Sức sống và khả năng đề kháng bệnh tật

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số chỉ tiêu sinh trưởng và chất lượng thịt của giống gà lạc thủy trong điều kiện nuôi bán chăn thả tại thị xã an khê, tỉnh gia lai (Trang 27 - 29)

Chương 1 : TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.3. Cơ sở khoa học

1.3.4. Sức sống và khả năng đề kháng bệnh tật

Sức sống và khả năng kháng bệnh ở gia cầm là những tính trạng di truyền đặc trưng cho từng lồi, giống, dịng, cá thể và được xác định bởi khả năng chống chịu những ảnh hưởng của dịch bệnh và ngoại cảnh mơi trường, nó là yếu tố quan trọng giúp chăn nuôi đạt hiệu quả kinh tế cao. Trong cùng một giống, sức sống của mỗi dòng khác nhau là khác nhau, các cá thể khác nhau thì khác nhau nhưng vẫn nằm trong giới hạn của phẩm giống.

Theo Lê Viết Ly (1995) cho biết, động vật thích nghi tốt thể hiện ở sự giảm khối lượng cơ thể thấp nhất khi bị stress, có sức sinh sản tốt, sức kháng bệnh cao, sống lâu và tỷ lệ chết thấp. Sức sống và khả năng kháng bệnh tật trong chăn nuôi thể hiện chất lượng của phẩm giống, phản ánh khả năng thích nghi với điều kiện ngoại cảnh: Nhiệt độ, ẩm độ, ánh sáng, độ thơng thống, … và chế độ chăm sóc nuôi dưỡng: Thức ăn, nước uống, phòng trừ dịch bệnh, ... trong đó , nhiệt độ có ảnh hưởng rất lớn đến sức sống và khả năng đề kháng (đă ̣c biê ̣t đối với giai đoa ̣n gà con) do gia cầm dễ mẫn cảm với điều kiện ngoại cảnh thay đổi đột ngột.

Hiện nay, với cơ chế mở cửa việc nhập nhiều giống gà có đặc tính sản xuất cao từ nước ngoài hay giữa các địa phương cần quan tâm tới khả năng thích nghi với điều kiện môi trường, sức sống và khả năng kháng bệnh. Khả năng này mang yếu tố di truyền đặc trưng cho từng loài, giống, dòng, cá thể và được xác định bởi khả năng chống chịu các tác động của dịch bệnh và ngoại cảnh... vì vậy trong chăn ni cần đáp ứng đầy đủ điều kiện thích hợp cho gia cầm phát triển như chuồng trại, thức ăn, chăm só c, quản lý,... chăn nuôi mang lại hiệu quả cao.

Các yếu tố ngoại cảnh tác động gây ảnh hưởng xấu tới sức đề kháng của cơ thể, dễ gây hiện tượng stress làm giảm sức sống. Trong điều kiện tự nhiên nước ta các yếu tố này tác động lần lượt ở các mức độ khác nhau tại

những vù ng địa lý khác nhau. Do vậy để có sức sống cao đòi hỏi gia cầm phải có sự thích nghi với điều kiện sống, thông qua hệ thống miễn dịch và các cơ chế đáp ứng miễn dịch để chống lại các tác nhân gây bệnh.

Tỷ lệ nuôi sống của gia cầm non trong điều kiện bình thường đạt khoảng 90% nhưng cũng có những dòng gà tỷ lệ nuôi sống có thể lên tới 98 - 99%. Theo tiêu chuẩn giống, tỉ lệ sống trong điều kiện tối ưu như sau: gà Ross 308 là 96 - 98%; gà Tam Hoàng là 96,0 - 96,85%; gà Lương Phượng là 97% trở lên; gà Kabir giai đoạn 1 đến 42 ngày tuổi là là: 97,1 - 98,6%; gà Rhode-ri (con lai gà Rhode với gà Ri) đến 4 tháng tuổi là 90,56%; gà Ri từ 0 - 9 tuần tuổi và 10 - 19 tuần tuổi lần lượt là: 95,0 - 97,8% và tương ứng ở gà Mía là 78,0 – 97%; gà Hồ, gà Văn Phú đều đạt 80 – 90%.

Ngô Giản Luyện (1994) cho rằng gia cầm thông qua hệ thống miễn dịch và các cơ chế đáp ứng miễn dịch để chống lại các tác nhân gây bệnh. Kotris và cs (1988) nghiên cứu cho thấy những gà mái có số lượng bạch cầu cao hơn ở độ tuổi 60 và 100 ngày thì tương ứng với sức sống và sản lượng trứng cao.

Phan Cự Nhân, Trần Đình Miên (1998) xét về khả năng thích nghi khi điều kiện sống thay đổi như về thức ăn, thời tiết, khí hậu, quy trình chăn nuôi, môi trường, vi sinh vật xung quanh…cho thấy gà lơng màu có khả năng thích ứng rộng rãi hơn đối với môi trường sống.

Khavecman (1972), để tăng cường các biê ̣n pháp chăm sóc, ni dưỡng, đảm bảo chất lượng sản phẩm ngày càng tốt hơn trong chăn ni, ngồi việc tiếp tục chọn lọc các cá thể, các dò ng có sức miễn kháng cao, người ta còn chú trọng đến nghiên cứu theo dõi các tập tính bẩm sinh của con vật về sinh sản, sinh trưởng, kiếm ăn…. Từ đó á p du ̣ng các biện pháp nuôi dưỡng theo kiểu nuôi nhốt hay chăn thả, biê ̣n pháp làm sạch môi trường trang trại và xung quanh, tuân thủ chă ̣t chẽ các quy tắc về an toàn di ̣ch bê ̣nh.

Những việc làm cần thiết đó sẽ bổ trợ thêm tính miễn kháng, ngăn ngừa được những stress mang hậu quả làm giảm sức sống và chất lượng sản phẩm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số chỉ tiêu sinh trưởng và chất lượng thịt của giống gà lạc thủy trong điều kiện nuôi bán chăn thả tại thị xã an khê, tỉnh gia lai (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)