Chương 2 : ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.3. Phương pháp nghiên cứu
2.3.1. Chuồng trại thí nghiệm
- Giai đoạn từ 1 ngày tuổi tới 2 tuần tuổi:
Gà Lạc Thủy một ngày tuổi được nuôi úm trong chuồng có lót trấu dày 10 cm, qy úm bằng tơn lá cao 45 cm, có bóng đèn giữ ấm ở nhiệt độ từ 32 – 34oC. Cho ăn bằng máng ăn hình trịn thành cao 2 cm đường kính 20 cm, máng uống là loại bình nhựa hình trịn nhỏ (đường kính 15 cm).
- Giai đoạn 3 tuần tuổi:
Gà được 2 tuần tuổi được tiếp tục ni nhốt trong chuồng hở có lót trấu dày 10 cm, bố trí đầy đủ máng ăn hình đĩa kết hợp máng treo hình trịn nhỏ (đường kính 20 cm, thành cao 1,5 cm), máng uống là bình nhựa hình trịn nhỏ (đường kính 15 cm), có đèn chiếu sáng để gà ăn từ sáng tới 19 giờ mỗi ngày.
- Giai đoạn từ 4 tuần tuổi đến 16 tuần tuổi:
Gà từ 4 tuần tuổi nuôi bán chăn thả trong chuồng hở, gồm: chuồng nuôi nhốt ban đêm hoặc lúc trời mưa to và sân chăn thả để gà đi kiếm ăn tự do vào ban ngày. Chuồng nuôi nhốt được lợp bằng tôn, xây gạch có cửa thơng ra sân chăn thả. Sân chăn thả có hình chữ nhật được bao quanh bằng gạch và lưới B40, có cây xanh che bóng mát và căng bạt che mưa nắng. Bố trí thay dần máng ăn hình trịn lớn (đường kính 30cm) gồm máng treo kết hợp máng ăn dài (làm từ ống nước nhựa đường kính 9cm); máng uống cũng thay dần bằng bình nhựa lớn (đường kính 25 cm) kết hợp máng uống tự động để gà ăn uống tự do và đồng thời bố trí hố cát để gà tắm nắng nhằm loại bỏ kí sinh trùng.
Thức ăn nuôi gà Lạc Thủy được sử dụng gồm hai loại tương ứng là hai nghiệm thức: (1) thức ăn hỗn hợp công nghiệp (TACN) dành cho gà thịt của công ty Cổ phần Việt Pháp sản xuất thức ăn gia súc (PROCONCO) có thành phần dinh dưỡng tương ứng từng giai đoạn như bảng 2.1 và (2) thức ăn tự phối trộn (TATT) với các nguyên liệu sẵn có tại địa phương với thành phần phối trộn như bảng 2.2 và trong 1 kg TATT có năng lượng, tỉ lệ protein thô tương ứng từng giai đoạn tương đương trong bảng 2.1. Áp dụng phương pháp của Nguyễn Duy Hoan và cs (1999) để tính tỷ lệ (%) nguyên liệu đảm bảo năng lượng và tỉ lệ protein thô tương đương bảng 1.2; các số liệu giá trị dinh dưỡng của các loại nguyên liệu được căn cứ vào Bảng thành phần hóa học và giá trị dinh dưỡng của Thức ăn gia cầm do Viện chăn nuôi Quốc gia công bố năm 2000.
Bảng 2.1: Thành phần dinh dưỡng của thức ăn công nghiệp sử dụng trong nghiên cứu
Thành phần dinh dưỡng
Loại thức ăn hỗn hợp cho gà thịt ở từng giai đoạn
G1000 G2000
Gà 1-21 ngày tuổi Gà 22 ngày tuổi – xuất chuồng
Độ ẩm (%) max 13 13
Protein thô (%) min 21 19
Xơ thô (%) max 7 7
Ca (%) min - max 0.7 – 1.6 0.7 – 1.6
P tổng số (%) min - max 0.6 – 1.1 0.6 – 1.1
Lysine tổng số (%) min 1.1 1.0
Methionine và Cystine tổng
số (%) min 0.8 0.7
Năng lượng trao đổi
Bảng 2.2: Thành phần (%) nguyên liệu phối trộn thức ăn tự phối trộn sử dụng trong nghiên cứu
Nguyên liệu Thành phần (%) nguyên liệu trong TATT ứng với các giai đoạn Gà 2 – 3 tuần tuổi Gà 4 – 16 tuần tuổi
Bắp (ngô) (%) 61,9 63,0
Cám gạo (%) 20,6 21,0
Khô dầu đậu nành (%) 10,0 9,5
Bột cá (60% đạm) (%) 6,0 5,0
Caxi (BioCalcipade) (%) 1,0 1,0
Premix vitamin (%) 0,5 0,5