2.3.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm
Áp dụng Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khảo nghiệm tính khác biệt, tính đồng nhất, tính ổn định (khảo nghiệm DUS) của các dòng/giống dưa chuột thơm mới. (QCVN 01 – 93:2012/BNNPTNT); Quy chuẩn kỹ thuật
Dải bảo vệ
Dải bảo vệ
quốc gia về khảo nghiệm giá trị canh tác và sử dụng của giống dưa chuột (QCVN 01 - 87:2012/BNNPTNT).
Thí nghiệm được bố trí theo khối ngẫu nhiên hoàn chỉnh với 3 lần nhắc lại, mỗi khối tương ứng 1 lần nhắc lại. Mỗi lần nhắc lại trồng 30 cây. Diện tích ô thí nghiệm 10m2 tương ứng 1 lần lặp. Mật độ trồng 34.000 cây/ha.
- Diện tích thí nghiệm:
*Số ô thí nghiệm : 18 ô *Diện tích ô thí nghiệm : 10m2
*Diện tích thí nghiệm : 10 m2 x 18 = 180m2 *Diện tích dải bảo vệ : 20m2
*Tổng diện tích thí nghiệm: 200m2 Sơ đồ bố trí thí nghiệm: Lặp I Lặp II Lặp III 1 3 4 2 6 1 3 2 2 4 1 6 5 4 5 6 5 3
Chú giải: Giống 1: T-75 Giống 2: T-4345 Giống 3: T-35 Giống 4: T-754 Giống 5: T-785
Giống 6: giống đối chứng HMT 356
2.3.2. Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi
2.3.2.1. Các chỉ tiêu về sinh trưởng của các dòng/giống thí nghiệm
- Thời gian qua các giai đoạn sinh trưởng của các dòng/giống dưa chuột thơm vụ đông xuân 2018 - 2019: theo dõi trên tất cả các cây
thí nghiệm của từng giống.
+ Thời gian từ gieo đến nảy mầm (70%) (ngày) + Thời gian từ mọc mầm đến trồng (ngày)
+ Thời gian từ trồng đến xuất hiện tua cuốn (70%) (ngày)
+ Thời gian từ trồng đến xuất hiện hoa cái đầu tiên (50%) (ngày) + Thời gian từ trồng đến xuất hiện hoa đực đầu tiên (50%) (ngày) + Thời gian từ trồng đến thu quả đợt đầu (50%) (ngày)
+ Thời gian từ trồng đến thu quả đợt cuối (ngày)
+ Tổng thời gian sinh trưởng: từ mọc đến thu qủa đợt cuối
- Động thái tăng trưởng chiều cao cây: đo từ gốc đến đỉnh sinh trưởng của thân chính (cm) mỗi giống theo dõi 10 cây trên mỗi lần lặp, định kỳ 7 ngày theo dõi 1 lần.
- Động thái ra lá: đếm số lá thật đầu tiên đến lá thật xuất hiện ở thời
kỳ điều tra, số lá.
- Đặc trưng hình thái thân, lá của các giống thí nghiệm.
+ Chiều cao cây cuối cùng: đo chiều cao cây khi kết thúc thu hoạch tính từ gốc đến đỉnh sinh trưởng, cm.
+ Số lóng và chiều dài lóng: đếm số lóng trên thân chính và đo chiều dài lóng dài nhất.
+ Đếm số nhánh cấp 1. + Hình thái màu sắc thân, lá.
2.3.2.2. Các chỉ tiêu về tình hình phát triển của các dòng/giống thí nghiệm
+ Vị trí xuất hiện hoa cái đầu tiên (nách lá số mấy xuất hiện hoa cái) + Tổng số hoa cái/thân chính và thân phụ
+ Tổng số hoa đực/thân chính và thân phụ + Xác định tỷ lệ hoa đực và hoa cái trên cây
Số hoa đực
+ Tỷ lệ hoa đực ( %) = x 100 Tổng số hoa
Số hoa cái trên cây
+ Tỷ lệ hoa cái ( %) = x 100
Số quả đậu
+ Tỷ lệ đậu quả ( %) = x 100 Tổng số hoa cái
2.3.2.3. Các chỉ tiêu về tình hình sâu bệnh hại của các dòng/giống thí nghiệm
a. Đánh giá tình hình sâu hại
- Đối tượng sâu hại gồm:
Sâu xám (Agrotis ypsilon).
Ruồi đục quả (Bactrocera dorsalis).
Sâu vẽ bùa ( Phyllocnistis). Rệp sáp ( Pseudococcus sp).
Rầy nhớt (Brevicoryne brassacical)
- Mức độ gây hại: căn cứ vào mức độ hại đánh giá theo AVRDC:
Điểm 1: không bị sâu hại Điểm 2: Một số cây bị hại
Điểm 3: 50% số cây, số quả bị hại Điểm 4: phần lớn số cây bị hại.
b. Đánh giá tình hình bệnh hại
- Đối tượng bệnh hại:
+ Bệnh sương mai (Pseudoperonaspora cubesis)
+ Virus: CMV, TYLCV…
+ Bệnh phấn trắng (Pseudoperonospora cubensis Berk và Curt)
Điểm 0: không có triệu chứng (không bị hại)
Điểm 1: Triệu chứng đầu tiên đến 19% diện tích lá bị nhiễm (bị hại rất nhẹ) Điểm 2: 20 - 39% diện tích lá bị nhiễm (bị hại nhẹ)
Điểm 3: 40 - 59% diện tích lá bị nhiễm (bị hại trung bình) Điểm 4: 60 - 79% diện tích lá bị nhiễm (bị hại nặng) Điểm 5: > 80% diện tích lá bị nhiễm (bị hại rất nặng)
2.3.2.4. Yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các dòng/giống thí nghiệm
-Số quả trung bình trên cây -Khối lượng trung bình quả (g)
-Năng suất cá thể = khối lượng trung bình quả x số quả trên cây (kg/ cây) -Năng suất lý thuyết = năng suất cá thể x mật độ trồng/ha (tấn/ha).
- Năng suất thực thu (tấn/ha): Năng suất thực thu (NSTT) (tấn/ha) = Năng suất của những cây tồn tại cho thu hoạch thực tế trên mỗi ô thí nghiệm (cân tổng số các đợt thu/1 ô; lấy số lượng trung bình chia tổng diện tích/ ô NS 1m2 NS 1ha).
2.3.2.5. Chất lượng quả của các dòng/giống thí nghiệm a. Cấu trúc và hình thái của quả
+ Cấu trúc quả
Đường kính quả (cm): đo đường kính to nhất của quả; Chiều dài quả (cm)
Số ngăn hạt: bổ ngang và đếm số ngăn hạt Độ dày thịt quả (cm)
+ Hình thái quả
Hình dạng quả (cong, dài, thuôn dài, trụ, thẳng..); Màu sắc vỏ quả ; Màu sắc gai quả (trắng, đen..).
b. Chỉ tiêu hóa sinh
+ Hàm lượng chất khô trong quả (g): theo phương pháp sấy khô ở nhiệt độ ban đầu 750C, sau nâng lên 1050C và cân 3 lần khối lượng không đổi, %
+ Hàm lượng vitamin C: theo TCVN 4246-90, mg/100g quả tươi + Hàm lượng đường tổng số: theo phương pháp Ixenkutz, % chất tươi.
c. Chất lượng cảm quan
Khẩu vị nếm: (ngọt đậm, ngọt, ngọt dịu, nhạt, chua, đắng) Hương vị (tính thơm: không hay có; thơm nhiều hay ít)
Phương pháp đánh giá mùi thơm: Lấy 2 g quả tươi tại thời điểm 30 ngày sau trồng của từng dòng/giống. Cắt nhỏ từng mẫu quả thành các đoạn dài 5 mm, cho vào ống nghiệm. Đổ vào ống nghiệm chứa sẵn mẫu quả 10 ml dung dịch KOH 1,7%. Đậy kín ống nghiệm bằng giấy nhôm và để ở nhiệt độ phòng 15 phút. Sau đó mở ống nghiệm và đánh giá mùi thơm bằng cảm quan (P.Pramno, 2013).
2.3.3. Phương pháp xử lý số liệu
Số liệu được xử lý thống kê bằng chương trình SPSS và EXCEL.
2.3.4. Các biện pháp kỹ thuật trồng và chăm sóc dưa chuột thơm
- Thời vụ trồng: Thí nghiệm được bố trí ở vụ đông xuân. + Ngày gieo: 08/12/2018
+ Vườn ươm:
Hạt giống được ngâm trong nước sạch và ấm ở 35 đến 40°C khoảng từ 1 đến 2 giờ, ủ nứt nanh thì đem gieo trong khay nhựa có chứa hỗn hợp đất bột trộn phân hoai mục và trấu hun đã được xử lý phòng trừ sâu bệnh theo tỷ lệ 1,0 : 0,7 : 0,3. Gieo 1 hạt vào 1 ô khay, gieo xong phủ kín hạt, tưới nước đủ ẩm cho hạt nẩy mầm. Khi cây con có từ 1 đến 2 lá thật (sau mọc từ 7 đến 10 ngày) thì đem trồng.
Lượng phân bón (tính cho 1 ha): Phân hữu cơ hoai mục 25 - 30 tấn hoặc lượng phân hữu cơ khác tương đương, vôi bột 800 kg nếu đất chua (pH<5,5). Phân vô cơ: 140-150 kg N + 60-90 kg P2O5 + 120 -140 kg K2O.
Cách bón: Bón lót toàn bộ phân hữu cơ, phân lân và vôi bột vào rạch (hốc) theo hai hàng trồng, đảo đều phân với đất, lấp kín rạch (hốc) trước khi trồng từ 1 đến 2 ngày. Tỷ lệ bón theo Bảng 2.1. Bảng 2.1 Tỷ lệ bón đạm và kali (% tổng số) Thời điểm N K2O Bón lót 20 20 Bón thúc 1 (sau mọc 15 – 20 ngày) 25 25 Bón thúc 2 (sau mọc 30 – 35 ngày) 30 30 Bón thúc 3 (sau mọc 45 – 50 ngày) 25 25
Giữ độ ẩm đất thường xuyên từ 70 đến 75% độ ẩm tối đa đồng ruộng. Khi xuất hiện tua cuốn tiến hành cắm giàn. Giàn cắm kiểu chữ A. Thường xuyên buộc cây vào giàn băng dây mềm theo kiểu hình số 8, mối buộc đầu tiên cách mặt luống từ 35 đến 40 cm.
Theo dõi, phát hiện và phòng trừ sâu, bệnh theo hướng dẫn chung của ngành bảo vệ thực vật.
Thu hoạch quả đúng lứa (7 – 10 ngày tuổi). Tiến hành thu 2 – 3 ngày một đợt.
CHƯƠNG III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1. Thời gian sinh trưởng của các dòng dưa chuột
Mọi cây trồng từ khi gieo đến khi kết thúc thu hoạch đều trải qua các giai đoạn sinh trưởng, phát triển nhất định. Sự phát triển này phụ thuộc nhiều vào đặc điểm di truyền của giống và điều kiện ngoại cảnh tác động (nhiệt độ, ánh sáng, ẩm độ, lượng mưa, sâu bệnh hại…). Để đánh giá một giống tốt phải là giống có khả năng sinh trưởng phát triển tốt, có biên độ thích ứng rộng với sự thay đổi về thời tiết khí hậu, hơn nữa giống phải có tiềm năng năng suất cao.
Khả năng sinh trưởng phát triển của các mẫu giống được phản ảnh tính thích ứng thông qua các chỉ tiêu được nghiên cứu về sinh trưởng phát triển của các giống dưa chuột tham gia trong thí nghiệm. Thời gian hoàn thiện các giai đoạn sinh trưởng, phát triển của cây trồng nói chung và của dưa chuột nói riêng có ý nghĩa quan trọng trong việc chọn ra được dòng triển vọng. Qua đó cho biết đặc trưng, đặc tính của dòng chín sớm, chín trung bình hay chín muộn của từng dòng. Nghiên cứu thời gian sinh trưởng, phát triển của mỗi dòng giúp chúng ta nắm bắt được những ưu và nhược điểm của mỗi dòng từ đó chọn ra được dòng triển vọng để có thể phục vụ cho công tác chọn tạo giống ưu thế lai nhằm mang lại hiệu quả kinh tế tốt nhất.
Bảng 3.1. Thời gian sinh trưởng của các dòng dưa chuột thơm và giống đối chứng, vụ Đông Xuân năm 2018 - 2019 tại Bình Định giống đối chứng, vụ Đông Xuân năm 2018 - 2019 tại Bình Định
Đơn vị tính: ngày Dòng/ giống Gieo - mọc Mọc – trồng Sau trồng (ngày) Ra tua cuống Ra hoa đực đầu tiên Ra hoa cái đầu tiên Thu hoạch Tổng thời gian sinh trưởng Cho quả đầu (50 %) Quả cuối 70% 50% 50% HMT 356 4 9 22 27 35 42 66 75 T-75 3 7 18 21 28 35 58 65 T-4345 3 6 18 20 26 34 59 66 T-35 3 6 18 21 27 34 57 64 T-754 4 7 19 20 27 35 57 64 T-785 4 7 19 20 26 33 61 68
- Thời gian từ gieo – mọc: Ở dưa chuột thời kỳ này được tính từ lúc
gieo đến khi xuất hiện 2 lá mầm. Đặc trưng của thời kỳ này là kết thúc bởi sự xuất hiện của 2 lá mầm. Sự sinh trưởng của 2 lá mầm phụ thuộc nhiều vào
từng dòng, chất dự trữ, nhiệt độ và độ ẩm đất. Có ảnh hưởng đến đời sống của cây đặc biệt là thời kỳ cây con. Nghiên cứu chỉ tiêu này có ý nghĩa quan trọng trong xác định thời gian gieo hạt một cách hợp lý nhằm cung cấp điều kiện tốt nhất cho sự phát triển của 2 lá mầm dưa chuột.
Qua theo dõi chúng tôi nhận thấy tất cả các dòng thí nghiệm và giống đối chứng có thời gian nảy mầm tính từ khi gieo là 3 – 4 ngày. Chưa có sự sai khác đáng kể giữa các dòng/giống tham gia thí nghiệm. Các dòng T-75, T- 4345, T-35, trải qua thời gian này trong 3 ngày. Giống đối chứng F1 HMT 356 và các dòng T-754, T-785 trải qua giai đoạn này trong 4 ngày. Điều này được giải thích trong điều kiện về thời tiết trong giai đoạn này thuận lợi cho sự nảy mầm của hạt. Bên cạnh đó các dòng và giống đối chứng đều có sức nảy mầm tốt. Sau 4 ngày toàn bộ các dòng và giống đối chứng tham gia thí nghiệm đều đã xuất hiện 2 lá mầm.
- Thời gian mọc mầm – trồng (ra lá thật): Sau khi mọc mầm cây bắt đầu chịu ảnh hưởng của điều kiện ngoại cảnh đến quá trình sinh trưởng. Các dòng có thời gian xuất hiện lá thật sớm nhất là: T-4345, T-35 (6 ngày sau mọc mầm) sớm hơn so với thời gian xuất hiện lá thật của dòng T-75; T-754 và T- 785 (7ngày sau mọc mầm) là 01 ngày. Giống đối chứng có thời gian xuất hiện lá thật muộn nhất (9 ngày sau mọc mầm) .
- Thời gian từ trồng đến ra tua cuốn 70%: Ra tua cuốn là giai đoạn
sinh trưởng sinh dưỡng gần như cuối cùng giúp cây leo bám tốt hơn để tăng khả năng neo đậu thân, trái và vươn xa, đảm bảo sự chắc chắn của thân cây sau này. Qua theo dõi cho thấy thời gian này diễn ra của các dòng T-75; T- 4345 và T-35 là 18 ngày sớm hơn các dòng T-754, T-785 là 01 ngày, trong khi đó giống đối chứng HMT 356 có thời gian ra tua cuống muộn nhất là 22 ngày). Yếu tố này liên quan nhiều đến đặc điểm di truyền của từng
dòng/giống.
- Thời gian từ trồng – ra hoa cái đầu: thời gian này có liên quan đến giai đoạn phân hóa mầm hoa đến hình thành nụ hoa và kết thúc bằng sự ra hoa của cây. Theo quan điểm nông sinh học thì thời kỳ này có ý nghĩa quan trọng nhất trong việc xác định tính chín sớm hay chín muộn của từng dòng. Đồng thời đây cũng là giai đoạn cây chuyển từ sinh trưởng dinh dưỡng sang sinh trưởng sinh thực. Cây có hoạt động sinh lý mạnh mẽ nhất, phát triển mạnh về chiều cao, thân lá và khả năng tích lũy chất khô lớn. Nghiên cứu thời gian ra hoa cái đầu giúp chúng ta có những định hướng và biện pháp kỹ thuật tác động phù hợp nhất nhằm tăng khả năng ra hoa tập trung và tỷ lệ hoa cái của từng dòng. Ở thời kỳ này sự cân bằng giữa sinh trưởng sinh thực và sinh trưởng dinh dưỡng là rất quan trọng.
Kết quả theo dõi bảng 3.1 cho thấy: 2 dòng T–785, T–4345 có thời gian từ khi trồng đến thời gian ra hoa cái sớm nhất là 26 ngày. Dòng T-35 và T- 754 có thời gian này là 27 ngày, dòng T-75 tương ứng 28 ngày. Riêng giống đối chứng HMT 356 có thời gian ra hoa cái đầu muộn nhất là là 35 ngày.
- Thời gian từ trồng – thu quả: Sau khi thụ phấn, thụ tinh và đậu quả, quá trình lớn của quả luôn diễn ra mạnh mẽ. Quả tích luỹ các chất dinh dưỡng, không ngừng biết đổi về sinh lý, sinh hoá, kích thước quả tăng và đạt tối đa. Quá trình lớn của quả phụ thuộc chặt chẽ vào đặc điểm di truyền của từng giống và chịu tác động của các yếu tố môi trường như dinh dưỡng, nhiệt độ, ẩm độ… Khi nhiệt độ cao, các quá trình sinh lý trong cây diễn ra mạnh mẽ hơn, tăng nhanh quá trình vận chuyển các chất dự trữ về quả. Thu hoạch dưa chuột đúng độ chín thương phẩm có ảnh hưởng tốt đến năng suất và phẩm chất hàng hóa. Thời kỳ thu hái dưa chuột chủ yếu phụ thuộc vào đặc tính của mỗi dòng. Dòng sớm sau gieo 35 – 40 ngày thì được thu hái quả, dòng trung
và dòng muộn sau gieo 50 – 60 ngày thì có thể thu hái quả đợt đầu tiên. Sau khi thu hái quả nhanh chóng chuyển màu vàng, đây là nhược điểm của một số dòng, không phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng. Khi thu hái cần chọn thời gian và thời điểm thích hợp. Vì vậy nghiên cứu thời gian cho quả đợt 01 giúp chúng ta có cơ sở chuẩn bị cho công tác thu hoạch, chế biến cũng như tiêu thụ.
Thời gian từ trồng đến thu quả đợt đầu (10%): Thời gian từ trồng đền thu quả đợt đầu của 5 dòng khảo sát từ 33- 35 ngày, sớm nhất là dòng T-785 (33 ngày), tiếp theo là dòng T-4345 và T-35 (34 ngày), với dòng T-754 có thời gian này là 35 ngày. Giống đối chứng có thời gian cho quả đầu muộn nhất 42 ngày. Từ lúc thu quả đợt đầu đến thu quả rộ cách nhau từ 9-10 ngày. Thời gian từ thu quả đợt đầu đến kết thúc thu quả ở vụ đông xuân là 22 – 28 ngày, dòng có thời gian thu quả dài nhất là T-785 với 28 ngày. Giống đối chứng có thời gian thu quả là 24 ngày.
Thời gian sinh trưởng là đặc điểm phản ánh đặc tính di truyền của giống, và phản ứng của giống với điều kiện ngoại cảnh. Dựa vào thời gian sinh trưởng giúp chúng ta xác định thời điểm thu hoạch thích hợp cho từng giống khác nhau, cũng như bố trí cơ cấu luân canh hợp lý.