Sự vươn cao của thân cây là quá trình giãn tế bào ở đỉnh sinh trưởng, cũng như sự gia tăng về số lượng các tế bào ở đỉnh ngọn. Tốc độ lớn của cây dưa chuột tỷ lệ thuận với tuổi cây. Ở giai đoạn đầu thân lớn rất chậm, sau đó
tăng dần đạt đến tốc độ tối đa vào thời kỳ bắt đầu hình thành quả, sau đó tốc độ lại giảm dần. Động thái tăng trưởng chiều cao cây có liên hệ chặt chẽ tới năng suất của các giống dưa chuột, tăng trưởng một cách hợp lý theo đúng quy luật đồng thời các điều kiện phải thuận lợi thì năng suất đạt được là tối đa và ngược lại. Trong cùng một điều kiện thí nghiệm, sự tăng trưởng chiều cao cây nói lên khả năng sinh trưởng của giống và mức độ thích nghi của chúng đối với điều kiện ngoại cảnh.
Chiều cao thân là một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá sự sinh trưởng mạnh hay yếu của dưa chuột và là yếu tố quan trọng góp phần quyết định năng suất vì hoa cái dưa chuột chủ yếu ra trên thân chính. Sự tăng trưởng về chiều cao thân chính của dưa chuột mạnh hay yếu thể hiện sức sống và khả năng chống chịu của cây trong điều kiện trồng trọt cụ thể. Thông thường trong một giới hạn nhất định sự sinh trưởng tốt sẽ tạo tiền đề cho sự phát triển tốt. Tuy nhiên nếu vượt quá giới hạn đó sinh trưởng quá mạnh sẽ kìm hãm sự phát triển. Đây là trường hợp cây bị lốp đổ do độ ẩm quá cao, bón nhiều đạm làm cho cây tập trung vào sinh trưởng thân lá và ra hoa chậm.
Đánh giá chỉ tiêu mức độ tăng trưởng chiều cao giữa các dòng có ý nghĩa quan trọng giúp chúng ta có những nhận định bước đầu về tiềm năng sinh trưởng, phát triển của mỗi dòng, và là cơ sở để có những tác động kỹ thuật phù hợp nhất giúp cây phát triển tốt. Bên cạnh đó thân chính còn có nhiệm vụ nâng đỡ các bộ phận trên cây, do vậy song song với quá trình phát triển của thân chính là sự phát triển của lá, cành, hoa và quả của cây.
Qua theo dõi tăng trưởng chiều cao cây qua các giai đoạn, chúng tôi thu được kết quả tại bảng 3.2:
Bảng 3.2. Động thái tăng trưởng chiều cao cây của các dòng/giống dưa chuột trồng ở vụ đông xuân 2018 – 2019 tại Bình Định
Đơn vị tính: cm
Dòng
Chiều dài thân tại các thời điểm kiểm tra (cm) 10 ngày 17 ngày 24 ngày 31 ngày 38 ngày 45 ngày 52 ngày 59 ngày
T-75 8,80a 15,67a 41,07a 86,00 121,67 159,07b 171,47b 195,73b T-
4345
8,93a 15,40a 40,67a 87,33 124,60 158,40b 169,40b 195,47b
T-35 9,20a 15,20a 40,40a 86,27 124,07 159,87b 170,73b 193,27b T-
754
9,07a 15,67a 41,13a 87,33 122,53 157,00b 168,33ab 192,67b
T- 785
9,27a 15,33a 40,60a 84,67 121,80 157,73b 170,67b 194,93b
HMT 356
10,93b 17,27b 44,67b 89,53 120,87 150,93a 165,00a 176,93a
F * * * ns ns * * *
CV 15,30 9,57 6,20 6,1 5,43 3,83 3,15 4,42
(Trên cùng một cột giá trị có chữ cái khác nhau có sự sai khác có ý nghĩa thống kê với giá trị kiểm định P<0,05))
Giai đoạn 10 ngày sau trồng: Đặc điểm của thời kỳ này là bộ phận trên mặt đất – thân lá phát triển chậm, lá nhỏ, lóng cây nhỏ và ngắn. Thân ở trạng thái đứng, thân thẳng chưa phân cành. Đây cũng là thời kỳ cây bắt đầu xuất hiện 3 – 4 lá thật, khả năng quang hợp để tổng hợp chất hữu cơ còn thấp, chủ yếu là nhờ 2 lá mầm. Bộ phận dưới mặt đất phát triển tương đối nhanh cả về độ sâu và chiều rộng, khả năng ra rễ phụ mạnh. Cây bắt đầu chuyển từ dinh
dưỡng nhờ hạt sang dinh dưỡng nhờ rễ. Cây sinh trưởng yếu, mẫn cảm với điều kiện ngoại cảnh, khả năng chống chịu với sâu bệnh hại rất kém.
Kết quả tại bảng 3.2 cho thấy chiều cao các dòng dao động từ 8,8 cm đến 10,93 cm. Dòng có chiều cao thân chính cao nhất trong giai đoạn này là giống đối chứng HMT 356 đạt 10,9 cm. Thấp nhất là dòng T-75 đạt 8,8 cm. Các dòng T-4345; T-35; T-754 và T-785 có chiều cao thân giai đoạn này lần lượt là 8,9 cm; 9,2 cm; 9,1 cm và 9,3 cm. Nhìn chung, tất cả các dòng giống tham gia thí nghiệm đều có sự tăng trưởng chiều cao cây giai đoạn này là khá tốt, tạo tiền đề cho sự sinh trưởng mạnh mẽ sau này. Sự tăng trưởng chiều cao giống đối chứng giai đoạn này có sự sai khác với tất cả 5 dòng còn lại và sự sai khác này có ý nghĩa thống kê; 5 dòng thơm tham gia thí nghiệm giai đoạn này không có sự sai khác trong tăng trưởng chiều cao.
Giai đoạn 24 ngày sau trồng: Ở thời kỳ này sự phát triển của bộ phận
trên mặt đất tương đối nhanh. Cây lấy dinh dưỡng từ đất qua bộ rễ và khả năng tổng hợp chất hữu cơ của cây tăng dần do diện tích lá cũng như số lá trên cây tăng. Thêm vào đó là điều kiện thời tiết khá thuận lợi cho sự phát triển của cây như độ ẩm trung bình 85 – 90%, nhiệt độ 28 – 320C cùng với sự chăm sóc cung cấp nước thường xuyên nên đã tạo điều kiện tốt cho quá trình phát triển.
Trong giai đoạn này chiều cao các dòng có chiều cao dao động từ 40,4 – 44,7 cm. Dòng có chiều cao và tốc độ tăng trưởng lớn nhất là giống đối chứng đạt 44,7 cm đạt tốc độ 2,4 cm/ngày. Dòng có chiều cao thấp nhất sau 24 ngày là dòng T-35 đạt 40,4 cm và tốc độ 2,2 cm/ngày. Nhìn chung 5 dòng thơm được khảo sát có tốc độ tăng trưởng giai đoạn này tương đối đều nhau, đạt 2,2 – 2,3 cm/ngày và thấp hơn giống đối chứng. Tương tự như giai đoạn 10 ngày, giai đoạn 17 và 24 ngày sau trồng chiều cao cây giống đối chứng là
tốt nhất có sự sai khác có ý nghĩa đối với 5 dòng còn lại. Đến giai đoạn 31 và 38 ngày sau trồng tất cả 5 dòng/giống tham gia thí nghiệm không có sự sai khác với nhau và không sai khác so với đối chứng. Đến 45 ngày thì sự tăng trưởng chiều cao giữa các dòng thơm không có sự sai khác với nhau nhưng tất cả có sự sai khác lớn hơn có ý nghĩa so với dòng đối chứng.
Giai đoạn 59 ngày sau trồng: Đây là thời kỳ chiều cao cây gần như đạt tối đa. Do cây tập trung vật chất khô để nuôi quả, chỉ một lượng nhỏ dinh dưỡng được sử dụng để phát triển thân lá nên thời kỳ này chiều cao thân chính tăng chậm dần đến ổn định. Do sự vươn nhanh từ giai đoạn 24 đến 45 ngày nên trong giai đoạn này các dòng thơm có chiều cao đều vượt so với giống đối chứng đạt từ 192,7 đến 195,7 cm, đạt tốc độ tăng trưởng 4,3 - 4,4cm/ngày. Giống đối chứng HMT356 đạt chiều cao 176,9 cm và có tốc độ tăng trưởng là 3,8 cm/ngày. Qua xử lý thống kê kết quả cho thấy với giai đoạn 45 ngày sự tăng trưởng chiều cao giữa các dòng thơm không có sự sai khác với nhau nhưng tất cả có sự sai khác và lớn hơn có ý nghĩa so với đối chứng.
Như vậy, chiều cao thân chính mặc dù là một chỉ tiêu phụ thuộc rất lớn vào đặc tính di truyền của mỗi dòng cũng như từng giống đối chứng, nhưng đồng thời nó cũng là giá trị kiểu hình thể hiện trong từng môi trường cụ thể. Do vậy chỉ tiêu này không nằm ngoài sự tác động của môi trường. Trong đó phải kể đến chế độ dinh dưỡng của đất, điều kiện nhiệt độ, ẩm độ không khí cũng như các thành phần môi trường khác như các biện pháp tác động của con người.
Sự khác nhau về chiều cao thân chính của các giống dưa chuột được trình bày ở đồ thị 3.1.
Đồ thị 3.1. Động thái tăng trưởng chiều cao cây của các dòng dưa chuột vụ Đông Xuân năm 2018 – 2019 tại Bình Định
3.2.2. Động thái ra lá của các dòng/giống dưa chuột trồng ở vụ đông xuân 2018 - 2019