Sinh trưởng của giống gà Lạc Thủy giai đoạn một ngày tuổi đến16 tuần

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số chỉ tiêu sinh trưởng và chất lượng thịt của giống gà lạc thủy trong điều kiện nuôi bán chăn thả tại thị xã an khê, tỉnh gia lai (Trang 55 - 67)

Chương 3 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.2. Tỷ lệ sống, khả năng sinh trưởng và sức sinh sản của giống gà Lạc Thủy

3.2.2. Sinh trưởng của giống gà Lạc Thủy giai đoạn một ngày tuổi đến16 tuần

với đầu kỳ của lô 1 là 90%, lô 2 và lô 3 là 93,33%, lô 4 là 96,67%; tính đến 16 tuần tuổi tỷ lệ sống của các lô là 100% so với tuần 8 và so vơi đầu kỳ là 93,33%, tỷ lệ này cao hơn so với kết quả nuôi bảo tồn gà Lạc Thủy tại Viện Chăn nuôi đến 15 tuần tuổi là 92,0% [10], [45], [53] và cao hơn kết quả nuôi tại Đồng Nai là 92,31%[11]. So sánh với tỷ lệ sống các giống gà địa phương (88,71 – 89,38%) [9], [50]; gà Mía (88,04 - 90,26%) [9], [44]; gà Đơng Tảo (92,00%) và gà Hồ (90,79%) [6], [47] thì tỷ lệ sống của gà Lạc Thủy trong nghiên cứu này cũng tương đương và có phần cao hơn. Tỷ lệ sống đến cuối kỳ tính chung cho gà ni bằng TATT (lơ 1 và 3) là 91,67% thấp so với tỷ lệ sống của gà nuôi bằng TACN (lô 2 và 4) là 95%. Tỷ lệ sống của gà Lạc Thủy trong nghiên cứu này là tương đương hoặc cao hơn các giống gà địa phương khác chứng tỏ gà thích nghi tốt với mơi trường sống mới. Việc chuyển gà Lạc Thủy vào Thị xã An Khê, Tỉnh Gia Lai nói riêng và Tây Ngun nói chung để ni thâm canh đại trà, bổ sung đa dạng giống gà có chất lượng thịt cao cho vùng là rất khả thi.

3.2.2. Sinh trưởng của giống gà Lạc Thủy giai đoạn một ngày tuổi đến 16 tuần tuổi tuần tuổi

3.2.2.1. Kích thước các chiều đo của gà Lạc Thủy

Kích thước các chiều đo tạo nên cấu trúccơ thể gà, phụ thuộc vào đặc điểm di truyền của giống, tính biệt, giai đoạn phát triển đồng thời cũng là chỉ tiêu đánh giá sức sản xuất của gia cầm. Chúng tôi tiến hành kiểm tra một số kích thước các chiều do của gà Lạc Thủy nuôi tại Thị xã An Khê, Tỉnh Gia Lai thu được kết quả như sau:

Bảng 3.4: Khối lượng và kích thước các chiều đo qua các tuần tuổi của gà Lạc Thủy nuôi tại Thị xã An Khê, Tỉnh Gia Lai Chỉ tiêu Đơn vị Thức ăn Giới

SS 4 TUẦN 8 TUẦN 12 TUẦN 16 TUẦN Mean SE Mean SE Mean SE Mean SE Mean SE Khối lượng g TATT Trống 32,50 309,1 4 6,24 637,86b 13,64 1048,26b 11,26 1497,50b 15,4 1 Mái 547,54c 9,62 937,05c 12,82 1253,32c 17,7 1 TACN Trống 32,45 320,2 1 8,07 762,09a 14,05 1305,22b 18,56 1665,37a 20,9 2 Mái 691,37b 14,43 1114,57a 15,50 1300,86bc 47,7 4 Dài thân cm TATT Trống 5,80 0,04 8,74 0,14 13,94b 0,12 16,12b 0,14 19,64b 0,25 Mái 13,18c 0,14 15,13c 0,16 18,96c 0,24 TACN Trống 5,67 0,04 9,16 0,19 15,16a 0,15 17,47b 0,19 21,62a 0,26 Mái 14,41b 0,13 16,45a 0,16 20,63b 0,25 Dài

lườn

cm TATT Trống 4,20 0,03 5,92 0,15 8,53a 0,06 10,43ab 0,13 12,99a 0,15 Mái 7,89b 0,06 9,21c 0,13 11,21b 0,16 TACN Trống 4,38 0,03 6,34 0,10 9,40a 0,16 11,73a 0,14 14,62a 0,15 Mái 8,63b 0,13 10,17bc 0,15 12,41b 0,17 Dài

đùi

cm TATT Trống 5,60 0,02 8,90 0,13 14,03ab 0,08 16,33b 0,17 18,56a 0,28 Mái 13,72c 0,05 15,55c 0,15 17,20b 0,20 TACN Trống 5,48 0,03 8,95 0,10 14,44a 0,06 17,38b 0,21 20,00a 0,31 Mái 14,06bc 0,07 15,93a 0,16 18,07b 0,24 Cao

chân

cm TATT Trống 2,55 0,02 4,92 0,09 7,16a 0,09 8,88ab 0,08 10,32b 0,11 Mái 6,96b 0,08 8,57c 0,05 10,01c 0,10 TACN Trống 2,48 0,02 5,07 0,07 7,51a 0,04 9,27a 0,06 10,83a 0,13 Mái 7,30ab 0,11 8,99bc 0,08 10,38bc 0,15 Rộng

ngực

cm TATT Trống 8,39 0,03 15,41 0,12 26,04bc 0,31 30,69b 0,36 34,16ab 0,47 Mái 25,55c 0,37 29,50b 0,43 32,82b 0,53 TACN Trống 8,30 0,03 15,75 0,10 27,87a 0,33 32,57a 0,32 35,69a 0,52

Ở thời điểm 16 tuần tuổi, gà trống ni bằng TATT có chiều dài thân là 19,64 cm, dài lườn là 12,99 cm, dài đùi là 18,56 cm, cao chân là 10,32 cm, rộng ngực là 34,16 cm và gà mái ni cùng loại thức ăn có kích thước các chiều đo lần lượt là: dài thân 18,96 cm, dài lườn: 11,21 cm, dài đùi: 17,20 cm, cao chân: 10,01 cm, rộng ngực: 32,82 cm. Cùng thời điểm, kích thước đo được ở gà trống nuôi bằng TACN là: chiều dài thân là 21,62 cm, dài lườn là 14,62 cm, dài đùi là 20,00 cm, cao chân là 10,83 cm và rộng ngực là 35,69 cm; ở gà mái nuôi cùng loại thức ăn có kích thước tương ứng lần lượt là: 20,63 cm, 12,41 cm, 18,07 cm, 10,38 cm và 33,68 cm.

Gà Lạc thủy nuôi tại An Khê, Gia Lai có kích thước các chiều đo tương đương với gà Lạc Thủy nuôi tại Đồng Nai theo nghiên cứu của Phạm Thành Định (2017). Đối với gà ni bằng TATT có kích thước lần lượt: 19,87 cm, 14,11cm, 18,14 cm, 10,22cm, 34,02cm đối với con trống và tương ứng là 18,33cm, 12,22cm, 16,61cm, 9,8cm, 33,55cm đối với con mái. Kích thước các chiều đo của gà ni bằng TACN cùng thời điểm tương ứng đối với con trống là: 21,53cm, 14,31cm, 18,29cm, 10,72cm, 35,00cm và đối với con mái có kích thước tương ứng là: 20,26cm, 12,25cm, 17,49cm, 9,70cm, 34,29cm. So với kích thước các chiều đo của gà Lạc Thủy, gà Mía và gà Móng ni ở Viện chăn ni thì gà Lạc Thủy ni tại An Khê, Gia Lai có chiều dài thân, cao chân và dài vòng ngực là tương đương nhau. Chiều dài đùi (17,20 – 20,00 cm) của gà trong nghiên cứu này dài hơn so với gà Lạc Thủy nuôi tại Viện chăn nuôi (12,88 – 15,30 cm), nhưng thấp hơn gà Móng và gà Mía (19,39 – 22,48 cm)

Theo nghiên cứu của Võ Lâm và cs (2016), gà Tàu Vàng nuôi tại An Giang cùng độ tuổi (16 tuần tuổi) có kích thước chiều dài thân (36,50 - 39,67 cm), dài lườn (12,37 – 12,97) và dài đùi (21,93 - 25,25 cm) thì gà Lạc Thủy trong nghiên cứu này có kích thước dài thân (18,96 – 21,62 cm), dài

đùi (17,20 – 20,00 cm) thấp hơn, còn dài lườn (11,21 – 14,62 cm) là tương đương. Chứng tỏ giống gà Lạc Thủy ngắn thân và thấp hơn gà Tàu Vàng, một giống gà địa phương nuôi chăn thả phổ biến ở Nam Bộ.

Trong cùng một thời điểm đo, gà nuôi bằng TATT có kích thước các chiều đo cơ thể nhỏ hơn gà ni bằng TACN, trong đó chênh lệch nhiều nhất là dài lườn là 12,53% ở con trống và 10,77% ở con mái và sai khác ít nhất là rộng ngực là 4,46% ở con trống và 2,62% ở con mái. So sánh về kích thước các chiều đo của gà trống và gà mái ăn cùng loại thức ăn trong cùng thời điểm chúng ta thấy, gà trống ln có kích thước lớn hơn gà mái và sai khác có ý nghĩa thống kê (p < 0,05). Điều này phù hợp với kết quả nghiên cứu của Hoàng Thanh Hải (2012) trên chim Trĩ Đỏ Khoang Cổ, con trống có kích thước các chiều đo lớn hơn con mái cùng lứa tuổi và phù hợp với quy luật chung của lớp chim.

3.2.2.2. Sinh trưởng tích lũy của gà Lạc Thủy nuôi bán chăn thả tại Thị xã An Khê, Tỉnh Gia Lai

Sinh trưởng tích lũy là mức đơ ̣ tăng khối lượng của cơ thể gà qua các tuần tuổi, đây là một chỉ tiêu quan trọng được các nhà chọn giống và người chăn nuôi quan tâm. Đối với gà thịt thì đây là chỉ tiêu để xác định năng suất thịt của đàn gà, đồng thời cũng là thể hiện khả năng và hiệu quả sử dụng thức ăn của đàn gà qua các thời kỳ sinh trưởng của chúng.

Sinh trưởng của gia cầm phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau trong đó có chế độ dinh dưỡng và điều kiện chăm sóc. Để đánh giá sức sinh trưởng của gà chúng tôi xác định sinh trưởng tích lũy của gà Lạc Thủy qua các tuần tuổi trong hai TN.

Bảng 3.5: Khối lượng (g) của gà Lạc Thủy nuôi tại Thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai từ 1- 16 tuần tuổi.

Thời gian

I II

Lô 1 Lô 2 Lô 3 Lô 4

tuần tuổi

mean SE mean SE mean SE mean SE

SS 32,50 32,45 32,50 32,45

2 114,19a 2,38 120,01a 2,43 118,20a 2,23 121,87a 2,85

4 299,40a 56,58 312,71a 11,19 318,88a 7,82 327,45a 11,64

6 423,04a 5,95 477,19b 11,58 430,43a 11,60 488,38b 12,27 8 587,44a 16,96 717,04b 14,69 605,83a 12,70 698,37b 14,92 10 741,59a 19,35 872,34b 21,52 759,27a 16,25 897,35b 22,42 12 996,32a 15,68 1130,38b 21,63 999,05a 16,47 1167,57b 24,00 14 1225,83a 24,46 1344,43b 27,76 1192,85a 30,03 1366,22b 27,11 16 1383,03a 30,07 1538,74b 32,17 1389,86a 27,51 1546,19b 32,19

Chú thích: Các chữ cái khác nhau trong 1 hàng là các giá trị sai khác có ý nghĩa thống kê.

Khối lượng gà Lạc Thủy tại thời điểm 8 tuần tuổi ở LL I là: gà nuôi bằng TATT đạt 587,44 g/con, gà nuôi bằng TACN đạt 717,04g/con; ở LL II là: gà nuôi bằng TATT đạt 605,83 g/con, gà nuôi bằng TACN đạt 698,37 g/con. Vào thời điểm 16 tuần tuổi lần lượt tương ứng đạt 1.383,03 g/con và 1.538,74 g/con ở LL I; 1.389,86 g/con và 1.546,19 g/con ở LL II

Theo Vũ Ngọc Sơn và cs (2015), khối lượng gà Lạc Thủy nuôi bảo tồn tại Viện chăn nuôi ở thời điểm 8 tuần tuổi trung bình đạt 588,05 g/con (trống: 646,27 g/con; mái: 529,83 g/con) và thời điểm 16 tuần tuổi là 1.389,33 g/con ở gà trống và 1.216,34 g/con ở gà mái. Như vậy, khối lượng gà Lạc Thủy trong nghiên cứu của chúng tôi qua các tuần tuổi đều tương đương hoặc cao hơn khối lượng gà Lạc Thủy nuôi tại Viện chăn nuôi và thấp hơn so với khối lượng gà Lạc Thủy nuôi tại Đồng Nai tại thời điểm 16 tuần tuổi gà nuôi bằng TATT đạt từ 1446,10 – 1455,70g/ con, gà nuôi bằng TACN đạt từ 1556,90 – 1608,65g/con

So với các nhóm gà lơng màu khác nuôi phổ biến hiện nay thì gà Lạc Thủy trong nghiên cứu này có khối lượng nhỏ hơn. Theo Nguyễn Đức

Hưng và cs, kết thúc 12 tuần tuổi gà DABACO có khối lượng 1.450,5- 1.504,3 g/con, gà JA là 1.359 – 1.409 g/con, đã đạt tương đương với khối lượng gà Lạc Thủy lúc 15 - 16 tuần tuổi. Khối lượng gà trong nghiên cứu này cũng thấp hơn khối lượng các nhóm gà lai hướng thịt như: gà CP (12 tuần tuồi đạt 1.377,7 – 1.582,3 g/con) [4]; Ri lai (11 tuần đạt 1.479,17 g/con) [5], [52]; tổ hợp gà Lai kinh tế 3 giống (Mía – Hồ - Lương phượng) 12 tuần tuồi đạt 1.915,49 g/con[12] và các giống gà lông màu thả vườn nhập nội như: Lương Phượng (16 tuần tuổi đạt 1.706,00 g/con), Kabir (16 tuần tuồi đạt 730,00 g/con) [27]. Tuy nhiên, khối lượng gà Lạc Thủy tương đương với một số gà lông màu thả vườn khác như gà Tam Hoàng 882 (16 tuần tuồi đạt 1.349,41g/con), gà Ma Hoàng (16 tuần tuồi đạt 1.663,79g/con) [21], gà Ai Cập nuôi tại Huế (14 tuần tuồi đạt 1.335,0 g/con)[26].

So với kết quả nghiên cứu của nhiều tác giả cho thấy khối lượng gà Lạc Thủy trong nghiên cứu của chúng tôi cao hơn so với gà Ri (14 tuần tuổi là 1.009,60 – 1.114,00 g/con)[7], [18], [49]; gà Hồ (12 tuần tuổi là:1.124,51 - 1.297,21g/con)[6] và H’mông (14 tuần tuồi đạt 1125,00 g/con) [45]; tương đương gà Móng (8 tuần tuổi đạt 588,54 - 619,94 g/con)[8], [65]; gà Mía (8 tuần tuồi đạt 558,61- 586,25 g/con)[9] và gà Nhiều Ngón (12 tuần tuổi đạt 1.140,43 g) (Nguyễn Hoàng Thịnh và cs, 2016). Nhưng khối lượng gà Lạc Thủy lại nhỏ hơn một số giống gà địa phương khác như: gà Lông Cằm (14 tuần tuổi đạt 1.314,10 – 1.740,03 g/con) [40]; gà Đông Tảo (15 tuần tuổi đã đạt 1.516,3 g/con – 1.681,3 g/con) [6], [47] và gà Tàu Vàng (4 tuần tuổi đạt 319,9 – 340,81 g/con)[30].

Theo kết quả nghiên cứu cho thấy gà trong cùng LL nuôi bằng thức ăn khác nhau cho khối lượng khác nhau; trong đó, sự sai khác từ 6 tuần tuổi đến cuối kỳ có ý nghĩa thống kê (p < 0,005). Lúc 16 tuần tuổi gà nuôi bằng TATT thấp hơn gà nuôi bằng TACN là 17,95% ở LL I và 16,33% ở TN II (p<0,05). So sánh gà nuôi cùng loại thức ăn giữa hai LL, tuy trong

cùng thời điểm và cùng quy trình ni như nhau, ở LL I gà có khối lượng cuối kỳ thấp hơn gà ở LL II từ 0,58 – 1,98%. Sự sai khác về khối lượng này là không lớn và khơng có ý nghĩa thống kê (p >0,05) cho thấy gà đưa vào môi trường mới (tỉnh Gia Lai) nhưng khả năng sinh trưởng là khá ổn định.

Hình 3.2: So sánh khối lượng gà Lạc Thủy ni bằng loại thức ăn khác nhau trong hai lần lặp lại: a) Khối lượng gà ở LL I, b) Khối lượng gà ở LL II

3.2.2.3. Sinh trưởng tuyệt đối của gà Lạc Thủy nuôi nghiên cứu tại Thị xã An Khê, Tỉnh Gia Lai

Sinh trưởng tuyệt đối là chỉ tiêu đặc trưng cho quá trình sinh trưởng, sinh trưởng tuyê ̣t đối được biểu hiện bằng sự tăng lên về khối lượng cơ thể trong một đơn vị thời gian giữa hai lần khảo sát. Chúng tôi tiến hành theo dõi diễn biến khối lượng cơ thể gà theo tuần tuổi, trên cơ sở đó tính tốn chỉ tiêu tăng khối lượng tuyệt đối của các lơ thí nghiê ̣m. Sinh trưởng tuyệt đối tính theo g/con/ngày của gà Lạc Thủy nuôi tại Thị xã An Khê, Tỉnh Gia Lai được xác định như sau:

Bảng 3.6: Sinh trưởng tuyệt đối A (g/con/ngày) của gà Lạc Thủy nuôi tại Thị xã An Khê, Tỉnh Gia Lai qua các tuần tuổi

Thời gian

I II

LÔ 1( TATT I) LÔ 2(TACN I) LÔ 3( TATT II) LÔ 4(TACN II) Tuần tuổi g/con/ngày g/con/ngày g/con/ngày g/con/ngày

0-2 5,84 6,25 6,12 6,39 2-4 13,23 13,76 14,33 14,68 4-6 8,83 11,75 7,97 11,50 6-8 11,74 17,13 12,53 15,00 8-10 11,01 11,09 10,96 14,21 10-12 18,20 18,43 17,13 19,30 12-14 16,39 15,29 13,84 14,19 14-16 11,23 13,88 14,07 12,85 0-16 12,06 13,45 12,12 13,52

Gà ở cả hai LL có mức sinh trưởng tuyệt đối đều thấp, bình qn giai đoạn một ngày tuổi đến 16 tuần tuổi đạt dưới 14 g/con/ngày. Sinh trưởng mạnh nhất ở vào giai đoạn 10 – 12 tuần tuổi: lô 1 là 18,20 g/con/ngày, lô 2 là 18,43 g/con/ngày, lô 3 là 17,13 g/con/ngày và lô 4 tăng khối lượng cao nhất là 19,30 g/con/ngày. Mặt khác gà có thời gian

sinh trưởng kéo dài, sinh trưởng tuyệt đối còn cao đến giai đoạn từ 14 - 16 tuần tuổi, trong khi các nhóm gà lai lơng màu khác sinh trưởng tuyệt đối giảm nhanh ngay sau 8 - 10 tuần tuổi[4], [5], [24], [41]. Đặc điểm sinh trưởng này của gà Lạc Thủy hoàn toàn phù hợp với các giống gà địa phương khác, có tốc độ sinh trưởng chậm và thời gian sinh trưởng kéo dài, vì vậy năng suất cho thịt thấp hơn so với các nhóm gà lai và gà thuần nhập nội đang nuôi ở nhiều địa phương trong nước.

Hình 3.3: So sánh sinh trưởng tuyệt đối A (g/con/ngày) của gà Lạc Thủy nuôi bằng thức ăn khác nhau tại Thị xã An Khê, Tỉnh Gia Lai qua các tuần tuổi.

Chú thích: STTYĐ TATT: là sinh trưởng tuyệt đối ở gà nuôi bằng thức ăn tự trộn STTYĐ TACN: là sinh trưởng tuyệt đối ở gà nuôi bằng thức ăn công nghiệp.

So sánh sinh trưởng tuyệt đối giữa hai nhóm gà ni bằng loại thức ăn khác nhau trong hai LL thì gà nuôi bằng TACN tăng khối lượng cao hơn gà ni bằng TATT. Tính trung bình từ giai đoạn một ngày tuổi đến 16 tuần tuổi, gà nuôi bằng TACN tăng khối lượng cao hơn gà nuôi bằng TATT là 9,02% (I) và 14,53% (II). Tuy nhiên, dựa vào hình 3.4 có thể thấy, giai đoạn từ 1 – 12 tuần tuổi tuổi gà nuôi bằng TACN tăng khối lượng nhanh hơn rõ rệt, giai đoạn 12 - 14 tuần tuổi tốc độ tăng khối lượng của gà nuôi bằng

TATT cao hơn và giai đoạn cuối kỳ (14 – 16 tuần tuổi) gà nuôi bằng TACN tăng khối lượng nhanh hơn gà ni bằng TATT. Điều này có thể lý giải, cùng giống gà nhưng nhóm gà ni bằng TACN lớn nhanh hơn ở giai đoạn đầu và đến 12 tuần tuổi gần đạt thành thục về thể trọng nên sinh trưởng tuyệt đối giảm.

3.2.2.4. Sinh trưởng tương đối (%) và tương quan giữa khối lượng với kích thước các chiều đo của cơ thể gà Lạc Thủy nuôi tại Thị xã An Khê, Tỉnh Gia Lai

Kết quả theo dõi tốc độ sinh trưởng tương đối (%) về khối lượng và kích thước các chiều đo cơ thể gà Lạc Thủy nuôi tại Thị xã An Khê, Tỉnh Gia Lai tính theo loại thức ăn (TATT và TACN) qua các giai đoạn (4 tuần nuôi)

Bảng 3.7: Sinh trưởng tương đối R(%) về khối lượng và kích thước các chiều đo cơ thể gà Lạc Thủy nuôi tại Thị xã An Khê, Tỉnh Gia Lai

Thức

ăn Chỉ tiêu

Sinh trưởng tương đối (%) về kích thước cơ thể theo giai đoạn 0-4 tuần 4-8 tuần 8-12 Tuần 12-16 tuần

Trống Mái Trống Mái Trống Mái Khối lượng 161,95 69,42 55,66 48,68 52,47 35,29 28,88

Dài thân 40,43 45,93 40,56 14,51 13,80 19,64 22,45

TATT Dài lườn 34,10 36,06 28,43 20,03 15,49 21,88 19,53

Dài đùi 45,44 44,78 42,67 15,17 12,51 12,78 10,04

Cao chân 63,51 37,17 34,40 21,46 20,83 14,98 15,45

Rộng ngực 59,04 51,28 49,49 16,41 14,37 10,70 10,66

Khối lượng 163,19 79,43 70,54 49,88 44,65 30,44 27,60

Dài thân 47,08 49,35 44,59 14,17 13,21 21,22 22,54

TACN Dài lườn 36,70 38,87 30,60 22,00 16,31 21,97 19,90

Dài đùi 48,05 46,99 44,46 18,47 12,46 14,01 12,59

Cao chân 68,63 38,84 36,12 21,03 20,71 15,52 14,37

Rộng ngực 61,94 55,59 49,21 15,55 15,61 9,13 10,16

Tốc độ tăng trưởng tất cả các chỉ tiêu đều tăng mạnh ở giai đoạn 0 – 8 tuần tuổi và giảm từ giai đoạn 8 – 12 tuần tuổi và kết quả này phù hợp với

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số chỉ tiêu sinh trưởng và chất lượng thịt của giống gà lạc thủy trong điều kiện nuôi bán chăn thả tại thị xã an khê, tỉnh gia lai (Trang 55 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)