Chương 2 : ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.3. Phương pháp nghiên cứu
2.3.3. Các chỉ tiêu theo dõi trong nghiên cứu
- Theo dõi điều kiện vi khí hậu chuồng ni là nhiệt độ và độ ẩm: Đặt máy đo nhiệt độ - độ ẩm HMHTC-1 của hãng TigerDirect, (Mỹ) tại mỗi lô TN và lấy số liệu nhiệt độ, độ ẩm 3 lần trong ngày (vào thời điểm: 6 giờ; 13 giờ và 19 giờ) rồi tính trung bình ngày và trung bình tuần.
- Sử dụng các phương pháp nghiên cứu của Bùi Hữu Đoàn và cs (2011) để xác định các chỉ tiêu về tỉ lệ nuôi sống, sinh trưởng, năng suất và chất lượng thịt.
2.3.3.1. Xác định tỷ lệ sống
Ghi nhận số lượng gà chết trong từng lô hàng ngày, cuối tuần xác định số gà sống đến cuối kỳ trong mỗi lô TN:
Số gà sống đến cuối kỳ = Số gà đầu kỳ − Số gà chết
Và tính tỷ lệ sống bằng số gà còn sống cuối kỳ chia cho số gà đầu kỳ:
Tỷ lệ nuôi sống (%) =
Số con sống đến cuối kỳ
x100
Số con đầu kỳ
Tính tỷ lệ sống qua từng tuần tuổi và cả giai đoạn 0 đến 16 tuần tuổi.
2.3.3.2. Xác định tốc độ sinh trưởng
Cân khối lượng tất cả số gà TN ở các thời điểm: 1 ngày tuổi, sau đó cân định kỳ hai tuần một lần tất cả gà trong lô cho đến 16 tuần tuổi, vào các thời điểm 2 tuần tuổi; 4 tuần tuổi; 6 tuần tuổi; 8 tuần tuổi; 10 tuần tuổi; 12 tuần tuổi; 14 tuần tuổi và 16 tuần tuổi. Cân vào buổi sáng ngày xác định trong tuần trước khi cho gà ăn. Gà một ngày tuổi cân theo nhóm 30 con/lần rồi tính trung bình; giai đoạn từ 2 đến 16 tuần tuổi cân từng cá thể bằng cân đồng hồ có độ chính xác ± 10g. Từ đó xác định các chỉ số sinh trưởng tích lũy, sinh trưởng tuyệt đối và sinh trưởng tương đối như sau:
(1) Sinh trưởng tích lũy (g)
(thường xác định theo tuần tuổi). Khối lượng gà trong nghiên cứu này được xác định bằng cách cân 2 tuần một lần, bắt cân từng cá thể gà trong từng lơ tính khối lượng trung bình theo lơ.
(2) Sinh trưởng tuyệt đối (g/con/ngày)
Sinh trưởng tuyệt đối là sự tăng lên về khối lượng cơ thể trong một đơn vị thời gian.
Cơng thức tính sinh trưởng tuyệt đối: 2 1 2 1 P P A T T
(đơn vị: gam/con/ ngày)
Trong đó: A là sinh trưởng tuyệt đối (gam/con/ngày) P1 là khối lượng cơ thể cân tại thời điểm T1(g) P2 là khối lượng cơ thể cân tại thời điểm T2(g) T1 là thời điểm khảo sát trước (ngày tuổi) T2 là thời điểm khảo sát sau (ngày tuổi).
(3) Sinh trưởng tương đối (%)
Sinh trưởng tương đối là tỷ lệ phần trăm (%) của khối lượng hoặc kích thước tăng lên của cơ thể gà thời điểm khảo sát so với thời điểm khảo sát trước đó.
Cơng thức tính sinh trưởng tương đối về khối lượng:
2 1 (%) 100 ( 2 1) / 2 P P R X P P
Trong đó: R là sinh trưởng tương đối (%)
P1 là khối lượng cơ thể ở lần cân trước (g) P2 là khối lượng cơ thể ở lần cân sau (g).
2 1 (%) 100 ( 2 1) / 2 L L R X L P
Trong đó: R là sinh trưởng tương đối (%)
L1 là chiều dài của chiều đo ở lần đo trước (cm) L2 là chiều dài của chiều đo ở lần đo sau (cm).
Tốc độ sinh trưởng tương đối (%) về khối lượng và kích thước các chiều đo của gà Lạc Thủy được xác định bằng cách cân – đo khối lượng và kích thước ngẫu nhiên 10 con (5 trống, 5 mái) mỗi lơ, tính trung bình theo nhóm gà ni cùng loại thức ăn (mỗi loại thức ăn 10 trống, 10 mái).
2.3.3.3. Xác định kích thước các chiều đo
Xác định các chỉ tiêu chiều đo cơ bản gồm: chiều dài thân, chiều dài lườn, chiều dài đùi, chiều cao chân, vòng ngực. Dùng dụng cụ đo là thước compa (loại nhỏ dùng cho gia cầm) và thước dây, đo theo phương pháp của Bùi Hữu Đoàn và cs (2011) như sau:
- Đo chiều dài thân: dùng thước compa; đo từ đốt xương sống cổ cuối cùng đến đốt xương đuôi đầu tiên.
- Đo chiều dài lườn: dùng thước compa; đo từ mép trước của lườn, dọc theo đường thẳng tới cuối hốc ngực phía trước.
- Đo vòng ngực: dùng thước dây vòng quanh ngực, sát sau gốc cánh. - Đo chiều dài đùi: dùng thước compa, đo từ khớp khuỷu đến khớp đùi gắn vào xương chậu.
- Đo chiều cao chân: dùng thước compa, đo từ khớp xương khuỷu đến khớp xương của các ngón chân.
2.3.3.4. Lượng thức ăn thu nhận và hiệu quả sử dụng thức ăn
Tính LTATN và FCR dựa vào phương pháp của Bùi Hữu Đoàn và cs (2011) như sau:
(1) Lượng thức ăn thu nhận (LTATN) trung bình của mỗi con gà trong ngày.
- Giai đoạn một đến 21 ngày tuổi, cho gà con ăn tự do 24 giờ. Hàng ngày, 6 giờ 00 sáng cân chính xác lượng thức ăn cho ăn và 6 giờ 00 sáng hôm sau cân lại lượng thức ăn thừa trước khi cho ăn thức ăn mới. Lượng thức ăn thu nhận (LTATN) trong ngày được tính theo cơng thức:
LTATNi =
Lượng thức ăn cho ăn(g) − Lượng thức ăn dư thừa(g)
Số gà có mặt trong ngày khảo sát(con) Trong đó: i là số tuần ni (1 đến 16).
Đơn vị tính LTATN là: g/con/ngày. - Giai đoạn từ 4 tuần tuổi đến 16 tuần tuổi
+ Gà ăn tự do trong ngày, sáng cân chính xác lượng thức ăn cho ăn trong ngày, chiều cân lượng thức ăn dư thừa và tính LTATN như công thức trên.
+Xác định LTATN (g/con/ngày) được tiến hành mỗi tuần một lần vào một ngày giữa tuần theo dõi (trong nghiên cứu này là thứ 7 hàng tuần) và lấy làm LTATN trung bình mỗi ngày trong tuần đó.
(2) Hiệu quả sử dụng thức ăn (FCR):
Tính Hiệu quả sử dụng thức ăn (FCR) hay chi phí thức ăn cho 1 kg tăng khối lượng áp dụng công thức sau:
Hiệu quả sử dụng TA =
Lượng thức ăn thu nhận (kg) Khối lượng cơ thể tăng lên (kg) Trong nghiên cứu này:
+ Tổng lượng thức ăn thu nhận (kg) là tổng LTATN trong hai tuần tương ứng thời gian cân khối lượng cơ thể gà.
của gà cân lần sau trừ khối lượng trung bình của gà cân lần trước liền kề (kg). + Đơn vị tính hiệu quả sử dụng thức ăn (FCR) là: kg /1 kg tăng khối lượng.
2.3.3.5. Khảo sát năng suất và chất lượng thịt
- Một ngày trước khi mổ khảo sát, gà TN ở thời điểm 16 tuần tuổi, được đưa về khoa Chăn nuôi Thú y, Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Huế. Gà được nuôi nhốt, không cho ăn nhưng cho uống nước đầy đủ để duy trì sức khỏe.
- Sáng hôm sau, tiến hành mổ khảo sát, đánh giá các chỉ tiêu năng suất và chất lượng thịt được tiến hành theo phương pháp của Auaas và cs (1978); Yu và cs (2005); Schilling và cs (2008); Suwattitanun và cs (2014); Hồ Xuân Tùng và cs (2010), tại phịng thực hành Bộ mơn Di truyền - Giống, Khoa Chăn nuôi Thú y, trường Đại học Nông Lâm, Đại học Huế.
- Số lượng gà mổ khảo sát: gồm 12 con, mỗi nghiệm thức mổ 6 con gồm: 3 con gà trống, 3 con gà mái.
(1) Khảo sát năng suất thịt * Cách tiến hành:
- Cân khối lượng gà sống (sau khi nhịn đói 12 – 18 giờ nhưng uống nước bình thường)
- Cắt tiết (cắt cổ họng)
- Nhúng vào nước nóng 72 – 750C trong 30 – 80 giây, vặt lông.
- Cắt chân ở khớp khuỷu, cắt đầu ở khớp xương chẩm và xương atlat, rạch bụng theo xương lưỡi hái, bỏ ống tiêu hóa, cơ quan sinh dục, khí quản, thực quản, lá lách. Để lại thận và phổi.
- Lấy túi mật khỏi gan, lấy thức ăn cùng màng sừng ra khỏi mề, phần cịn lại nhét vào ổ bụng của gà. Đó là thân thịt.
* Xác định tỉ lệ thân thịt theo công thức:
Tỷ lệ thân thịt(%) =
Khối lượng thân thịt(g)
x100 Khối lượng sống(g)
* Xác định tỷ lệ thịt đùi:
Xác định tỷ lệ thịt đùi: tách đùi + cẳng trái ra khỏi thân thịt, bỏ da. Rạch dọc theo đùi và cẳng để bỏ xương chày, xương mác cùng xương bánh chè và sụn ra. Tỷ lệ thịt đùi được tính theo cơng thức:
Tỷ lệ thịt đùi (%) =
Khối lượng thịt đùi trái(g) x 2
x100 Khối lượng thân thịt(g)
* Xác định tỷ lệ thịt lườn:
Rạch một lát cắt dọc theo xương lưỡi hái đến xương ngực, cắt tiếp từ xương đòn đến vai. Bỏ da ngực, tách cơ lườn nông và cơ lườn sâu bên trái, bỏ xương, cân. Tỷ lệ thịt lườn được tính theo cơng thức sau:
Tỷ lệ thịt lườn (%) =
Khối lượng thịt lườn trái(g) x2
x100 Khối lượng thân thịt(g)
* Xác định tỷ lệ thịt đùi và thịt lườn:
Tỷ lệ thịt (đùi + lườn) (%) =
Khối lượng(thịt đùi trái +thịt lườn trái)(g) x2
x100 Khối lượng thân thịt(g)
* Xác định tỷ lệ mỡ bụng:
Tách mỡ bám trong ổ bụng, đem cân rồi tính tỷ lệ theo cơng thức:
Tỷ lệ mỡ bụng (%) =
Khối lượng mỡ bụng(g)
x100 Khối lượng thân thịt(g)
(2) Khảo sát về chất lượng thịt xác định các chỉ tiêu: * Độ pH cơ lườn:
- pH của thịt được đo theo tiêu chuẩn ISO 2917 - 2001. - Máy sử dụng: Máy đo pH thịt cầm tay HI99163. - Vị trí đo pH: cơ thăn tại vị trí xương sườn 10-11. - Thời điểm đo:
+ pH15: Đo trên mẫu cơ thăn 15 phút sau khi giết thịt.
+ pH24: Đo trên mẫu cơ thăn 24 giờ sau khi được bảo quản lạnh ở 40C.
+ pH48: Đo trên mẫu cơ thăn 48 giờ sau khi được bảo quản lạnh ở 40C.
- Cách đo:
+ Cân 10 g thịt cơ thăn đã băm nhỏ bỏ vào cốc đong (có thể tích 400ml).
+ Thêm 100ml nước cất.
+ Xay bằng máy xay sinh tố ở tốc độ cao trong 30 giây.
+ Dùng máy đo pH thịt cầm tay đo pH dung dịch đã xay càng nhanh càng tốt.
* Tỷ lệ mất nước sau 24 giờ và 48 giờ bảo quản:
- Tỷ lệ mất nước bảo quản của thịt được xác định theo phương pháp của Schilling MW et al (2008):
- Thời điểm: 24 giờ và 48 giờ. - Cách tiến hành:
+ Cắt miếng thịt cơ lườn hoặc đùi có khối lượng 120g và cân khối lượng mẫu (Pb1).
+ Bảo quản mẫu ở túi nhựa kín và đặt lên giá ở nhiệt độ 0-40C trong thời gian 24 hoặc 48 giờ.
+ Sau thời gian bảo quản, mẫu được thấm khô bề mặt bằng giấy vệ sinh mềm.
+ Cân mẫu sau bảo quản (Pb2)
- Tỷ lệ mất nước bảo quản (%) được xác đi ̣nh dựa vào khối lượng mẫu trước và sau khi bảo quản theo công thức sau:
TL mất nước bảo quản (%) =
Pb1 - Pb2
x 100 Pb1
Trong đó: Pb1: Khối lượng mẫu trước bảo quản. Pb2: Khối lượng mẫu sau bảo quản.
* Tỷ lệ mất nước sau 24 giờ và 48 giờ chế biến:
- Tỷ lệ mất nước chế biến của thịt được xác định theo phương pháp của Schilling MW et al (2008):
- Máy sử dụng: Waterbath WNB10. - Thời điểm: 24 giờ và 48 giờ
- Cách tiến hành:
+ Miếng thịt cơ thăn sau khi xác định mất nước bảo quản (có khối lượng trước chế biến bằng khối lượng trước bảo quản Pb1= Pc1)
+ Bỏ mẫu vào trong túi nhựa chịu nhiệt và luộc trong Waterbath ở nhiệt độ 800C trong 75 phút. Sau thời gian luộc, mẫu được làm mát dưới vòi nước chảy 30 phút.
+ Lấy ra khỏi túi và thấm khô bề mặt bằng giấy vệ sinh mềm. + Cân mẫu sau chế biến (Pc2)
- Tỷ lệ mất nước chế biến (%) được xác đi ̣nh dựa vào khối lượng mẫu trước và sau khi chế biến theo công thức sau:
TL mất nước chế biến (%) =
Pc1 - Pc2
x 100 Pc1
Trong đó: Pc1: Khối lượng mẫu trước bảo quản. Pc2: Khối lượng mẫu sau bảo quản.
* Xác định độ dai của thịt:
- Độ dai của thịt được xác định theo phương pháp của Schilling MW et al (2008):
- Máy sử dụng: Máy đo độ dai WDS-1 với tốc độ lưỡi dao200mm/phút
- Cách tiến hành:
+ Cắt 6 mẫu thịt có kích thước 1 cm (chiều rộng) × 1 cm (độ dày) × 2 cm (chiều dài, song song với hướng của các sợi cơ) dải được cắt mẫu thịt sau khi đã làm chỉ tiêu mất nước chế biến
+ Đưa miếng thịt vào máy đo lực cắt (đơn vị: N)
Độ dai của mẫu thịt được xác định là trung bình của 6 lần đo của 6 mẫu thi ̣t.
* Đo màu sắc thịt:
- Màu sắc thịt được đo theo hệ màu CIE L*, a*, b* bằng máy CR400
Minolta, (Japan) với góc chiếu sáng D65 và đo theo phương pháp của Wanner và cs (1997)
- Vị trí đo: Thịt cơ lườn hoặc cơ đùi.
- Thời điểm đo: Đo trên mẫu cơ lườn hoặc đùi tại thời điểm 24 và 28 giờ sau khi giết mổ (bảo quản lạnh ở 4oC).
- Cách đo:
+ Sau thời gian bảo quản, dùng dao cắt một lớp mỏng (tạo lát cắt mới) và phơi khơng khí trong tủ lạnh 4oC trong 15 phút.
+ Lấy mẫu ra tủ lạnh và tiến hành đo màu sắc.
Giá trị L*, a*, b* tại mỗi thời điểm là giá trị trung bình của 5 lần đo tại các vi ̣ trí khác nhau trên cùng một mẫu thịt.