tốt hơn các nguồn thu của địa phương, thu ngân sách bình quân hàng năm tăng 11,2%. Thu nhập bình quân đầu người đến cuối năm 2020 đạt 47,3 triệu đồng, tăng 1,47 lần so năm 2015 [33, tr.4].

Bên cạnh đó, văn hóa, xã hội, giáo dục, y tế, thể dục thể thao... ngày càng phát triển. Đến cuối năm 2020, có 98/101 thơn đạt danh hiệu làng văn hố, chiếm tỷ lệ 97%, có 122/122 cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đăng ký xây dựng đạt chuẩn văn hóa, 11/11 xã đạt chuẩn văn hóa nơng thơn mới và 02/02 thị trấn đạt chuẩn văn minh đô thị; 50/53 trường đạt chuẩn quốc gia, chiếm tỷ lệ 91,3%, 13 xã, thị trấn đạt Bộ tiêu chí Quốc gia về y tế, tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng giảm xuống còn 8,63%, tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống còn 2,5% (cuối năm 2020), tổ chức dạy nghề ngắn hạn và tập huấn chuyển giao ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, mơ hình sản xuất cho 5.315 lao động; đến nay, đã cơ bản xóa được nhà ở đơn sơ cho người nghèo. Các chương trình, chính sách đối với các đối tượng bảo trợ xã hội, cứu trợ thiên tai, lũ lụt quan tâm thực hiện kịp thời, đúng quy định [33, tr.5].

Bảng 2.1. Tổng sản phẩm trên địa bàn huyện Tuy Phƣớc phân theo khu vực kinh tế giai đoạn 2016 – 2020 Năm Nông, lâm và thuỷ sản Công nghiệp - Xây dựng Thƣơng mại - Dịch vụ theo giá GTSX so sánh 2010 (tỷ đồng) Tổng sản phẩm (tỷ đồng) Tỷ lệ % Tổng sản phẩm (tỷ đồng) Tỷ lệ % Tổng sản phẩm (tỷ đồng) Tỷ lệ % 2016 1.932 32,0 2.913 47,0 1.277 21,0 6.122 2017 1.963 31,4 3.280 47,1 1.417 21,5 6.660 2018 2.096 31,01 3.569 47,33 1.573 21,66 7.238 2019 2.175 30,5 3.828 47,6 1.753 21,9 7.756 2020 2.334 28,94 4.295 50,06 1.950 21,0 8.579

Trong năm 2020, tình hình KT-XH huyện tiếp tục có bước phát triển so với năm 2019. Tổng giá trị sản xuất (theo giá so sánh 2010) đạt 8.579 tỷ đồng, đạt 109% so với kế hoạch; trong đó, giá trị sản xuất nơng, lâm, thủy sản đạt 2.334 tỷ đồng, đạt 103% kế hoạch, tăng 4,1% so cùng kỳ; giá trị sản xuất công nghiệp và xây dựng đạt 4.295 tỷ đồng, đạt 100,1% kế hoạch, tăng 10,7% so với cùng kỳ; giá trị sản xuất dịch vụ và thương mại đạt 1.950 tỷ đồng, đạt 100% kế hoạch, tăng 11,3% so với cùng kỳ. Giá trị xuất khẩu ước đạt 38.062 nghìn USD, tăng 9,3% so với cùng kỳ; giá trị nhập khẩu ước đạt 6.939 nghìn USD,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng cơ bản ở huyện tuy phước, tỉnh bình định (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)