Một số chỉ tiêu chất lượng thịt của gà Lạc Thủy nuôi tại Thị xã An

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số chỉ tiêu sinh trưởng và chất lượng thịt của giống gà lạc thủy trong điều kiện nuôi bán chăn thả tại thị xã an khê, tỉnh gia lai (Trang 70 - 75)

Chương 3 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.3. Năng suất và một số chỉ tiêu chất lượng thịt của giống gà Lạc Thủy giết

3.3.2. Một số chỉ tiêu chất lượng thịt của gà Lạc Thủy nuôi tại Thị xã An

Để kiểm tra chất lượng thịt chúng tôi đã tiến hành xác định độ pH, tỷ lệ mất nước bảo quản, tỷ lệ mất nước chế biến, độ dai của thịt và màu sắc thịt tại hai thời điểm 24 và 48 giờ. Chỉ số pH15 (pH tại thời điểm 15 phút sau khi giết mổ) đạt 5,93 – 6,18, pH 24 đạt 5,79 – 5,89 và pH48 đạt 5,67 – 5,78 , vậy gà nuôi ở Tỉnh Gia Lai cho thịt có chất lượng tốt. Tỷ lệ mất nước khi bảo quản sau 24h đạt 1,04 - 1,78, sau 48h đạt 0,97 - 1,83, tỷ lệ mất nước sau chế biến sau 24h đạt 17,35 - 21,25, sau 48h đạt 18,39 - 26,45 thấp hơn gà Lạc Thủy nuôi ở Tỉnh Đồng Nai (tỷ lệ mất nước bảo quản sau 24h: 1,17 – 2,05, tỷ lệ mất nước chế biến sau 24h: 18,80 – 22,35) và gà H’mông nuôi tại trại thực nghiệm – Học viện Nông Nghiệp Việt Nam (2016) (2,5 – 4,5, và 21,5 – 23,5). Độ dai của thịt thí nghiệm sau 24h từ 21,10 – 23,69 N/cm2, sau 48h 22,66 – 23,71 N/cm2 cao hơn so với gà nuôi tại Đồng Nai (sau 24h: 19,00 – 21,85 N/cm2) nhưng thấp hơn gà Đông Tảo nuôi tại Hưng Yên (28,66 N/cm2).

Màu sáng (L*), màu đỏ (a*), màu vàng (b*) thịt cơ lườn của gà Lạc Thủy trong nghiên cứu này tại thời điểm 24h và 48h tương ứng là: 51,85 - 55,79, 0,57 - 2,78, 0,57 - 8,96 và 53,85 - 56,80, 0,82 - 2,41, 7,23 - 12,01 hơi sẫm màu hơn và ít đỏ hơn so với gà nuôi tại Đồng Nai (L*= 54,8 - 55,8; a*= 4,1- 4,2; b*=10,3 - 12,4) và gà Broiler (L*= 53,75 - 55,39; a*= 0,63- 1,92; b*=7,66 - 9,55) (Suwattitanun et al, 2014), tổ hợp gà Lai kinh tế 3 giống (Mía-Hồ-Lương Phượng) (Bùi Hữu Đồn và cs, 2011) và có phần sáng hơn so với kết quả nghiên cứu trên gà Ri và gà Ri lai (L= 48,5 - 49,6) (Hồ Xuân Tùng và cs, 2010).

Bảng 3.10: Kết quả một số chỉ tiêu chất lượng thịt của gà Lạc Thủy nuôi tại thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai thời điểm 16 tuần tuổi.

Chỉ tiêu TACN TATT Trống Mái Trống Mái pH 15 6,11 5,93 5,97 6,08 pH24 5,89 5,79 5,86 5,88 pH48 5,74 5,68 5,65 5,63

Tỷ lệ mất nước bảo quản 24h (%) 1,48 1,78 1,04 1,58

Tỷ lệ mất nước bảo quản 48h (%) 1,54 1,83 0,97 1,83

Tỷ lệ mất nước chế biến 24h (%) 21,03 21,25 17,35 20,70 Tỷ lệ mất nước chế biến 48h (%) 23,40 22,28 18,39 26,45 Độ dai 24h (N/cm2) 22,77 21,10 23,69 22,85 Độ dai 48h (N/cm2) 23,47 23,71 22,91 22,66 Màu sắc thịt L*24h 51,85 53,43 53,54 55,79 a*24h 2,78 1,58 1,84 0,57 b*24h 6,86 8,96 1,84 0,57 L*48h 54,27 53,85 54,44 56,80 a*48h 2,41 1,22 1,57 0,82 b*48h 8,13 10,16 12,01 7,23

Chú thích: L*: độ sáng màu; a*: màu đỏ; b*: màu vàng

Vậy năng suất giết mổ và phẩm chất thịt của gà Lạc Thủy tương đương với gà H’Mông, gà Ai Cập [45], [26], nhưng thấp hơn gà GF 168 nuôi tại Huế [25]. So với gà Đơng Tảo thì pH15 cao hơn, độ sáng sẫm màu hơn, độ dai thấp hơn, còn các chỉ tiêu khác về chất lượng thịt tương đương [43]. Thịt gà có màu sáng hấp dẫn người tiêu dùng (L: 51,85 – 55,79).

3.4. Hiệu quả sử dụng thức ăn của giống gà Lạc Thủy trong điều kiện nuôi bán chăn thả tại thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai.

Kết quả theo dõi về LTATN của gà Lạc Thủy nuôi tại Thị xã An Khê, Tỉnh Gia Lai khi ni bằng TATT có thời điểm thấp hơn so với gà

ni bằng TACN. Chúng ta có thể lý giải, TACN được chế biến tốt hơn, viên nén chặt nên khối lượng riêng lớn hơn, ngược lại TATT với các nguyên liệu thô, tự phối trộn, khối lượng riêng bé hơn, khi gà ăn cùng lượng (thể tích) thì gà ni bằng TACN ăn vào khối lượng thức ăn lớn hơn gà nuôi bằng TATT. Giữa gà nuôi cùng loại thức ăn TATT mức ăn vào ở gà LL II cao hơn ở gà LL I, Và mức ăn vào giữa gà cùng ni bằng TACN thì gà ở thí LL I cao hơn mức ăn vào của gà ở LL II, nhưng sai khác này là không lớn (2,59% ở gà nuôi bằng TATT và 1,43% ở gà nuôi bằng TACN).

Bảng 3.11: Lượng thức ăn thu nhận của gà Lạc Thủy nuôi tại Thị xã An Khê, Tỉnh Gia Lai.

Tuần tuổi

I II

LÔ 1 LÔ 2 LÔ 3 LÔ 4

0- 2 9,93 10,34 10,25 10,51 2 - 4 27,75 28,45 27,53 28,51 4 - 6 40,83 42,25 38,77 42,05 6 - 8 53,46 57,85 55,94 55,75 8 - 10 52,76 53,23 52,64 57,77 10 - 12 58,68 68,58 62,44 64,52 12 - 14 66,75 64,34 65,86 62,78 14 - 16 65,56 70,86 72,02 68,42 0 -16 46,97 49,49 48,18 48,79

So sánh với các nhóm gà lai lơng màu (Ri lai, Dabaco, GF168, JA) thì gà Lạc Thủy có LTATN thấp hơn [4] [7], [18], [24], so với các giống gà địa phương khác (Ri, Lơng Cằm, Móng, Mía, Tàu vàng) thì tương đương [8], [9], [18], [30], [40].

Bảng 3. 12: Hiệu quả sử dụng thức ăn của gà Lạc Thủy nuôi tại thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai giai đoạn từ một ngày tuổi đến 16 tuần tuổi.

(đv: kg/ 1 kg khối lượng tăng)

Tuần tuổi I II

LÔ 1 LÔ 2 LÔ 3 LÔ 4

0- 2 1,70 1,65 1,67 1,65 2 - 4 2,10 2,07 1,92 1,94 4 - 6 4,62 3,60 4,87 3,66 6 - 8 4,55 3,38 4,47 3,72 8 - 10 4,79 4,80 4,80 4,06 10 - 12 3,23 3,72 3,65 3,34 12 - 14 4,07 4,21 4,76 4,42 14 - 16 5,84 5,11 5,12 5,32 0 -16 4,00 3,68 3,98 3,61

Hiệu quả sử dụng thức ăn (FCR) hay chi phí thức ăn (kg) cho 1 kg khối lượng tăng trong 16 tuần nuôi ở gà Lạc Thủy khi nuôi bằng TATT (I) là 4,00 và 3,98 kg (II), ở gà nuôi bằng TACN tương ứng là 3,68 và 3,61. Giữa hai LL thì gà ở LL II có chi phí thức ăn thấp hơn gà LL I. Và trong cùng LL, ở cả LL I và LL II gà được nuôi bằng TACN có chi phí thức ăn thấp hơn gà được nuôi bằng TATT. Như vậy với TACN gà ăn vào ít hơn TATT nhưng hiệu quả chuyển hóa để tích lũy sản phẩm thịt thì cao hơn cho thấy việc dùng TACN nuôi gà Lạc Thủy (hoặc các giống gà địa phương trong nước) mang lại hiệu quả cao. Theo kết quả gà nghiên cứu có hiệu quả sử dụng thức ăn thấp hơn gà nuôi tại Đồng Nai ( 3,43 – 3,74kg/1 kg tăng khối lượng cơ thể). Theo các kết quả đã công bố, FCR ở gà Dabaco và JA tương

ứng là 2,87 - 3,27 kg/1 kg tăng khối lượng cơ thể và 2,69 - 2,97 kg và gà Ri lai là 2,38 - 2,63 kg/1 kg tăng khối lượng cơ thể thì FCR ở gà Lạc Thủy thấp hơn rõ rệt [4], [18], [24], nhưng tương đương với gà Móng [51], gà Tàu vàng [30], gà Ai Cập ni tại Huế [26]. Chi phí thức ăn ở giai đoạn cuối (14- 16 tuần tuổi) là khá cao, vì vậy nếu ni lấy thịt cần xem xét tuổi bán gà thịt sớm để đạt hiệu quả cao.

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số chỉ tiêu sinh trưởng và chất lượng thịt của giống gà lạc thủy trong điều kiện nuôi bán chăn thả tại thị xã an khê, tỉnh gia lai (Trang 70 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)