Tình hình nghiên cứu về bảo tồn nguồn gen vật nuôi trên thế giới

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số chỉ tiêu sinh trưởng và chất lượng thịt của giống gà lạc thủy trong điều kiện nuôi bán chăn thả tại thị xã an khê, tỉnh gia lai (Trang 29 - 31)

3. Nhiệm vụ nghiên cứu

1.4.1. Tình hình nghiên cứu về bảo tồn nguồn gen vật nuôi trên thế giới

Theo tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hợp quốc(FAO), bảo vệ nguồn gen vật nuôi là nhiệm vụ cấp bách có tính toàn cầu, ảnh hưởng tới an ninh lương thực và chất lượng cuộc sống của con người.

Năm 1980, một chiến lược bảo tồn vật nuôi áp dụng trên phạm vi toàn cầu, cho khu vực và từng quốc gia đã được FAO và cơ quan Bảo vệ môi trường của Liên hợp quốc (UNEP) hợp tác xây dựng (FAO, 1984). Chương trình đề ra có 4 nội dung cơ bản gồm: (1) Bảo tồn bằng cách áp dụng các biện pháp quản lý, (2) Ngân hàng dữ liệu nguồn gen động vật, (3) Đào tạo nâng cao năng lực cho nguồn lực con người tham gia chương trình bảo tồn, (4) Lưu giữ vật liệu di truyền.

Về phương pháp bảo tồn, các nghiên cứu trên thế giới chỉ ra 2 phương thức:

- Bảo tồn tại chỗ (in situ): Là bảo tồn một loài nào đó ngay tại môi trường sống tự nhiên của nó. Để đạt được mục đích tái lập quần thể muốn bảo tồn, người ta bảo vệ khu vực sinh sống khỏi các tác động có hại từ con người hay các loài khác.

- Bảo tồn ngoại vi (ex situ): Là quá trình bảo tồn nguồn gen ở bên ngoài môi trường sống tự nhiên của một loài nào đó. Phương pháp này chuyển một phần quần thể từ nơi cư trú bị đe dọa đến một chỗ mới (khu sinh thái hay vườn thú, các trang trại bảo tồn…). Hình thức này cũng bao gồm cả việc duy trì, nuôi cấy, lưu trữ gen trong phòng thí nghiệm (giữ tinh trùng, trứng hoặc phôi).

giống gia cầm nhằm bảo tồn nguồn gen gia cầm và đưa vào sản xuất. Piatigorsky và cs (1987) nghiên cứu bảo tồn cấu trúc gen α-crystallin ở vịt và gà. Delany (2003) đã nghiên cứu về sự đa dạng di truyền và bảo tồn giống gia cầm. Mekchay và cs (2014) nghiên cứu nguồn gốc di truyền và cơ cấu số lượng bốn giống gà địa phương của Thái Lan là các giống Pradhuhangdum, Luenghangkhao, Dang và Chee cho thấy chúng có nguồn gốc gần gũi và những năm gần đây các giống địa phương được nhân nuôi rộng rãi và chiếm lĩnh thị trường do có nhu cầu lớn.

1.4.2. Tình hình nghiên cứu bảo tồn và khai thác nguồn gen các giống gà địa phương Việt Nam

Theo kết quả điều tra và thu thập bổ sung được 53 nguồn gen vật nuôi vào danh sách cần phải bảo tồn và lưu giữ, trong đó nhóm gia súc có 10 nguồn gen; Nhóm tiểu gia súc có 13 nguồn gen; Nhóm gia cầm có 23 nguồn gen; Nhóm thủy cầm gồm 7 nguồn gen. Thông qua việc điều tra, thu thập, phát hiện, giám sát nguồn gen đã giữ được một số nguồn gen như bò U đầu rìu (Nghệ An), gà Hồ (Bắc Ninh), lợn Móng Cái (Quảng Ninh), gà Đông Tảo (Hưng Yên), gà Mía (Sơn Tây – Hà Nội), vịt Kỳ Lừa (Lạng Sơn), vịt Bầu Bến (Hòa Bình).

Kết quả bảo tồn in situ các nguồn gen vật nuôi hiện có: Đã đưa 82 nguồn gen vật nuôi bản địa vào danh sách nuôi bảo tồn lưu giữ và ưu tiên những nguồn gen có nguy cơ bị mất hoặc lai tạp hoặc nguồn gen mới phát hiện, thu thập (thông qua việc hỗ trợ một phần kinh phí và kỹ thuật cho chính nơi có nguồn gen cần bảo tồn). Trong quá trình bảo tồn, những nguồn gen có khả năng đưa ra khai thác và phát triển thì được chuyển ra khỏi danh sách cần được bảo tồn, những nguồn gen đã trở lại trạng thái bình thường thì không được cấp kinh phí hỗ trợ nuôi bảo tồn. Các nguồn gen đều giữ được những đặc điểm ngoại hình đặc trưng của giống, các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật

ổn định qua các thế hệ. Đến năm 2016, đề nghị các nguồn gen cần được tiếp tục bảo tồn.

Theo thống kê của Viện Chăn nuôi, ở Việt Nam hiện có 93 giống vật nuôi bản địa, trong đó có đến 48 giống gia cầm, gồm có 32 giống gà, 9 giống vịt, 4 giống ngan và 3 giống ngỗng. Trong những năm gần đây việc khai thác nguồn gen bản địa khá sôi động, các giống vật nuôi quý hiếm của các cộng đồng người dân tộc thiểu số được đầu tư để phát triển. Bởi vì trước mắt nó mang lại lợi ích kinh tế cho người chăn nuôi (nhỏ lẻ) cao hơn so với nuôi các giống vật nuôi bình thường.

Với chương trình Quốc gia bảo tồn nguồn gen vật nuôi Việt Nam, chúng ta đã tiến hành bảo tồn thành công 77 giống có nguy cơ tuyệt chủng và đưa vào sản xuất 47 giống, trong đó có 28 giống gà. Trong đó, có nhiều nghiên cứu khoa học về các giống gà bản địa hoặc giống lai của chúng và nhiều kết quả cho thấy: gà thích nghi tốt, sinh trưởng và chất lượng thịt đều cao. Về gà H’Mông, có các nghiên cứu của Vũ Thị Đức và cs (2015) về thực trạng chăn nuôi gà H’Mông ở Sơn La; Nguyễn Thị Hồng Hạnh và cs (2015, 2015b), và Nguyễn Viết Thái (2012) nghiên cứu xác định tổ hợp lai giữa gà H’mông và gà Ai Cập để sản xuất gà xương, da, thịt đen và hiệu quả kinh tế. Đối với gà Ri và gà Ri lai đã có nhiều nghiên cứu về sinh trưởng, sinh sản, chất lượng thịt trong các điều kiện nuôi khác nhau. Các gà bản địa khác như gà Mía, gà Hồ, gà Đông Tảo, gà Tre, gà Tè, gà Đòn (gà Đá) và con lai của chúng cũng có nhiều nghiên cứu về di truyền và khả năng sinh trưởng, sinh sản trong điều kiện nuôi khác nhau.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số chỉ tiêu sinh trưởng và chất lượng thịt của giống gà lạc thủy trong điều kiện nuôi bán chăn thả tại thị xã an khê, tỉnh gia lai (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)